Có bác nào ở HN kèm xe đạp em ráp con HBird này với. Tham khảo các topic rồi nên e cân nhắc là sẽ làm cấu hình này. Có bác nào chịu chỉ tay nắn chữ cho em thì hay lắm. Em cảm ơn nhiều.
Món hybrid này thực sự đạt tiêu chí :ngon-bổ-rẻ các bác ạ.Quá trình làm sẽ khó hơn làm tube nhưng lại dễ hơh làm ss .2 năm nay tôi đã làm được 6 phiên bản mạch hybrid.phiên bản cuối cùng có cấu hình : 6SL7 + 6V6 ++ 6AS7 +BJT + MOSFET +XUẤT TỤ. (dấu + là ghép trực tiếp,dấu ++ là ghép tụ ).Mạch hybrid này nghe rât tốt,nhất là thể loại nhạc cỏ điển .
Mách các bác tầng output stage do em tự nghĩ ra, nối thẳng vô Anode đèn Pre, mạch này trung âm tốt, bass mạnh mẽ và độ động cao, nghe giao hưởng phê lòi...tai Q1,Q2:C2383 Q3,Q4:C2073,A1101 Q5,Q6:C5200,A1943 Nguồn 100V có thể dùng với các em đèn anode thấp
Mạch của bác chỉ đúng tên sơ đồ lí thuyết thôi ,không có tính khả thi.Với điện áp cấp nguồn này thì sẽ chết ngay khi vừa đóng điện ,hoặc nói ngọng !
Em lắp rồi bác ạ, hai năm nay bạn em nó vẫn nghe có chết chóc gig đâu? một người ở Hà Nội cũng có con ampli tầng ra kiểu này Những mạch em vẽ bằng Paint là do em tự thiết kế và chạy tốt từ nhiều năm trước nay chia sẻ các bác chơi thử, không phải siêu tầm trong mạng đâu hehe Kính chúc các bác say mê ... :mrgreen: hy sinh nhiều hơn và các đại lý ...mạch in sẽ cảm ơn cộng đồng audio chúng ta nhiều hơn :twisted: Bác an HP dám chơi cá độ với em ko thì bẩu nhá, không chơi phán,như vậy ko chính xác lắm!
Em nood, bác có thể liệt kê 1 vài loại đèn được kô ạ, cho cái sô đồ mạch hoàn chỉnh mà bác đang chạy đi ạ Kính!
Trong các loại transistor bán dẫn thì BJT cho âm mộc hơn, còn FET thì cho âm trong trẻo và thiên cao tốt hơn (điển hình là mấy con opamp dùng BJT và FET khác nhau thấy rõ); nói chung bán dẫn nếu đem so sánh với tube thì bán dẫn thường thua tube ở trung âm, còn tube thua bán dẫn ở tính mạnh mẽ cao trào. Nếu ghép ngã vào tube với ngã ra bán dẫn (đặt biệt là FET) theo em sẽ cho thứ âm thanh toàn dãy đẹp nhất :?: ....và cái đó hình như gọi là hybrid thì phải :mrgreen:
BJT khó làm hay nhưng đã làm cho hay rồi thì FET cũng bỏ chạy mất tiêu :twisted: em thik chất tiếng của thằng BJT hơn, thằng FET nó trình diễn như là để hoàn thành nhiệm vụ chứ hông phải là biểu diễn,FET sạch sẽ, trơn tru nhưng lạnh lùng vô cảm.Thằng đèn ướt át mướt rượt như tóc con gái 17 nhưng mà ...yếu quá
Ối bác diễn tả dí dỏm và vui thật. Thật ra thì truyện tranh cãi BJT >< FET >< Tube nó không có hồi kết thúc và khó định lượng hay định chất là cái nào hay hay cái nào dở vì có nhiều yếu tố chi phối. - Về bán dẫn thì FET cũng chia làm 2 thằng đang được dùng phổ thông 1 là MOSFET công nghiệp và 2 là MOSFET Audio. - Độ hỗ dẫn thì BJT > MOSFET công nghiệp > MOSFET Audio > Tube nên về mặt kỹ thuật thuần túy khi dùng thêm Hồi tiếp thì độ méo và tổng trở ra của BJT < MOSFET < MOSFET CN < MOSFET Audio < Tube. Tuy nhiên người ta không khi nghe để nhận xét "hay hay dở" không phải chỉ là sự chính xác âm thanh mà còn những hài liên hệ (có khi ở mức độ rất cao có khi rất thấp) cộng với sự tương tác của ampli với loa (vốn linh kiện khác nhau tổng trở ra khác nhau khi phối với loa sẽ tạo sự tương tác khác nhau vì loa không phải là điện trở thuần như tải giả) . - Linh kiện MOSFET ngày nay đang được phát triển nên âm thanh mỗi ngày mỗi tốt hơn nhất là MOSFET Audio. Tuy nhiên MOSFET Audio không được dùng phổ thông nên giá thành gấp 5 lần các linh kiện công suất bán dẫn khác cũng là cái bất lợi rất lớn của nó trong sự phổ dụng cũng như vận tốc phát triên.
Bác Dê giải thích dùm em chỗ này cái ? vô tình em đọc đc 1 bài của 1 chú tây nói là :gần đây dân chơi audio ( ở nước chú ấy ở ) đổ dồn sang lắp ( cả các hãng audio cũng lắp) loại amp bán dẫn chạy sò Fet loại nho nhỏ( sò kích cỡ nhỏ) nhưng là đặc chế cho audio. Nên cho ra chất âm hay lém ( chú tây này hơi cực đoan nói là ở đó chúng nó bỏ tube rồi và đi theo hướng cũ nhưng mà mới về chất liệu & sơ đồ mạch). K bít có đúng k nữa :?: Mấy tháng nay em để ý thấy một số hãng audio có cho ra rất nhiều sản phẩm như vậy & đc review rất tốt & em có nhòm trong máy của chúng thì thấy trông nó rất đơn giản nhưng mà hay hơn cái em dùng rõ ràng.
Có lẽ họ ráp bằng "Power JFET" là JFET công suất cao chế tạo ra hòng tăng chất lượng linh kiện dùng cho nguồn xung mà bây giờ chủ yếu là MOSFET công nghiệp vì Power JFET có vài ưu điểm mà Power MOSFET không có. Power JFET trong 1 khoảng vùng đặc tuyến nào đó rất giống đèn 3 cực và họ (ngay cả Nelson Pass) tận dụng vùng đặc tuyến này để làm ampli được thể chất âm đèn 3 cực và những ưu điểm khác của bán dẫn. Giới hạn của Power JFET này hiện nay là điện thế hoạt động rất thấp và công suất tiêu tán cũng rất thấp chủ yếu thiết kế cho nguồn xung áp thấp dòng cao. Do công suất tiêu tán giới hạn và điện áp hoạt động giới hạn nên rất khó dùng cho ampli Audio công suất trung bình hoặc cao mà chỉ khả thi ở 1-2W. Cũng vì giới hạn này mà chính cá nhân em cũng đã từng nói truyện với hãng chế tạo Power JFET vê kế hoạch sx linh kiện công suất cao hơn và áp cao hơn nhưng họ nói là không và vào thời điểm đó thì hình như họ đã bắt đầu có hãng lớn muốn mua công nghệ của họ nên họ cũng chẳng thiết tha gì cho công nghệ Audio vốn không to lớn lắm. Cũng vì thế hồi đó mua được con Power JFET này cũng không phải là dễ vì công nghệ mới ra nên ít đại lý nên phải mua số lượng nhiều nên 1 số club chơi họ hùn với nhau mua cùng 1 lúc. Em chậm tay nên chưa kịp mua đã vậy chỉ có vỏn vẹn 1-2W thì cũng không phải là tiếc nối. Khi xưa thập kỷ 70 cả Yamaha và Sony đều cho ra linh kiện tương tự như vậy nhưng chỉ sau vài năm là không còn sx nữa vì giá thành chế tạo quá cao làm các Audiophile chưng hửng. Linh kiện của Sony và Yamaha lên đến 70W - 100W.
Thanks bác Mạch này không có tín hiệu thì sò đã ấm ấm tuy gắn trên tản nhiệt khá lớn Ngày xưa em cũng thik nghe mạch này lắm, nay chế thêm nhiều món quá nên lãng quên nó em nhớ muốn nó nguội hơn thì thay con diode 1N4148 bằng 1N4007 hoặc FR003 Em khoái tự thiết kế ra mạch hơn xài mạch có sẵn dù mình làm không bằng người ta nhưng nó cho cảm giác thích hơn
Hình như cụ Pass nhận thấy JFET làm ngã vào hay hơn MOSFET nên mấy dòng power sau này cụ hay dùng JFET ngã vào, chỉ ngã ra là MOSFET; điển hình như cái Aleph J thực chất giống Aleph 3 nhưng cụ đã cải tiến ngã vào là JFET và kết quả cụ đã phán câu sau: "I consider it the best of the Aleph series" :lol:
Đương nhiên rồi ạ! Nó đã từng đòi em là giá thành để sx 1 linh kiện cho Audio như vậy giá khởi đầu có đến 11 triệu USD Em không ngạc nhiên nhưng đương nhiên là ... quay về chơi đèn tiếp ... Ngoài tube ra thì JFET là linh kiện thứ 2 mà em thích thích kế tiếp cho Audio; và cuối cùng là MOSFET Audio thế hệ mới nhất.
Em không nghĩ cụ Phát bây giờ mới biết truyện này vì rất nhiều người biết cách đây hơn 20 năm. Cụ Phát không dùng nó bởi vì JFET hskd không hơn MOSFET đã vậy lại không đủ sức để lái hữu hiệu tầng MOSFET công suất nên cụ đành phải dùng MOSFET. Hơn nữa, theo em đoán, ý đồ của cụ còn định dùng tính chất không tuyến tính của 1 linh kiện để triệt tiêu phần nào tính chất không tuyến tính của linh kiện kế đó ... nên mạch cụ rất ít tần khuyếch đại và thường được thiết kế theo số chẵn (lấy trước triệt sau) nên dùng MOSFET pre/driver kéo MOSFET power cho trọn câu thề. Em không biết đồ mới của cụ là dùng JFET loại gì nên không dám ẩu tại sao cụ lại đổi qua JFET. Và em cũng chưa biết mạch đời mới của cụ như thế nào nên không biết cụ có mắc song song JFET để tăng công suất hay là kết hợp thêm với linh kiện bán dẫn khác hay không (JFET+BJT; JFET+MOSFET) hoặc có thể Power JFET?
Đây nè bác DZ ới ơi! Bác xem mạch rồi phán giúp em coi âm thanh con Aleph J có hay hơn con Aleph 3 không để em còn biết làm một cái Sau 13 năm thì cụ đã thay MOSFET ngã vào của AL 3 để biến thành AL J