Thấy ít bác quan tâm nên em chơi 1 mình bên topic của em, bác chịu khó đọc bên này nhé. viewtopic.php?f=24&t=82508&start=75
[/quote] http://www.vhaudio.com/isoclean_fuses.html Em đã nói là cái này tùy thuộc vào sự cảm nhận âm thanh của mỗi người, ai tin thì tin, không tin thì thôi.Em kiến thức ít ỏi nhưng em nghĩ cái này cũng hợp lý vì ai cũng biết dòng điện ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, nếu tập trung tiền vào thay dây nguồn và dây tín hiệu hay dây loa để cải thiện âm sắc mà khi dòng điện vào thiết bị âm thanh bị cản lại do chất lượng cầu chì không tốt thì thật phí tiền và không khai thác được hết khả năng trình diễn của thiết bị, lúc đó ta lại phải loay hoay, lăn tăn về chất lượng của thiết bị âm thanh và sẽ lại đổ tiền vào nâng cấp. Để nâng cấp một phần nào chất lượng âm thanh của hệ thống thì việc bỏ ra 400 ngàn/cầu chì tại VN (giá 25 USD trên web) nhằm để cải thiện âm thanh thì đối với em là quá rẻ, tại sao mình không thử? :mrgreen: Với em, em đã thử với một vài bài nhạc mà em đã nghe hàng trăm lần trên hệ thống của em, khi còn dùng cầu chì theo máy, ruột cầu chì chỉ có một sợi nhỏ xíu , âm thanh ở những đoạn có độ động thật cao thì chi tiết thể hiện bị rối, không mạch lạc, treble bị chói và dính lại không rõ ràng. Sau khi thay cầu chì Isoclean vào thì có sự khác biệt rõ ràng: bass mạnh và chắc hơn, không lùng bùng, treble trong và rời ra, vị trí nhạc cụ thể hiện rõ ràng hơn, không gian âm nhạc có cảm giác rộng hơn. Em xin nói rõ là chỉ cảm nhận được sự thay đổi ở những bài nhạc có nhiều điểm đặc biệt như những đoạn solo trống nhanh, dồn dập hay percussion và bài nhạc đó từng chi tiết âm sắc em đã thuộc lòng như cháo, những bài nhạc khác thì rất khó để phân biệt. Em hay thử bài số 1 trong cd Getting to known you của Jeehna Lodwick, bài hòa tấu trống số 10 trong cd Burmester CD3,bài số 1 trong album Drum and track dics, bài solo trống số 11 trong cd test DALI, bài Black magic woman trong CD COMPANION của Patricia Barber, bài số 7 trong album Modern Cool của Patricia Barber và vài bài nữa nhưng em quên tên mất tiêu rồi... Theo em biết thì trên forum đã có rất nhiều bác đã thay loại cầu chì này rồi, hy vọng với topic này các bác ấy sẽ cho biết cảm nhận của mình. Welcome. @bác cai, khi nào bác vào Sai gon em sẽ thử bằng 2 loại cầu chì cho bác nghe thử nhé... :lol:[/quote] Hoàn toàn đồng ý, nhưng tăng thêm 20% thì hơi khó
Bạn có thể cho biết chi tiết hệ thống của bạn không ? - loa ; ampli ; pre ; dây loa và dây tín hiệu và đầu CD
Rất may là chưa phải thay một cái cầu chì theo máy...mặc dù hãng có sơ cua 2 cái kèm theo cho thiết bị.
cái topic này cũng giống như topic dây nguồn .... tết Công gô cũng chưa ngã ngũ .... Ai thích thì chơi không thích thì thôi ....tranh cải chi cho nhão óc .... kkk
Cái cầu chì với bộ dàn Audio nó nhạy cảm quá...chỉ tại cái tai không ai giống ai Nếu bỏ qua tác dụng bảo vệ thiết bị điện của cầu chì, thì bỏ cầu chì (bỏ được ít nhất 2 điểm nối...tiếp xúc điện) sẽ hơn.
Làm test thử: Rút cầu chì của bất kì 1 thiết bị trong bộ dàn ra lắp ngược chiều lại so với lúc trước mà nghe không phát hiện ra sự khác biệt thì không nên quan tâm đến cầu chì, vì "năng lực" tai của các bác không đủ nhạy để chơi món này.
Lạ...chơi Audio chỉ có một số bác có "năng lực" tai để chơi món cầu chì có quy định chiều...và phát hiện được sự khác biệt âm thanh khi đổi chiều cái cầu chì ! Cá nhân tôi xin cúi mình hỏi các bác có "năng lực" tai ? : @ Bỏ cái cầu chì có quy định chiều đó đi (không tính đến tác dụng bảo vệ...) thì âm thanh có hay hơn không ? Tôi được biết có nhiều lĩnh vực có yêu cầu kỹ thuật quan trọng, thiết bị được chế tạo hiện đại và đắt giá hơn bộ Audio rất nhiều như: y tế, quân sự, thiết bị tin học, thiết bị đo điện có độ chính xác cao...không thấy có khái niệm, hay quy định kỹ thuật nào liên quan đến chiều cầu chì (cầu chì trong các thiết bị đó đắt tiền là đúng). Bác nào biết rõ giải thích giúp tôi và nhiều người quan tâm đến tác dụng của chiều cầu chì ảnh hưởng đến chất lượng dòng điện đi qua nó... Xin cảm ơn trước.
Mình nghĩ là Bác ấy đề cập đến chiều cầu chì chưa được rõ ràng nên Bác mới hiểu sai. Trước hết, nói về cấu tạo của cầu chì bình thường ta hay sử dụng thì nó không có chiều nào hết. Và cầu chì đi theo thiết bị hi-end củng không ngoại lệ đâu, hoàn toàn không có quy định chiều và chất âm như nhau cả. Tuy nhiên, có một số Bác nghe được sự thay đổi âm thanh khi đảo chiều cầu chì đi theo máy là vì dòng điện đã trơn tru theo 1 chiều rồi, giờ đảo chiều khác thì nghe không trơn tru bằng bình thường như trước thôi. Nếu để chiều đó nghe vài ngày thì củng y chang như chưa thay đổi chiều. Đó là nói về cầu chì bình thường, còn riêng về cầu chì dành cho hi-end thì có 1 số hãng họ thiết kế cầu chì có chiều hẳn hoi như là Hifi tuning, iosclean...Trên cầu chì họ có quy định hướng rõ ràng. Nếu lắp cầu chì đúng chiều thì sẽ nghe âm thanh trong trẻo, âm hình tốt hơn là chiều còn lại. Cho nên khi sử dụng loại cầu chì này việc đầu tiên là phải xác định cắm vào máy cho đúng chiều. Đây là 1 việc rất khó khăn và nghe có vẻ thiếu logic cho những ai chưa trãi nghiệm hay hoàn toàn không tin vào sự thay đổi trong âm thanh khi sử dụng cầu chì dành cho hi-end mà lại có quy định chiều. Và không phải cầu chì nào củng phù hợp với setup dàn của các Bác, nên có Bác mua về cắm vào thấy chẳng có thay đổi (nghe hay thêm tí tẹo) nào cả rồi kết luận ngay trong vòng 1 nốt nhạc. Mình có 1 gợi ý nhỏ cho những ai muốn trãi nghiệm hoặc sử dụng cầu chì để cải thiện dàn máy theo các bước như sau: - Nên chọn ra ít nhất cầu chì của 2 hãng khác nhau để test. - Cắm đúng chiều(nếu có quy định). - Để đấy nghe khoảng 1 tuần. Khi nghe chú ý về âm hình, sân khấu nhiều hơn là cứ tập trung vào bass, tép, vocal như mọi khi. - Rồi thực hiện quy trình cắm rút so sánh với cầu chì zin hay hãng khác. - Bắt đầu "chém gió" khi gần hết tuần t2 được rồi đấy. Sau khi thực hành sử dụng và so sánh cầu chì theo các bước như trên hy vọng sẽ có Bác nắm được khái niệm về cầu chì dành cho hi-end là như thế nào. Còn hơn là ta chưa sài bao giờ mà cứ đinh ninh nó chỉ là cầu chì như loại thông thường.
Cảm ơn bài viết của Bác rất đầy đủ và bổ ích cho những ai đã và đang cũng như chưa dùng qua cầu chì dùng cho audio .
Để có cái nhìn khách quan về cầu chì dùng cho Audio...có rất nhiều bài viết về cầu chì (hãng x...y...z). Tôi xin trích bài viết của tác giả Huy Anh trong Song moi.vn , để những ai quan tâm đến Cầu chì, cùng tham khảo. " Câu chuyện cầu chì. Thiết bị nhỏ, tranh luận lớn Cách đây không lâu, dân chơi audio ở Việt Nam đã dấy lên cuộc tranh luận về công dụng của cầu chì trong thiết bị hi-fi. Như thường lệ, mỗi cuộc tranh luận đều tách thành hai dòng tư tưởng trái triều với những lập luận bảo vệ cho luận điểm của mình. Có ý kiến cho rằng: ngoài tác dụng bảo vệ, cầu chì còn có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và màn trình diễn của hệ thống. Những người bảo vệ ý kiến này cho rằng: chất liệu và kết cấu của mỗi loại cầu chì sẽ mang đến một số đặc điểm âm thanh khác biệt cho thiết bị mà nó bảo vệ. Những ý kiến trái triều lại phủ nhận hoàn toàn khả năng gây ảnh hưởng đến âm thanh của thiết bị này. Họ cho rằng: ngoài chức năng bảo vệ, những ảnh hưởng mang tính cải thiện âm thanh của các dòng cầu chì khác nhau chỉ là phù phiếm. Thậm chí “tiêu cực” hơn, một số người cho rằng: không nên sử dụng cầu chì để giảm số lượng linh kiện trong thiết bị, nâng cao chất lượng âm thanh. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy: nếu đánh đổi cái “hay” mà chưa phải ai cũng có thể cảm nhận ấy với sự “ra đi” của bản mạch, biến áp hay sò công suất... bất kỳ lúc nào khi có sự cố điện, quả muôn phần hoang phí. Cuộc tranh luận dường như không có hồi kết này có thể hiểu được bởi không chỉ ở Việt Nam, mà các tạp chí chuyên ngành audio nước ngoài cũng tốn khá nhiều giấy mực xung quanh thiết bị này. Nội dung tranh luận cũng không nằm ngoài các vấn đề mà Audiophile Việt Nam quan tâm, ngay cả khi các Audiophile nước ngoài có rất nhiều điều kiện để kiểm chứng bằng thực nghiệm. Niềm vinh quang thầm lặng Khi tìm hiểu thiết bị audio, chúng ta thường quan tâm đến mạch, bóng đèn, sò của ampli hay bộ cơ của đầu CD. Trong khi đó, để tất cả cấu kiện trên hoạt động đúng với tính năng và phát huy hết phẩm chất vốn có lại phụ thuộc nhiều vào dòng điện. Muốn thiết bị hoạt động đúng tiêu chuẩn và phát huy được những tính năng mặc định, nhất thiết phải có dòng điện ổn định, sạch, đảm bảo các chỉ số theo cầu kỹ thuật cấp cho máy. Sau khi dòng điện qua các thiết bị lọc nguồn, ổn áp và hệ thống dây nguồn chất lượng cao, toàn bộ nguồn năng lượng ấy sẽ đi qua sợi dây mảnh và nhỏ như sợi tóc để “nuôi” thiết bị. Như vậy, chất lượng của dòng điện cấp cho máy hoạt động phụ thuộc vào cầu chì, tính từ khi nó bắt đầu đi vào thiết bị bảo vệ này. Trong khi đó, chất lượng cầu chì lại phụ thuộc vào chất liệu của dây dẫn (lõi) bên trong và kết cấu của thiết bị. Những cầu chì thông thường có cấu tạo đơn giản với lõi chì đặt trong ống bảo vệ. Bộ phận quan trọng này thường làm bằng chì. Nhưng trong các thiết bị audio, phần dây dẫn này bằng đồng, bạc hoặc hợp kim. Vỏ cầu chì thường làm bằng thủy tinh hoặc gốm. Các đầu tiếp xúc mạ vàng, bạc hoặc rodi... để chống mài mòn, oxy hóa và tăng cường khả năng tiếp xúc, đảm bảo độ ổn định trong quá trình chuyền tải điện năng. Tùy vào vị trí trong thiết bị và loại thiết bị mà cầu chì có trị số từ vài trăm mili ampe đến vài chục ampe. Cầu chì cao cấp cho audio thường được tích hợp thêm một số tính năng như có vỏ bọc tản nhiệt hoặc phủ chất chống nhiễu. Sau thời gian ngắn cắm điện, cầu chì sẽ nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Nếu không có thiết bị tỏa nhiệt sẽ dẫn đến hiện tượng thay đổi trị số của linh kiện này và một phần không nhỏ điện năng bị thất thoát khi chuyển hóa sang nhiệt năng. Việc tính toán chất liệu và giá trị của cầu chì rất nhạy cảm, đòi hỏi nhà sản xuất phải đưa ra giá trị mà ở đó cầu chì đảm bảo tối đa tính năng truyền tải, cấp dòng cho thiết bị, nhưng vẫn sẵn sàng ngắt (đứt) khi dòng quá tải. Bởi nếu lựa chọn cầu chì có trị số thấp hơn giá trị cho phép của dòng điện, chắc chắn tính năng bảo vệ sẽ được nâng cao, nhưng việc truyền tải dòng điện đúng trị số sẽ không được đảm bảo. Ngược lại, nếu lựa chọn cầu chì có trị số cao hơn giá trị dòng điện cho phép, dòng cấp điện sẽ được đảm bảo, nhưng rất nguy hiểm cho thiết bị. Bởi khi đó, khả năng chịu tải của cầu chì sẽ lớn hơn giá trị chịu tải của thiết bị, dễ dẫn đến cháy, chập các bộ phận phía sau cầu chì. Thẩm định thực tế Để kiểm chứng những khác biệt trong trình diễn âm thanh của hệ thống, chúng tôi sử dụng một số loại cầu chì khác nhau của Isoclean trên hệ thống gồm loa Davis Hymalaya, đầu CD Cambrige Audio và ampli đèn tích hợp chạy bóng EL 34 của Audiomat. Trước khi thay cầu chì, chúng tôi nghe hệ thống trình diễn trong thời gian tương đối để có thể cảm nhận được âm chất đặc chưng. Sau đó, chúng tôi thay cầu chì vào đầu CD Cambrige Audio. Nghe qua vài track, chúng ta có thể cảm nhận sự khác biệt dù chưa nhiều: âm hình trải rộng hơn theo chiều thẳng đứng. Trước đó có thể cảm nhận được giọng hát của ca sĩ ngang với tầm tai người nghe. Còn sau khi thay cầu chì, giọng hát được tái tạo ở không gian cao hơn với âm hình dàn trải. Không dừng ở đó, với một số bản ghi có âm thanh tương đối gắt, hiện tượng này được cải thiện tương đối, với dải trung cao và cao êm, mượt hơn, khiến tổng thể bản nhạc dễ nghe hơn. Tiếp tục thay cầu chì ở hệ thống lọc nguồn và ampli, sự khác biệt càng rõ ràng, đặc biệt âm trầm và trung trầm được cải thiện đáng kể. Âm trầm có phần chắc gọn và sâu lắng hơn, giảm hiện tượng kéo đuôi do cộng hưởng của phòng nghe. Độ chi tiết được cải thiện ở mức độ nhất định, khiến người nghe dễ dàng cảm nhận được những chi tiết âm thanh, dù nhỏ nhất trong một bản ghi. Có thể thấy, trên hệ thống thẩm định của chúng tôi, sự thay đổi về cầu chì có thể khiến âm thanh của hệ thống thay đổi. Tất nhiên, sự thay đổi này chưa hẳn đã hay hơn hoặc dở hơn so với những cầu chì theo máy, bởi nó phụ thuộc vào gu thưởng thức của người nghe. Huy Anh
Mình thấy câu cuối cùng của bạn là hay nhất Sự thay đổi chất âm khi thay cầu chì có thể hay hơn hoặc dở hơn cầu chì theo máy bởi vì nó phụ thuộc vào gu thưởng thức của người nghe .
Chào các bác, trước đây tôi cũng bán tín bán nghi về cái linh kiện nhỏ nhỏ là cái cầu chì này nhưng hôm qua tôi được một người bạn thay thử cầu chì CD Player Krell thì thấy có sự thay đổi đáng kể, tôi không thể nói là bao nhiêu % vì có thể là nói xạo nhưng có thể khẳng định là có thay đổi rõ rệt. Tiếng tép nhuyễn hơn, tách bạch hơn, kết luận là tôi đã đặt mua 2 bộ cầu chì Hifi Tunning cho tất cả các thiết bị của tôi. Giá hiện tại đang quá tốt, chỉ 12,5 usd/cái. Điều quan trọng nhất để cảm nhận được sự thay đổi thì hệ thống nghe phải được cân chỉnh tốt, tiếng voice phải tập trung vào một điểm, cảm nhận được khoảng cách của các nhạc cụ,... nếu không đạt được điều này trước khi thay thì các bác có thay hết cả đống đồ từ thiết bị đến phụ kiện vẫn không thấy thay đổi. Chúc cả nhà vui vẻ
hiệu quả nhất là quá dòng mà không đứt, đó là loại cầu chì diy, bởi vì 25 usd/cái mà chất lượng tăng lên 20% thì chưa xứng với số tiền đầu tư
Theo như em biết là vụ con gà và cái trứng này cũng không riêng VN. Các audiophile thế giới cũng loạn ì xèo lên tranh luận thôi. Nói chung cũng vui bác ợ.
Hoàn toàn đồng ý với bác. Các bác có muốn kiểm chứng tác dụng thì trước tiên phải cân đong đo chỉnh lại dây nhợ, chân kệ, khoảng cách. Và luôn cả vị trí ngồi kiểm chứng cũng phải tuyệt chính xác. Sử dụng một số CD cân chỉnh hệ thống như CD XLO Test & Burn In,... để đưa hệ thống về chuẩn nhất theo khả năng. Dùng 1 bài nhạc quen thuộc nghe đi nghe lại thật nhiều lần vói cầu chì cũ cho quen tai. Khi kiểm chứng tuyệt đối ở 1 mình trong môi trường im lặng. Tốt nhất là trong mờ tối vì khi các giác quan khác bị khống chế suy giảm thì thính giác sẽ gia tăng đáng kể (vấn đề tiến hóa, em không bàn vì sao, ai muốn biết tìm đoc Tuyết Tiến Hóa của Darwin. Đó là 1 phần lý do giải thích việc nghe nhạc ban đêm thấy hay hơn ban ngày). Sau khi nghe quen với cầu chì cũ thì thay cầu chì mới vào. Bật lại đúng bài cũ, volume cũ, ngồi đúng vị trí cũ. Rồi cảm nhận. Mấy cái tay ít tiền nhiều tiếng, học nghệ chưa thông thì xá chi họ. Quan trọng là các bác cảm nhận. Em chỉ chốt lại một câu: " Nghề chơi lắm công phu".
Nghe các bác nói em cũng nóng mũi muốn thay cái cầu chì cho CD xem như thế nào, mặc dù tạm thời đang hài lòng với nó. Nhưng ác nỗi mới mua, tháo ra rách tem sợ nó đột tử đòi bảo hành không có được
Dạo này Mạng nghe nhìn VNAV cũng vui lắm , nào là rao bán nhà , xe , thuốc tây , dày dép ..... chắc sau này sẻ có bán luôn bao cao su đấy nhĩ ......
Dân trên VNAV đa số cũng thuộc dạng lắm tiền nhiều của, số còn lại thì cũng chịu chơi máu me máu mặt, Toàn chơi Hi-End không mà. Nên có bán mà đi bán ba cái loại hương chanh hương bưởi như bên ngoài là sặc máu ngay. Phải bán đồ Hi-End cỡ như đầu khủng long, cá sấu cá mập đầu búa mới ăn thua, hoặc tệ lắm cũng phải là hàng bãi Used Tây lông mới được bác ợ. ( Góp ý trước để anh em nào đó bán rút kinh nghiệm ạ!!)
Em lôi topic này lên để các cụ bàn tiếp. Hiện tại nổi lên cầu chì Synergetic Research đen và xanh là loại đắt nhất, được dân Tây bàn cãi tranh luận, nhiều người khen, đã có bác nào dùng thử chưa?
Black thì có rất nhiều người dùng từ lâu lém rồi, còn Blue thì mới ra và giá chát quá nên mình nghĩ còn ít người sài
Kí hiệu cầu chì thường như sau: T 5A H hay F 10A L và điện thế 250v hay 120v T: slow blow (sử dụng bảo vệ các thiết bị có thể chịu sự cố quá dòng với thời gian tương đối), F: fast blow (sử dụng bảo vệ thiết bị ko thể chịu sự cố quá dòng tương đối, cầu chì phải ngắt dòng nhanh). 5A : dòng tối đa 5A H: high breaking capacity: ngưỡng chịu đựng quá dòng cao mà ko bị nổ cầu chì, thường bên trong họ cho thêm cát, nhựa, hoá chất đặc biệt để hạn chế cháy nổ L: low breaking capacity: ngưỡng chịu đựng quá dòng thấp, dễ nổ cầu chì hơn, chỉ có ống thuỷ tinh bên trong là cầu chì rất mỏng manh Chọn cầu chì Hi end audio em nghĩ nếu thiết bị mỏng manh nhạy cảm với quá dòng thì chọn F, thiết bị chịu quá dòng tốt hơn chút sử dụng T. Nên chọn H để hạn chế khả năng cháy nổ cầu chì xảy ra. Em thấy Furutech chỉ sản xuất dòng T -A H cho hiend audio thì phải. Cầu chì xịn gắn vào nghe hay hơn thì ko chắc nhưng yên tâm về chất lượng và khả năng làm việc đúng chức năng và thông số của nó là rất đáng đồng tiền bát gạo rồi. Chứ bỏ 1, 2 triệu ra cho cái cầu chì đáng hay ko ? Tuỳ vào thiết bị các bác chơi. Em thì thì thấy nó đáng