E THÌ THÌ Ở MIỀN TÂY, CHƯA MUA DÂY NÊN CHƯA BIẾT CÓ HAY KO NỮA, HI VỌNG LÀ CÓ. E THÂY SO ĐỒ NGUỒN AC LÀ 300V CƠ MÀ, NẾU 350V AC KHI NẮN SẼ LÊN CAO HƠN, E KO TỈ LỆ LÊN BAO NHIÊU KHI NẮN ĐÈN, CÒN NẮN DIOT TỈ LỆ 1,4 THÌ PHẢI. CÁI VỤ LỆCH VOL LÀ DO BÁC QUẤN HAI CUỘN THỨ CẤP RIÊNG, NÊN CUỘC NGOÀI CÓ TỈ LỆ ĐƯỜNG KÍNH LỚN HƠN CUỘC TRONG...NÊN... LÚC E LẮP BÁN DẪN NGUỒN ĐÔI THÌ ĐẤU THÊM ĐIỆN TRỞ TRÊN 2OOK TỪ ĐƯỜNG NGUỒN ĐÔI (+ -) XUỐNG MASS LÀ NGUỒN SẼ CÂN BẰNG NHAU. CÒN BÊN NÀY THÌ E CŨNG CHƯA BIẾT NỮA.
hí hí đấy e đã bảo mà, Bác xblackwana vào mà luyện đan opt cho bác 79 kìa, chứ bác ấy lại nóng ruột!!! Vụ áp e cũng đã hỏi rồi bác ạ, mấy bác kia bảo là đèn này nó chạy được từ áp 280v đến 420v luôn cơ, tùy mình muốn mạnh yếu ra sao mà chơi áp đó thôi bác ạ!
Khà khà, em Mountain còn bác Highland kể cũng hơi xa. Em thì có mặt ở khắp mọi nơi, khi nào cần vài thang Amakon em mới zdọt lên chỗ bác rồi về ngay. Bác xem lại sơ đồ xem em thấy 3,2K mà, bác kiểm tra lại. Đèn này em chỉ ráp PP nên không quan tâm lắm. Về dây là chưa tính lớp emay nhé và đảm bảo kích thước vì đã tính tối ưu cho bác. Bác có thể tham khảo các dịch vụ mua bán Online trên ngay diễn đàn này, khi mua hàng của shop nhờ shop mua giùm rồi ship cho bác luôn Quấn nguồn bác cũng lại phải tìm hiểu thêm trước khi quấn, FE 40 *5 bác quấn nguồn là ok rồi cũng phải tính toán. Điện áp bác đo được là điện áp không tải ( suất điện động E) khi có tải ( I) sẽ gây sụt áp với nội trở cuộn dây chỉ còn lại điện áp U (mà U<E) nhất là lúc tính áp đốt tim nhé. Có lố một vài vôn không sao còn qua một đống tải phía trước mới tới nơi cần đến.
Hai bác kiểm tra lại trở kháng OPT chính xác mạch cần. Của bác hơi khác chút là do thiết diện lõi của bác nhỏ hơn nhưng dài hơn bác Dinhcap. Note: Cốt quấn bác mua cốt nhựa 38*50 về cắt bỏ 10mm đoạn giữa, dán lại bằng keo con voi với miếng giấy cách điện tại bề mặt quấn. Chứ làm cốt vất vả và chiếm chỗ cửa sổ.
http://www.vnav.vn/threads/can-nhung-gi-de-diy-mot-ampli-den.146/page-71 mạch và sơ đò ở trang này trong top này luôn bác ơi. cốt quấn e đỏ composite rồi ah
Các bác muốn ráp mạch này thì cũng nên xem từ đầu Topic để đọc lại những hướng dẫn và tư vấn của các bác đi trước nhất là ráp lần đầu. Mạch gốc em post lại cho 2 bác là lấy từ trang 3 topic này. Mạch bác đưa lên trang 71 là mạch đã vẽ lại cho dễ xem thôi.
cảm ơn bác đã gợi ý, bọn e cũng có xem qua, nhưng chưa xem hết được bác ơi, có những cái xem mà cũng còn mơ hồ vì không phải dân trong nghề, với lại cũng ko có tg nhiều (sẽ ngâm cứu sau), có tg thì tranh thủ diy gì được thì diy rồi á. lên đây chủ yếu nhờ các bác đi trước đã làm và tinh chỉnh thành công có kinh nghiệm chia sẻ những vấn đề chính cô động, những cái chi tiết mà cụ thể, cái dễ hiểu, chứ đọc nhiều miên man mà chẳng hiểu bao nhiêu. theo sơ đồ otp e gửi lên em thấy giao động từ 2,5k....5k. nên phân vân ko biết chọn sau đó mà
OPT của bác và bác dinhcap là 3,2k. Của bác em chưa tính do lõi của bác có thiết diện nhỏ hơn nhưng với mạch này vẫn OK chỉ có khác một chút số thông số quấn. OPT 3,2K có thể dùng cho mạch 5K. Lúc này đầu ra 8ôm của OPT không dùng (băng lại) mà thay đầu 4ôm hàn vào cọc Amp 8ôm. Sơ đồ bác post trên cũng như vậy đó, không phải dải rộng như bác nghĩ ( tuy nhiên tần số thấp sẽ khác đôi chút, bác tạm không quan tâm) Bác cứ ngâm kíu và vệ sinh bề mặt FE cho sạch. Cuối tuần bớt việc em gửi chi tiết quấn để bác tham khảo
@ cu vinhnguyen: chạy khoảng 3.2 K đi cụ cho ít méo, quấn ít vòng nữa, cụ Núi đã fix dây cho cụ rồi đấy. Mà quan điểm của mạch này lạ quá, đã chạy SE để tìm méo rồi lại sử dụng UL giảm méo. Cụ muốn quấn bao nhiêu K cho sơ cấp thì cụ dựa vào thứ cấp mà cụ Núi đã chọn cho cụ ấy. Ví dụ thứ cấp trở kháng ra loa 8 Ohm chọn được 150 vòng (em ví dụ nhé) thì số vòng ở sơ cấp là 150* căn của (trở kháng sơ cấp/trở kháng thứ cấp). Sau tất cả số vòng tính được thì số Hendry ở sơ cấp đo được nên lớn hơn 60H thì tiếng nghe mới ổn được ạ, nhiều lão quấn tới 120H ở sơ cấp ấy cụ. @ cụ ja and cụ Vintage: Hôm vừa rồi linh kiện test cục Fe của em ẹ quá, phép đo lại có sai số, Vom lại đểu, hôm nay em tháo hết trở, lục tủ lấy hai con tụ nối tầng hộ thân ra, phương pháp test của em là tụ C1 có giá trị 1 µF nối tiếp cuộn dây test rồi tiếp tục nối tiếp tụ C2 cũng có giá trị 1 µF, đo rdc của cuộn dây được 26 Ω, với 245 vòng thì số Hendy vẫn rất tốt, nhưng bữa nào lão ja cho em cậy nhờ cái LC Meter khỏa thân của lão một bữa với Sau đây là số liệu đo của em, tính ra L vẫn rất OK đối với lõi Fe này, hôm đó xem như em đi gom thêm hàng cũng đáng, phùùùùù.
bác blackwana võ công thâm hậu quá, "yếu hay ra gió " như e mà ngồi xem bài của bác có ngày cũng tẩu hỏa cho xem :v
Chết bỏ mị....a! em là buffalo từ bao giờ thế. UL theo sơ đồ cứ giữa cuộn sơ 3 ( sau hai lớp quấn ) bác ra dây rồi lại quấn tiếp. Nếu không có UL thì giải quyết theo hướng dẫn trang 3 là nối lưới 2 lên Anốt Note: tất cả các cuộn dây đều quấn theo một chiều.
bác cho e hỏi tí. e thấy có bác bảo là quấn cuộn thứ trước: thứ- sơ - thứ - sơ - thứ. còn bác hướng dẫn: S-T-S-T. 2 dza... mông lung quá
Hơi mơ hồ bác ơi, có phải là có 5 nhóm sơ cấp(20 lớp), mình lấy ul ở nhóm 3(sau 2 lớp quấn) ngay lớp thứ 10, vị chi ul lấy 50℅ cuộn sơ cấp đúng k bác
Ở đây có sơ - thứ hay thứ - sơ nè cụ vinhnguyen79 ơi, một trong những kĩ thuật quấn rất kì công và max skill rùi nè, một cuộn thứ bất kì sẽ bị kẹp giữa hai cuộn sơ cụ nhé. (Về ghép sơ thứ thôi nha cụ, chứ số vòng thì phải theo lõi Fe cụ có).
Việc phân bao nhiêu lớp và bố trí sao cho phù hợp bác tự tìm hiểu nhé! ưu và nhược điểm. Trước mắt bác cứ thực hiện sau đó bác sẽ vỡ ra nhiều điều. Nếu tìm hiểu sâu em sợ topic này post bài sẽ không phù hợp, mình sang bên trao đổi kỹ thuật.
Theo sơ đồ quấn dây hai bác đưa lên thì UL hiểu là 50% cuộn sơ cấp. Việc ra đầu dây không khó các bác tự tính để ra đầu dây theo yêu cầu, hai bác đọc kỹ xem mạch mạch này có đúng là 50% không. Làm gì cũng phải đầu tư tí thời gian chứ. Em cũng bận không thể đọc hết giúp các bác được.
Ài ul còn rắc rối thế nữa ak bác, e tưởng nó là kỹ thuật quấn thôi e đâu ngờ nó liên quan đến mạch đâu. Topic này e đọc đi đọc lại cũng 2 lần rồi mà k ai đề cập đến vụ đó cả. Tại mạch topic này bác Rumbeng đưa lên để bác audioto ráp mà khi ráp bác audioto mua opt chứ k quấn. Có bác nokia thì cụ teablue quấn hộ.....
Em thấy cụ có khả năng tạo được một tool giúp ae làm OPT đỡ cực khoản tính toán. Em động viên cụ tìm tòi hướng đi riêng. Tiêu chí: Đơn giản đến độ ai cũng tự tin làm, chỉ cần con VOM bình bình là đủ sức đo kiểm. ( => cụ cứ dùng cái VOM của cụ đi. Cái VOM thần thánh của của em bấm bặc cái thả vào excel nó nó trả bài ra cả ngày lành tháng tốt quấn cơ ahj. ;-) )
Em cũng có một cái khá giống của lão, nhưng cái của em bị giới hạn dưới 100 H, lần này em có tham vọng quấn được một cái thật cao Hendry, nhưng không quá cao để tồn tại nguy cơ nẹc lửa . Do đó lần này em chia sẻ với các cụ mới quấn, cũng là trải nghiệm cá nhân. Và lần đo kiểm này em đã cố không sử dụng nó, để suy nghĩ như một người không có LC meter và hành động như một người không có LC meter. Và ai cũng thừa biết một LC meter chuyên dụng đàng hoàng giá phải tầm 4 củ. . Còn bấm ra tới ngày lành tháng tốt thì ... em xin quỳ
Với kết quả đo này có thể tính được độ tự cảm vào cỡ 0.2 H ứng với 245 vòng; nếu cần độ tự cảm cỡ 5 H (tăng 25 lần so với giá trị 0.2 H) thì số vòng dây cần quấn tăng 5 lần và vào cỡ 1250 vòng. Ban đầu chỉ với 245 vòng mà độ tự cảm đạt gần 4 H nên em thấy khá lạ...
Fe choke này lõi 3*4, em ghép lại thành 6*4 cụ Vintage ạ. Ban đầu LC Meter của em nó đo ra tới 4.2 quá bất thường - em không tin tưởng và dẹp luôn vào - khai tử. Nên em đi tìm phương án khác để đo, cũng chia sẻ với các cụ nào cần đo test, tính em hay lo chuyện người ta lắm hơn nữa tại vì cái LC Meter đàng hoàng em không có. Với số liệu đó, em tính được Zcd (bao gồm nội trở r và cảm kháng ZL) = Ucd/I. Sau đó em lấy căn của (Zcd*Zcd - r*r) để tính ZL ạ (nó cũng ra cao bất thường), sau đó em sử dụng một hàm lặp chạy cho tới khi fix tất cả các giá trị thì nó ra như hình em sẽ post. Cụ Vintage có ở Tp.HCM không, có LC Meter nào mà cụ tin tưởng, cho em vác sang đo nhờ. Thật sự em chưa bao giờ gặp lõi Fe có thông số H này. Hồi trẻ trâu làm thí nghiệm vật lý ở trường, có máy đo Idc => nội trở r, máy đo ở trường đo Iac tới phần trăm mA từ đó dễ dàng suy ra ZL. Tuy nhiên VOM của các anh em thì có người đo được dòng ac, có người lại không đo được nên em mới nghĩ là mắc thêm R phụ để đo dòng gián tiếp ạ.
100H là dư dùng cho diy rồi cụ ơi, Chỉ khi nào đo kiểm mới cần chứ lúc làm chỉ cần nó đo chính xác cho mình từ cảm của một cuộn dây vài trăm vòng từ đó mình thả vào excel thôi. Máy nó tính ra từ thẩm của fe rồi từ đó nó tính tiếp phần còn lại ahj. Tất nhiên mình phải cho nó biết L mong muốn, kích cỡ fe, hệ số b.a để nó tính dây, tính lớp, hệ số lấp đầy. Cũng cần cho nó E, Va, Ia theo mạch để nó tính ra cs và cũng cần cần có kinh nghiệm chút để biết cục fe mình có cõng nổi c.s đó không... Cụ thử xem có cách gì làm một cái tool giúp ae tiện lợi không. Vì ông nào mỗi một lần cuốn là một lần đo đạc tính toán từ đầu chí cuối rất mất thời gian.