cái này tui vẫn còn nhiều thắc mắc lắm! Ví dụ như tại sao không xài lõi ferit? có người nói là xài cuộn này thì nghe luôn tiếng radio. Còn về lõi sắt tui có đọc chỗ nào đó nói là lõi sắt quan trọng lắm! Lõi sắt làm không khéo thì nó bị bão hòa từ==>khả năng lọc bị giảm==> vật liệu của lõi sắt rất quan trọng.
Choke (trong ampli đèn) nói nôm na là cuộn lọc điện 1 chiều biến thiên (1/2 hình sin dương) sau chỉnh lưu cho bớt nhấp nháy, kết hợp với tụ điện lọc để tạo cho dòng 1 chiều được bằng phẳng. Thường dùng loại sắt giống như để chế tạo biến áp tần số thấp. Vì choke lọc nguồn ( điên 50 -60Hz sau nắn 2 nửa chu kì có tần số 100 - 120 Hz) tần số thấp nên người ta dùng lõi thép mà không dùng Ferit. Ferit chỉ dùng cho lọc với dòng điệ có tần số cao. Choke là cuộn lọc điện thụ động, khi nửa chu kì dương của dòng điện (sau nắn) đi qua nó, choke sẽ sinh ra một dòng cảm ứng để chống lại sự tăng lên của dòng điện (nửa trái của chu kì), làm cho dòng di qua choke tăng từ từ, khi dòng điện giảm (nửa phải của chu kì) choke sinh ra dòng điện cảm ứng chống lại sự giảm dòng - làm cho dòng điện giảm từ từ (theo định luật cảm ứng điện từ) kết quả là ta được dòng điện sau choke bớt nhấp nháy. Kết hợp với tụ lọc nguồn sẽ cho được dòng điên 1 chiều bằng phẳng cấp nguồn cho các máy VTĐ...
E túm được topic này rồi!!! :lol: :lol: :lol: e cũng đang thắc mắc về choke. Các bác cho e hỏi chút, e có cái ampili đèn, sau đèn nắn dùng trở 115 ohm để hạ áp xuống . Chỗ cái trở này e định thay bằng cục Choke cho nó hay hơn. Vậy trở 115ohm thì thay cục Choke bao nhiêu H và bO nhiêu mA vậy các bác?
Chào bác choke gắn vào ampli thường thì từ 5 đến 20H tùy vào dòng mà sử dụng choke có trị số phù hợp. Trước hết bác tính thử xem ampli của bác tiêu thụ dòng bao nhiêu. Nếu dòng lớn thì nên chơi choke từ 5 đến 10H thôi còn dòng nhỏ có thể lên đến 20H (vì tính trên chi phí đầu tư choke cho phù hợp, dễ tìm).
ý tui là sở dĩ xài sắt làm lõi vì nó sẽ tăng cảm kháng lên. Hệ số tăng cảm kháng của Ferit còn ghê hơn sắt nữa đó! Với lại ferit gốc là các hạt sắt nên điện trở của nó rất lớn==> ít suy hao hơn lõi sắt.
xin chào bác. xin cho hỏi thăm em có fe 22 EI . máy em cần 100mA,vậy em phải sử dụng dây đồng bao nhiêu ? xin cám ơn
Dây 0.23mm có sẵn ngoài chợ cho dòng 100 mA Nếu bác muốn dòng thoải mái hơn bác quấn dây 0.25mm, sẽ cho dòng 130mA. Nếu quấn dây 0.25mm, bác sẽ quấn đc khoảng 2.200 vòng, với Fe 22 cm mà ko đc mỏng lắm, dày khoảng 3cm, thì Hen ko quá 5H, Fe mỏng và tốt thì ... em chưa có để thử. Vài dòng chia sẻ cùng bác, chúc bác thành công
Bác nào gjải thích hộ em chỗ khe hở air gap với? Có bác nói xắp E một bên I một bên. Thế cố định cả đám ấy lại thế nào?
Em hay làm kiểu E một bên, I một bên. Hai biên (ngoài cùng) chèn 2 lá E phía bên I để cố định I lại, khe hở thì ... cắt miếng giấy lót vào, còn độ dày thì ... tùy chỉnh. Không biết vậy có đúng ko nữa! :lol:
Tôi chẳng hiểu bạn định nói gì ? * Sở dĩ người ta dùng sắt (nói theo kiểu dân DIY). Vật liệu từ - Sắt silic là sắt có pha thêm silic với tỉ lệ 1% - 4% thường được cán thành những lá mỏng 0.3 - 0,5mm dùng làm biến áp, cuộn lọc tần thấp (choke)...Sắt silic thường được dập thành những tấm EI, còn được dập thành băng dài và cuốn lại thành lõi hình xuyến. Do cấu tạo như vậy nên sắt silic có độ dẫn từ tốt, trở kháng đối với từ thông có tần số thấp nhỏ, do đó được dùng làm biến áp công nghiệp, cũng như trong AUDIO, làm cuộn chặn (choke). Do dòng fuco trong lõi sắt silic lớn nên người ta phải cán mỏng thành những lá thép và được sơn phủ để cách điện khi ghép chúng với nhau để giảm dòng fu cô . * Ferit: gồm bột Ôxit sắt và một số kim loại khác như Kền, Kẽm, Mangan, trộn với chất keo dính và được ép theo vật liệu định hình (của nhà thiết kế). Fe rít có tổn hao dòng fuco rất nhỏ nên thường được dùng trong các thiết bị cao tần như làm anten trong máy thu, các biến áp cao tần, Do cấu tạo là các hạt sắt ...cách điện nên fe rit có trở kháng lớn đối với dòng điện có tần số thấp, điều này có nghĩa là từ thông của dòng điện tần số thấp như điện công nghiệp, dải âm tần sẽ bị suy hao lớn khi dùng lõi Fe rịt Do vậy người ta không dùng lõi fe rit trong các thiết bị âm tần là vây.
Trong các trạm điện cao thế của các nhà máy thì cũng dùng cái này+ hệ thống tụ thì phải. Mấy chuyên gia lại nói là công dụng của nó là để lọc "sóng Hài" qua bài này thì cũng hiểu thêm đôi chút.
Vậy có nghĩa nếu em chỉ dùng Choke không cần dùng tụ lọc có được không nhỉ ? Thay vì dùng tụ lọc em chơi khoảng 10 con choke nối tiếp nhau, cho dòng nó phằng lì luôn cái này chưa nhìn thấy ai làm bao giờ. Ngược lại không dùng choke, chỉ dùng tụ lọc, cái này thì em thấy nhiều rồi.
Mạch lọc trong các ampli dùng đèn thường là mạch lọc hình Pi (П): 2 nhánh 2 bên là tụ, nhánh ngang trên cùng là Choke hoặc trở thuần (R). Để giảm khối lượng và giá thành, một số Ampli công suất rất lớn người ta không dùng choke mà dùng trở có R nhỏ, ở đây thường lắp mạch CS theo kiểu PPP nên từ thông trong 2 nửa cuộn sơ cấp BA OPT triệt tiêu nhau => giảm ù 100hz và các sóng hài...Có nhiều kiểu lọc (cho nguồn B+ hoặc B++). Để lọc cho nguồn B++, lúc này không cần dòng lớn nên người ta thường dùng mạch lọc hình Pi với nhánh ngang là R (để giảm chi phí và khối lượng). một mạch lọc điện áp một chiều cấp điện cho máy thu thanh hoặc ampli không bao giờ dùng các cuộn choke nối tiếp nhau mà không có tụ. Có thể có nhiều mạch lọc hình Pi liên tiếp để lọc điện 1 chiều cho các thiết bị âm thanh cao cấp ...
Đúng là dính đến kỹ thuật là phải thực hành mới hiểu được, chứ cứ nói lí thuyết chẳng biết đến bao giờ mới xong, cám ơn bác vì kiến thức quý báu.
Các Bác ới ! Đã bác noà dùng chấn lưu thay CHOKE chưa? Các bác đã đo thử được bao nhiêu henr? Cảm ơn và trân trọng!
em chưa thấy nhưng nếu có thì lại phải bàn tiếp: chất âm phụ thuộc chấn lưu như thế nào, ví dụ Rạng đông, Philips,...
Choke (cuộn cảm) nói chung được dùng rát phổ biến trong các mạch điện tử, có rất nhiều phương pháp để làm ra sản phẩm này tùy theo mục đích của người sử dụng, có thể dùng lõi không khí (không có lõi), có thể dùng lõi silic, ferite...Nói về cuộn dây , biến thế rất ít người nắm bắt rõ ràng được được, kể cả kỹ sư điện tử vì trong quá trình học rất ít nói về cuộn dây và hiện nay tại Việt Nam chúng ta cũng rất khó tìm cuốn sách nói về sản phẩm này, nói tóm lại choke có thể làm nhiều trức năng : Lọc điện (AC/DC), nối tầng, phối hợp trở kháng ...v v. Nhưng các bác chú ý tùy vị trí sử dụng mà vật liệu người ta thiết kế cho phù hợp thì mới có tác dụng, ví dụ không thể dùng lọc AC thay cho lọc DC mặc dù chocke có công xuất và điện cảm giống nhau.
Chấn lưu cho đèn tuýp 40W thì đo được 1 Hen. Dòng 0,4A. Như vậy dòng hơi thừa đối với amp công suất nhỏ, Điện cảm thì hơi thiếu, muốn đủ thì nối tiếp 2 cái vào. Tôi nghe thử thấy cũng chả kém tự quấn.
Re: Mình thấy cụ ấy có mấy cuộn nhớn nhớn vòng kìa, thỉnh thoảng kẹp đìu thức tỉnh.... :lol: Spam chút nha
Cảm ơn Bác ! Tối qua em đã thử rồi vì không có đồng hồ đo tự cảm nên không biết là bao nhiêu henr tuy nhiên lắp vào nghe cũng được rất trong, không có chút ù sì đỡ phải cuốn chock !!!
Có nhiều amp không cần dùng choke mà dùng đèn nắn, tụ lọc, diot thay choke, nhưng em thấy dùng choke vấn cho âm thanh hay hơn mấy cái kia. Có nhiều trường hợp dùng choke để nối tầng nghe cũng rất phê con tê tê
Cuốn xong cuộn dây 0.3mm định ghép vào FE nguồn 2,8cm tháo máy để làm choke thì đọc topic này. 3000 vòng dây của em la 0 sao? Huhu
Được chứ bác, ngừơi ta gọi đấy là grid choke. Bác cứ search grid choke sẽ có rất nhiều tài liệu về cái này. AMpli của Morikawa rất hay sử dụng grid choke thay vì interstage transformer.