Hehe Xem ra chỉ có các chuyên gia thông thạo toán, lý, hóa, sinh, ngữ văn, ngoại ngữ, y học, tâm linh mới ngộ được nguyên lý audio hi-end thôi. Bái phục bái phục
Ờ thì anh em thắc mắc cũng phải thôi vì thay đổi 20% của đồ gấu khác với 20% của đồ cỏ chứ.Em đồ rằng có sự thay đổi nhận biết được rõ là cũng đã đủ gây sốc rồi ,không cần câu nệ bao nhiêu %
Vâng, tại vì em đọc ký topic này quá nên bây giờ cũng có triệu chứng tẩu. :cry: Bài của bác thì em đọc ký rồi có điều em thấy bác phân tích Bass sâu hơn, Treble tách bạch, độ động rõ ràng không dính em thấy giống Review amly hay nguồn phát hơn chứ không nghĩ nó là cái cầu chì. Hoá ra cái cầu chì lại quan trọng như vậy ???????? Em còn một thắc mắc nữa, nên chăng bỏ luôn cầu chì không dùng nữa thì liệu có hay hơn được không ah ? Liệu âm hình, độ động có nâng thêm một tầm cao mới nữa không ? Cái này em rút kinh nghiệm bên dây tín hiệu với dây loa vì thấy có bác nói kết nối hay nhất là chẳng kết nối gì cả . Thân.
Em lanh chanh trả lời giúp bác nhá. Theo em thì bác nên thay tất tần tật các loại cầu chì trong nhà bác luôn chứ không riêng trong bộ dàn. Em độ chừng chất âm và dòng điện trong nhà bác sẽ rất ư là hay đấy ah :wink: :lol:
Em xin tiếp tục phân tích cấu tạo trong ruột của 2 chiếc cầu chì mà en nhìn thấy: - Cầu chì chợ giá 1k: chỉ là một sợi dây kim loại bé tí ti, đk khoảng 0.2mm, thẳng nối từ đầu này qua đầu kia của chiếc cầu chì. - Cầu chì giá $25: một sợi kim loại sáng bóng đk khoảng 0.6mm được xoắn như chiếc lò xo đk khoảng 1mm xung quanh 1 lõi màu trắng và nối từ đầu này sang đầu kia của chiếc cầu chì (cầu chảy) Nếu chỉ xét cầu chì chỉ là một trở kháng không hơn không kém thì chiếc cầu chì xịn có tiết diện dây chảy lớn hơn và cũng dài hơn nhiều lần chiếc cầu chì chợ. có thể sự khác biệt xuất phát từ đây chăng ??? Bình thường thì Em chẳng bao giờ nhòm kỹ xem cầu chì nó cấu tạo thế nào nhưng vì sự vật, hiện tượng tự nhiên nó xảy ra là có thật nên bắt buộc người làm kỹ thuật phải tìm cách lý giải sao cho thật biện chứng. Mặc dù Em biết rằng các giải thích của Em có thể sai hoặc chưa chính xác nhưng cũng xin mạo muội đưa ra để hòng làm sáng tỏ vấn đề: Qua những cảm nhận của Bác thientoan đã trình bày với các Bác và cảm nhận của riêng Em thì em thì với chiếc cầu chì $25, đáp ứng tần số thấp (dải trầm) của hệ thống tốt hơn với chiếc cầu chì chợ nhưng tần số cao (dải cao) thì lại suy giảm (không tốt bằng), có thể do cấu tạo dây chảy chăng: Dây nhỏ, ngắn thì đáp ứng tần số cao tốt hơn dây to, dài và xoắn lại . . . Thui, em chỉ biết giải thích đại như vậy, dài dòng dễ chết lắm :lol:
Theo Em thì bỏ luôn cái cầu chì thì sẽ không hay vì máy đâu có chạy được mà nghe !!! :mrgreen: Còn nếu như nối tắt luôn cái cầu chì bằng dây đồng thật to, thật tốt thì sẽ có nhiều khả năng hay hơn có cầu chì NHƯNG khi đó nhiều gia chủ lại hồi hộp sợ cháy mất cái máy thì làm sao yên tâm ngồi nghe nhạc => rốt cuộc là không hay :lol:
các bác phân tích hộ em xem là : , chất lượng cầu chì ảnh hưởng bao nhiêu % đến chất lượng nguồn điện , chất lượng nguồn điện ảnh hưởng bao nhiêu % đến chất lượng âm thanh , rồi từ đó mà suy ra thôi ạ
Cho em hỏi ngang 1 chút, xin ý kiến các bác thấy cầu chì có làm thay đổi chất âm : - cầu chì hay dây tín hiệu (và dây loa) làm thay đổi nhiều hơn ? Theo Em thì phải thử mới biết được - thay đổi nhiều nhất ở mặt gì ? Độ động, âm hình, dải nào ? Các cái trên đều liên quan với nhau, nó là tổng hợp của BW, SR và DF. . . . Nói chung là thay đổi thông số kỹ thuật. - thừong cầu chì giá khoảng bao nhiêu trở lên sẽ thấy thay đổi rõ rệt ? Cái này cũng phải thử mới biết. - nếu bộ dàn có nhiều hơn 1 cầu chì thì thay cái nào làm ảnh hưởng nhiều nhất ? Cứ thay thử từng cái, cái nào Thím thấy ảnh hưởng nhiều nhất thì là chính nó. Cái này chưa ai dám ra định luật đâu thím ơi.
Theo em, chiếc cầu chì như vậy sẽ làm tiếng khác đi chứ em không giám nói là hay hơn. À, mà theo cách nghĩ của giới văn nghệ thì khác đi cũng có thể hay lắm chứ. Hay là nhà SX dựa vào cách nghĩ này để làm ra chiếc cầu chì bán đắt như vậy nhỉ.
Thím đã nhận ra vấn đề rồi đó, Em toàn dùng từ khác biệt để trình bày vấn đề chứ chưa bao giờ dùng từ hay hơn cả, tại Thím cứ nghĩ là hay hơn nên cãi rất hăng :mrgreen: Hay hoặc không hay là cảm nhận của mỗi người trong từng thời điểm thui ạ.
Các Thím cứ ngồi tính tùm lum mà chẳng ai chịu định nghĩa hay hơn 20% là thía nào, Theo Em thì mỗi người cảm nhận cái 20% nó rất khác nhau, Bác chủ topic ra con số 20% này độc thiệt :lol: Hình như đa số các Thím nghĩ hay hơn 20% đồng nghĩa với sai số 20% mà ta thường dùng trong kỹ thuật nên cái topic mới ra nông nỗi này :roll:
Đã có khác biệt thì sẽ chọn ra được thứ làm hay hơn, Em chỉ muốn biết để xem sự thay đổi có thực sự lớn đến mức xứng đáng đầu tư k thôi
Sodi, các bác. Chờ mãi không thấy lão Khỉ tiếp ứng, tôi đã lặn rồi lại phải ngoi lên vì tình cờ đọc được cái này trên uých- ken đỉa cái này " -Vàng: khối lượng riêng, độ cứng: 19300kg/m3, 2,5. -Bạc : khối lượng riêng, độ cứng: 10490kg/m3, 2,5 Tính bằng đơn vị gì thì không thấy nói, nhưng đơn vị gì thì độ cứng của chúng coi như bằng nhau, ở bảng của Nga ngố dùng đơn vị khác nhưng cũng xấp xỉ bằng nhau. Vậy ai nói vàng mềm hơn bạc.? Còn đây dành cho bác nào hay vay mượn kiến thức từ ông Uých, tuy ông ấy rất am hiểu nhưng không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn đúng: Tôi đọc mà chả hiểu gì vì người ta dạy tôi rằng: -Đồng vàng (bronz) là hợp kim của đồng đỏ với thiếc là chủ yếu, ví dụ bronz 6-6-3 nghĩa là: 6% thiếc, 6% kẽm, 3% chì thường dùng làm bạc máy. -Đồng thau (laton) là hợp kim của đồng đỏ với kẽm là chủ yếu, ví dụ: laton L-85 là 85% đồng, còn lại là kẽm ( cát tút đạn thuộc loại này), nhưng laton Lc 59-1 lại có nghĩa là 59% đồng, 1% chì, còn lại là kẽm. -Đồng đỏ là đồng đỏ chứ không có đồng đỏ là hợp kim của đồng với thiếc như ông Uých viết, tài liệu tiếng Anh không thể sai nhưng cái ông chuyển ngữ có thể không phải dân trong nghề. Ký hiệu M00, M1, M2, M3 là để chỉ độ tinh khiết của đồng, ví dụ: M00= 99,99% M1 = 99,97... Người ta còn pha thêm nhiều loại khác vào đồng như phot-pho, niken, măng-gan, silic, kể cả sắt vào đồng hợp kim với tỷ lệ và công nghệ khác nhau, mỗi công thức, mỗi công nghệ để ứng dụng cho mục đích khác nhau.
Mình em nghe và nhận định đủ rùi Thím ơi, có thêm thím nghe thì cái topic này sẽ thế nào đây ? chắc cũng mấy chục trang í :mrgreen: :lol:
Vậy nhận định khách quan nhất, với tư cách người chơi audio thì thím Lớp thấy thay cầu chì $25 thì âm thanh có HAY lên không hay chỉ THAY ĐỔI khác đi.
Các bác ơi Trước khi thay cầu chì audio grade thì các bác nhớ thay luôn cái ổ cầu chì (Fuse) loại cũng mạ vàng audio grade nhe các bác. :mrgreen:
Cái gọi là hay nó phụ thuộc rất nhiều thứ mà Thím, nào là nền văn hoá, nào là lứa tuổi, nào là . . . làm sao có định nghĩa chung được. Vấn đề có đáng đầu tư hay không nó lại là chuyện mệt và nhứt đầu lắm đây: - Nếu là Em khi muốn thay đổi chất âm của hệ thống thì điều đầu tiên nghĩ tới là can thiệp sâu vào thiết kế mạch và thay linh kiện dù đó là đầu CD, Pre hay Amp vì đồ em toàn loại cỏ, có hư cũng chẳng sao - Nếu là Cụ Cai thì Cụ sẽ giải quyết thế nào, giả sử Cụ nghĩ đến việc mod cái đầu CD giá $2000: Cụ mở nắp máy ra nhìn vào thấy chi chít linh kiện đủ chủng loại, đếm ra thấy tổng số hơn 1000con, con nào con nấy bé tí tì ti. Mà biết thay con nào để thay đổi chất âm, hổng lẽ thay hết 1000 con linh kiện ??? Mà lỡ chọt cái mỏ hàn vô nó đi toi cái đầu CD $2000 thì có mà . . . tính tới tính lui thì thay đổi các thiết bị ngoại vi như cầu chì, dây dẫn, giắc cắm . . là dễ dàng và cho kết quả ngay, nhất là độ an toàn chắc chắn đạt 100%. Suy đi tính lại thì thay đổi cái gì là hiệu quả nhứt: Cầu chì, dây dẫn, dây tín hiệu . . . Em phân tích vậy Cụ Cai thấy hợp lý không !
Sẽ có bác nghĩ rằng tôi muốn lên cơ bắp, hoàn toàn không phải thế. Tôi chỉ muốn trắng đen rõ ràng nếu có thể. Chơi ra chơi, đùa ra đùa, thảo luận ra thảo luận. Tôi không có ác cảm với bất cứ ai ở đây và cũng không muốn khoe kiến thức vì thực ra những điều tôi biết chỉ là giọt nước quá nhỏ bé trong biển học mênh mông và cũng chỉ là lúc nhớ lúc quên. Tôi viết nhiều để muốn nói rằng: Có hàng trăm hàng ngàn hợp kim của đồng khác nhau, mỗi loại hợp kim cùng các thành phần như nhau nhưng phương pháp nấu luyện khác nhau cũng cho kết quả khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau, vì lượng tiêu thu hợp kim cu hàng năm trên thế giới là rất lớn nên người ta đã nghiên cứu kỹ lưỡng từ lâu, trong khi chúng ta chỉ học lại của họ cũng không xong, điển hình là tôi cũng chỉ biết đủ để lòe bịp các bác chứ cũng chẳng làm ra được cái gì cho xã hội, kể cả mấy ông tiến sĩ luyện kim màu du học về nước cũng chưa có đóng góp gì đáng kể cho nền công nghiệp nước nhà. Kim loại và hợp kim sử dụng trong thiết bị điện tử tuy số lượng không nhiều như trong công nghiệp nhưng thế giới người ta nghiên cứu và làm nhiều chứ không ngồi cãi nhau như chúng ta và gần đây họ đã có những tiến bộ đáng nể phục như trong dây tín hiệu, dây loa, dây nguồn và cái chúng ta đang cãi nhau là cái cầu chì. Trước đây tôi chỉ nói ở topic dây nguồn về hàm lượng đồng, phương pháp gia công như điện phân, nấu luyện cán kéo và chúng ta cứ tưởng họ chỉ sử dụng đồng càng nguyên chất càng tốt. Thực ra không phải hoàn toàn như vậy bởi nếu chỉ có thế thì họ cùng mua cu hay bạc nguyên chất như nhau sẽ cho dây tốt gần như nhau, vậy tại sao mỗi hãng lại cho một chất âm khác.
Thật ra là được đi nghe thử ở nhà các Bác setup hệ thống kỹ lưỡng rồi so với ở nhà Em thì đã thấy hay hơn rất nhiều lần nên sự khác biệt một chút xíu thì Em không quan tâm nhiều, Em chỉ quan tâm làm sao setup được gần như Bác í thui. Còn các Bác đã đạt đến đỉnh của thiết bị hiện có thì sự khác biệt 1 chút (theo cảm nhận của em) là rất lớn.
Tôi khẳng định ít nhất có một sợi dây loa và 1 sợi tín hiệu mà tôi thấy, mỗi sợi cỡ vài trăm U$ chứ không đến tiền nghìn mà không phải là đồng nguyên chất, |vậy họ pha cái gì, tỷ lệ bao nhiêu và pha thế nào thì chắc chắn họ không cho chúng ta biết. Xin hỏi các cao thủ hay chê bai hết dây dẫn đến ngay tại topic này là cái cầu chì có biết rõ họ sản xuất dây và cầu chì thế nào chưa mà đã a dua nhau ném đá. Cá nhân tôi tự biết mình dốt nát, chưa lý giải được nên không ca tụng cũng không bao giờ a dua nói bừa. Tôi nghĩ, chúng ta hãy bớt phán này nọ mà lắng nghe kỹ đi rồi mới nói, hoặc tự tay tháo ra, tìm hiểu kỹ theo khả năng của mình rồi thận trọng phát biểu như bác DIY-lover. Bác ấy nói đúng hay sai tôi không biết và không bàn, nhưng cần có thái độ nghiêm túc như thế. Trước khi chào toàn thể anh em trong topic này, tôi chúc mọi người: Nghe kỹ rồi hãy nói, chưa nghe thì tuyệt nhiên không nên nói.