CLASS A, B, AB LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by ThaoNguyen, 19/9/06.

  1. dinhthuy

    dinhthuy Advanced Member

    Joined:
    20/5/08
    Messages:
    706
    Likes Received:
    6
    Đối với các mạch khuếch đại dùng trong audio (cũng như các thiết bị khác) , khi dùng tới linh kiện như transitor hoặc đèn điện tử đều phải tuân theo các cách phân cực cho loại linh kiện này như class A , class B , class AB . Đối với class A là phân cực tĩnh cho linh kiện sao cho nó luôn hoạt động (dòng cao nhưng ở mức độ an toàn của linh kiện ) nhằm đưa linh kiện hoạt động ở vùng tuyến tính của nó , mạch có ưu điểm là ít méo (kể cả khi biện độ tín hiệu vào nhỏ) nhưng nhược điểm là hiệu suất nhỏ ( thường gặp ở mạch tiền khuếch đại , rất ít khi dùng ở tầng suất ở các amply bình dân ) . Class B là mạch phân cực thấp , ưu điểm hiệu suất cao nhưng méo rõ rệt bác nào có amply chạy ở class này thì nghe ca sĩ một tay bịt mũi một tay cầm micro hát nên mạch này ko sử dụng cho audio , chỉ có class AB là tận dụng được ưu điểm và dung hòa khuyết điểm của hai cách phân cực , và thường dùng cho tầng suất của amply và dùng theo mạch đẩy kéo PP . Còn class C thì làm việc theo chế độ xung khi dẫn thì bão hòa trên classA khi nghỉ thì dòng nhỏ nhất dưới classB thường ứng dụng nhiều cho nguồn switching vì hiệu suất cao năng lượng tổn hao ít và có ứng dụng trong audio ở class D và T khi đó tín hiệu audio dược điều biến lên tần số cao qua khuếch đại công suất sau đó tần số cao bị chặn lại chỉ còn tần số âm tần , ưu điểm là hiệu suất cao ít giải nhiệt , nhược là vẫn còn xót lại F cao tần ít nhiều ảnh hưởng đến loa , nếu lọc kỹ thì dễ mất tần số âm thanh ở dãi cao , còn class H là chế độ bù áp khi cần công suất lớn ở đây thấy rõ ở các amply dùng 2 nguồn +- một cao một thấp khi ở mức công suất thấp thì mạch công suất làm việc với nguồn áp thấp còn khi cần cs thì có transitor CS chuyển mạch làm việc ở áp lớn hơn thường thấy ở amply marzant hoặc IC STK , NAD ưu điểm là ít nóng hì .
     
  2. nhuquynh

    nhuquynh Advanced Member

    Joined:
    3/1/09
    Messages:
    63
    Likes Received:
    0
    trong mạch khuyếch đại dùng triod bán dẫn:
    class A là khi cực điều khiển luôn luôn âm so với cực N (hoặc là cực P). Lúc đó, khi được cấp một tín hiệu xoay chiều vào cực điều khiển thì triod bán dẫn hoạt động với dòng khuyếch đại nhỏ với độ tuyến tính cao, với audio thì âm thanh sẽ trung thực hơn.
    class B là khi cực điều khiển luôn luôn dương so với cực N (hoặc là cực P). Lúc đó, khi được cấp một tín hiệu xoay chiều vào cực điều khiển thì triod bán dẫn hoạt động với dòng khuyếch đại lớn. Do khuyếch đại nhiều với dòng lớn nện có độ tuyến tính thấp, với audio thì âm thanh sẽ trung thực ít hơn.
    class AB là khi cực điều khiển hoạt động, có một nửa bán kỳ dương và một nửa bán kỳ âm so với cực N (hoặc là cực P). Lúc đó, khi được cấp một tín hiệu xoay chiều vào cực điều khiển thì triod bán dẫn hoạt động với dòng khuyếch đại lớn lớn hơn class A nhưng nhỏ hơn class B. Do đó độ tuyến tính cũng thấp hơn class A nhưng cao hơn class B.
    Tuy nhiên, cũng còn tùy theo linh kiện thuộc về đẳng cấp nào. Có nhiều linh kiện cao cấp, có độ tuyến tính cực kỳ cao cho nên là mặc dù là khuyếch đại class B với hiệu suất cao công suất lớn mà vẫn tuyến tính hơn cả những linh kiện phẩm cấp kém khuyếch đại class A
    Do đó cho nên có đồ hi - end chạy class AB vẫn đập chết đồ chợ chời chạy class A.
    Với cái mạch chạy class AB, nếu bạn cho nó hát nhỏ, vặn volume bé, thì tín hiệu xoay chiều cấp vào cực điều kiển thấp nên cực này vẫn âm, nên ampli của bạn chỉ chạy ở class A mà thôi. Như vậy thì ampli class AB có nhiều điểm lợi so với cả class A và class B. Dùng class AB là hiệu quả nhất đấy bạn.
    Lão chủ chại gà bảo tôi thế, bạn thấy đúng không?
     
  3. litono

    litono Advanced Member

    Joined:
    2/5/08
    Messages:
    2.057
    Likes Received:
    18
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
  4. phidiep

    phidiep Advanced Member

    Joined:
    6/12/08
    Messages:
    4.678
    Likes Received:
    72
    Location:
    Bang chém zó
    Sau khi đọc hết 3 trang về Class A, B, AB ... xyz em bị "tẩu hỏa nhập ma" rồi. Hự... cứu em với... ngất...
     
  5. lcb010485

    lcb010485 Advanced Member

    Joined:
    19/6/06
    Messages:
    114
    Likes Received:
    12
    Location:
    Xala - Hà Đông - Hà Nội
    Ngày xưa em học lười quá nên bjo thiệt quá! Theo em biết thì tuyến tính là tín hiệu ra luôn có cường độ hoặc biên độ lớn hơn n lần cường độ hoặc biên độ tín hiệu vào thì phải? Vì thế nên amply chỉ khuyếch đại theo lý thuyết là thuần tuý chứ không làm méo tín hiệu ra.
    Vậy nên các bác mở nhỏ đủ nghe thôi nha! Hic em spam tí !
     
  6. Sonnguyen-corp

    Sonnguyen-corp Advanced Member

    Joined:
    19/12/08
    Messages:
    222
    Likes Received:
    0
    Đêm thanh vắng, làm vài ly, mở Class A nghe nhè nhẹ, cảm giác âm thanh chi tiết vô cùng....
     
  7. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    892
    Likes Received:
    151
    Chào các bác ,theo em được biết amp chay class A thuần 100% sau khi bật máy lên (chưa phat nhạc) sau khoang 15 đến 20 phút ,khi để tay lên mặt trên của amp sẽ nóng rực , riêng em đang sử dụng amp luxman l-430 (theo em biết amp này chay class B thuần) sau khi bật lên khoảng 30 phút amp nóng (mặc dù chưa phát nhạc) em để như vậy sau 1 đêm amp rất nóng(nóng đều 2 vế ) em có lấy từ mang về đươc sách hướng dẫn sử dung (trang đầu tiên nó yêu cầu chỉnh lại BIAS sao cho mỗi vế 60 mA (+-10)em chưa dám chỉnh vì không có thiết bị đo , xin hỏi các bác tình trang như trên amp có bị gì không ,xin cám ơn .

    Chào .
     
  8. dinhthuy

    dinhthuy Advanced Member

    Joined:
    20/5/08
    Messages:
    706
    Likes Received:
    6
    Amply của bác chạy class AB và có thể nó đang gần A nên hơi nóng 1 chút , nếu nó ko quá nóng thì bác có thể yên tâm để nghe sẽ hay hơn khi bias xuống dòng thấp hơn , còn để chỉnh bias thì bác mở amply ra nhìn thấy mấy em trở công suất có giá trị từ 0,22R đến 1R nối từ chân E sò CS , bác lấy đồng hồ vom loại digital đo điện áp tại 2 chân điện trở bác chỉnh biến trở bias sao cho dòng điện theo định mức như catalog( nếu bác muốn )điện áp bác đo được bằng dòng bias nhân với điên trở CS trên ( ví dụ điện trở đó là 1R thì U bác đo được là 60mA * 1R = 60mV = 0,06V )đồng hồ bác phải đo được áp vôn sau 3 dấu phẩy
     
  9. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    892
    Likes Received:
    151
    Chào bác dinhthuy ,như theo bác em nên chỉnh bias sau đó đo dòng vào khoảng 55mA là được , xin cám ơn , thời gian tới em sẽ tiến hành làm thử .
    Chào bác .
     
  10. phuctx

    phuctx Advanced Member

    Joined:
    19/5/08
    Messages:
    777
    Likes Received:
    74
  11. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    892
    Likes Received:
    151
    Amply của bác chạy class AB và có thể nó đang gần A nên hơi nóng 1 chút , nếu nó ko quá nóng thì bác có thể yên tâm để nghe sẽ hay hơn khi bias xuống dòng thấp hơn , còn để chỉnh bias thì bác mở amply ra nhìn thấy mấy em trở công suất có giá trị từ 0,22R đến 1R nối từ chân E sò CS , bác lấy đồng hồ vom loại digital đo điện áp tại 2 chân điện trở bác chỉnh biến trở bias sao cho dòng điện theo định mức như catalog( nếu bác muốn )điện áp bác đo được bằng dòng bias nhân với điên trở CS trên ( ví dụ điện trở đó là 1R thì U bác đo được là 60mA * 1R = 60mV = 0,06V )đồng hồ bác phải đo được áp vôn sau 3 dấu phẩy[/quote]

    Chào bác ,em chưa có dịp chỉnh cây l-430 thì găp được em l-507 nghe âm thanh được wá, nên cho em l-430 đi ,dầu gì cũng cám ơn bác đã chỉ dẫn .Em luxman l-507 1 vài người cho biết nó chạy class B "toàn phần", theo bác thì sao ạ , nhân tiện bác cho em 1 vài nhận xét về em nó luôn ạ .
    Thanks .
    Chào .
     
  12. moigot

    moigot Advanced Member

    Joined:
    7/5/08
    Messages:
    199
    Likes Received:
    1
    em có nghe nói có cả class H và class D,bác nào biết cho em và diển đàn cùng chia sẽ và học hỏi
     
  13. ThanhVu

    ThanhVu Approved Member

    Joined:
    17/4/09
    Messages:
    28
    Likes Received:
    1
    Em chào các bác.
    Em là thành viên mới tham gia Diển Đàn VNAV,rất vui được làm quen các bác.
    Về vấn đề các bác đang phân tích là các loại mạch khuyếch đại dùng trong audio em xin tham gia.
    ClassA thì topic đã phân tích đầy đủ em thêm tí hình cho dể hiểu

    ClassB cũng có bác nói đủ,em thêm hình thôi
     

    Attached Files:

  14. ThanhVu

    ThanhVu Approved Member

    Joined:
    17/4/09
    Messages:
    28
    Likes Received:
    1
    Và nhược điểm của classB là bị méo xuyên tâm.

    Class C chỉ khuyếch đại phần đỉnh của tín hiệu.Không dùng trong khuyếc đại âm tần mà chỉ dùng trong cao tần.
     
  15. ThanhVu

    ThanhVu Approved Member

    Joined:
    17/4/09
    Messages:
    28
    Likes Received:
    1
    Class H,thường dùng trong các bộ khuyếch đại công suất lớn.

    Class H có 2 nguồn riêng biệt,nguồn thấp dùng cấp cho Q2 qua 1 diode,nguồn cao cấp cho Q1.
    Khi chưa có tín hiệu vào hoặc tín hiệu vào nhỏ chỉ có Q2 ở trạng thái dẩn,Q1 ngắt do mức áp trên chân E của Q1 cao hơn chân B của nó.
    Ứng dụng của class H thường để thay thế cho class AB,ưu điểm của nó là có thể phân cực cho Q2 rất cao ở class A nhưng transistor công suất không quá nóng do nguồn cung cấp thấp khoảng trên dưới 15V,cải thiện chất lượng âm thanh khi mở volume ở vị trí rất nhỏ vì lúc này mạch gần như chạy kiểu classA.
    Khi tín hiệu ở mức cao hơn thì Q2 sẽ dẩn bảo hòa như 1 khóa điện tử,Q1 làm nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu,vì Q2 bảo hòa nên sinh nhiệ rất ít và Q1 chỉ dẩn theo tín hiệu âm nhạc nên gần như không có dòng phân cực tĩnh trong trường hợp này.
    Với 2 yếu tố trên thì classH hơn hẳn class AB về hiệu suất do ít sinh nhiệt và chất lượng âm thanh ở mức tín hiệu nhỏ do được phân cực gần classA,heatsink không cần phải quá lớn.
    Nhược điểm là dùng đến 2 nguồn,khả năng chuyển mạch không khớp nhau khi thay đổi trạng thái giữa 2 mức tín hiệu là có thể xảy ra và quan trọng hơn là dùng nhiều sò công suất làm tăng giá thành sản phẩm nhưng không cải thiện được khả năng mang tải.
     

    Attached Files:

  16. ThanhVu

    ThanhVu Approved Member

    Joined:
    17/4/09
    Messages:
    28
    Likes Received:
    1
    Class G,về nguyên lý thì gần giống như classH nhưng chỉ có transistor phía dưới là khuyếch đại tín hiệu(TR3),TR6 chỉ có nhiệm vụ cung cấp nguồn cao cho TR3 làm việc,TR6 không tham gia khuyếch đại tìn hiệu.
     

    Attached Files:

  17. ThanhVu

    ThanhVu Approved Member

    Joined:
    17/4/09
    Messages:
    28
    Likes Received:
    1
    Riêng classD thì chạy theo 1 nguyên lý khác,các sò công suất chỉ chạy 2 trạng thái hoặc ngắt hoặc dẩn nên tiêu tán nhiệt rất thấp.
    Về nguyên lý vận hành thì tín hiệu âm tần được mang vào so sánh với 1 xung tam giác có tần số chuẩn khá cao khoảng 400khz đến 700khz,tín hiệu sau khi so sánh được khuyếch đại và qua 1 mắc lọc cao tần để trở về dạng tín hiệu âm tần nguyên bản.

    Còn có 1 biến thể khác nửa của classD là không có mạch dao động xung tam giác nhưng mạch công suất được thiết kế hồi tiếp dương nên mạch tự dao động cũng ở khoảng tần số này.
    Ưu điểm classD là hiệu suất cao,tiêu tán nhiệt thấp,nên bộ khuyếch đại rất gọn nhẹ.
    Nhược điểm là có bộ lọc cao tần LC rất đơn giản nên còn xót lại 1 chút cao tần trong tín hiệu ra loa.
     

    Attached Files:

  18. ThanhVu

    ThanhVu Approved Member

    Joined:
    17/4/09
    Messages:
    28
    Likes Received:
    1
    Một dạng khác nữa phát triển từ classD là dạng classT
    ClassT có tần số dao động cao hơn classD,thông thường từ 700khz đến 1.2mhz.
    Tần số lấy mẩu cao hơn nên độ mịn của tín hiệu cũng tốt hơn,cao tần ở trong tín hiệu ra cũng được loại bỏ đáng kể,dải tần số hoạt động được nới rộng,tiêu tán nhiệt rất ít nên thường không cần tản nhiệt.
    Em xin tóm sơ lại như sau:
    ClassA là mạch khuyếch đại cho chất lượng tốt nhất,hiệu suất thấp,nóng,cồng kềnh.
    ClassB chỉ có trong lý thuyết,ít sử dụng trong thực tế.
    ClassAB được sử dụng rộng rải nhất phổ biến nhất do tối ưu về chất lượng,giá thành,nóng vừa phải và phù hợp với đa số công chúng.
    ClassC chỉ dùng trong khuyếch đại cao tần,không có ứng dụng trong âm tần.
    ClassD dùng nhiều trong các thiết bị như sub, cát xét CD,...Cũng có 1 số thiết kế trong các bộ khuyếch đại gia đình, công suất lớn,chuyên nghiệp...
    ClassT sẽ có ứng dụng nhiều trong tương lai bởi nhiều ưu điểm hơn classD nhưng hiện tại chưa thấy những bộ khuyếch đại công suất lớn,chuyên nghiệp chạy classT :(
    Em có gì sơ suất mong các bác chỉ giáo để em học hỏi thêm ạ.
    Thank
     
    fleethl likes this.
  19. moigot

    moigot Advanced Member

    Joined:
    7/5/08
    Messages:
    199
    Likes Received:
    1
    cám ỏn bác thanhvu,thú thật em đang để ý power crestaudio ca-6 vì có class d nhung chua hiểu
     
  20. moigot

    moigot Advanced Member

    Joined:
    7/5/08
    Messages:
    199
    Likes Received:
    1
    bác thanhvu có biết ai bán crosover xta dp 226 đả qua sủ dung chỉ cho em nhé
     
  21. ninu

    ninu Advanced Member

    Joined:
    12/10/07
    Messages:
    58
    Likes Received:
    47
    Em đọc nãy giờ xong xem lại chú amp Pionner QA-80A của em chả biết CLASS gì hết các Bác ơi !
     
  22. thienchay

    thienchay Advanced Member

    Joined:
    13/9/08
    Messages:
    1.242
    Likes Received:
    3
    Location:
    Biên Hòa - Đồng Nai
    Em thấy trên mạng có cái này , bác nào pro English thì dịch dùm cho ae tham khảo với ạh . :wink:
    Amplifier classes
    Amplifiers are commonly classified by the conduction angle (sometimes known as 'angle of flow') of the input signal through the amplifying device; see electronic amplifier.

    Class A
    Where efficiency is not a consideration, most small signal linear amplifiers are designed as Class A, which means that the output devices are always in the conduction region. Class A amplifiers are typically more linear and less complex than other types, but are very inefficient. This type of amplifier is most commonly used in small-signal stages or for low-power applications (such as driving headphones).
    Class B
    In Class B, there are two output devices (or sets of output devices), each of which conducts alternately for exactly 180 deg (or half cycle) of the input signal.
    Class AB
    Class ABamplifiers are a compromise between Class A and B, which improves small signal output linearity; conduction angles vary from 180 degrees upwards, selected by the amplifier designer. Usually found in low frequency amplifiers (such as audio and hi-fi) owing to their relatively high efficiency, or other designs where both linearity and efficiency are important (cell phones, cell towers, TV transmitters).
    Class C
    Popular for high power RF amplifiers, Class C is defined by conduction for less than 180° of the input signal. Linearity is not good, but this is of no significance for single frequency power amplifiers. The signal is restored to near sinusoidal shape by a tuned circuit, and efficiency is much higher than A, AB, or B classes of amplification.
    Class D
    Class D amplifiersuse switching to achieve a very high power efficiency (more than 90% in modern designs). By allowing each output device to be either fully on or off, losses are minimized. A simple approach such as pulse-width modulation is sometimes still used; however, high-performance switching amplifiers use digital techniques, such as sigma-delta modulation, to achieve superior performance. Formerly used only for subwoofers due to their limited bandwidth and relatively high distortion, the evolution of semiconductor devices has made possible the development of high fidelity, full audio range Class D amplifiers, with S/N and distortion levels similar to their linear counterparts.
    Other classes
    There are several other amplifier classes, although they are mainly variations of the previous classes. For example, Class H and Class G amplifiers are marked by variation of the supply rails (in discrete steps or in a continuous fashion, respectively) following the input signal. Wasted heat on the output devices can be reduced as excess voltage is kept to a minimum. The amplifier that is fed with these rails itself can be of any class. These kinds of amplifiers are more complex, and are mainly used for specialized applications, such as very high-power units. Also, Class E and Class F amplifiers are commonly described in literature for radio frequencies applications where efficiency of the traditional classes deviate substantially from their ideal values. These classes use harmonic tuning of their output networks to achieve higher efficiency and can be considered a subset of Class C due to their conduction angle characteristics.
    Power Amplifier
    The term "power amplifier" is a relative term with respect to the amount of power delivered to the load and/or sourced by the supply circuit. In general a power amplifier is designated as the last amplifier in a transmission chain and is the amplifier stage that typically requires most attention to power efficiency. For these reasons, a power amplifier is typically any of the above-mentioned classes except Class A.
     
  23. habas

    habas Advanced Member

    Joined:
    2/12/09
    Messages:
    941
    Likes Received:
    10
    Re:

    :D bác giải thích dỏn giảng nhủ dang giỏn...mà trúng boong !
     
  24. dungng

    dungng Advanced Member

    Joined:
    10/12/08
    Messages:
    63
    Likes Received:
    1
    Em thường nghe nói ampli class A, AB,... Thế class A ở đầu CD có khác gì so với class A ở ampli không ạh?
     
  25. marshall

    marshall Advanced Member

    Joined:
    11/8/09
    Messages:
    50
    Likes Received:
    0
    Em cùng thắc mắc như bác này,bác nào giải đáp với.
     

Share This Page

Loading...