Giá nó đâu có rẻ nếu mua mới: http://fr.onlinecomponents.com/power-on ... p=22724343 Họ bán bán giá ve chai thì mua về ngâm cứu.
Detex cho sai sơ đồ là cũng dễ hiểu. Đó là công sức và trả giá của họ mới có được. Tuy nhiên với Diyer có kinh nghiệm hay hiểu sâu về class D sẽ nhận ra được. Ở sơ đồ 900W tôi thấy có vấn đề ở con điện trở 100 ohm song song với diode cực Gate của Fet có vấn đề, và con MUR120 chúng ta nên dùng đúng. Thường thì vì không có linh kiện nên hay thay bằng FR207.... Ở sơ đồ 2000W thì sai tương đối nhiều chỗ. Detex không thấy cung cấp SCH mà chỉ có PCB nên cũng cần cảnh giác. Trên thực tế tôi nhìn ảnh thật của 2000W lại thấy khác rất nhiều, bên dưới còn gắn vài con tụ SMD nữa "thiên chạy" tưởng đã chạy mất rồi hóa ra đang gặp khó khăn. Cứ chia sẻ ở đây tôi tin nhiều cái đầu cùng suy nghĩ sẽ được thành công.
Cục nguồn đó họ bán có 250K 1 em thôi (giá web > $500), hàng viễn thông tháo nguyên dàn tầm 10 cục, ve chai như vậy là rẻ rồi đó nhưng phải có 2 cục mới làm nguồn đối xứng được hoặc dùng làm nguồn cho stepper hoặc DC Servo. Vấn đề chính là con Rgate như em đã nói từ trước, nó còn phụ thuộc vào FET. Mạch này là dạng tự dao động nên không cần mạch tạo sóng tam giác, mạch có tạo sóng tam giác truyền thống về cơ bản là tốt hơn nhưng khó khăn chỗ làm nguồn sóng ít méo cần op-amp rất tốt. Dead-time ngắn thì dễ cháy FET, dài gây méo, IR2110 cũng không phải là loại chuyên class D, có IR2011 chuyên dùng vào việc này nhưng thiết kế cũng không đơn giản, nhược điểm là có 200V nên phải dùng nguồn dưới 60V. Hồi tiếp trước cuộn cảm phải lọc lại bằng mạch lọc riêng sau đó đưa vào op-amp sửa méo, sau cuộn cảm thì không cần nhưng đôi khi vẫn phải có mạch lọc. Diode cực G với diode bootstrap rất quan trọng, không có đành dùng FR, tuyệt đối không dùng schottky vì áp chịu có 40V thôi.
Nếu giá đó thì anhkhois mua về chia cho anh em đi ạ , Nhưng nếu được test trước thì tốt bác nhỉ , nếu có thể bác test giúp mọi người rồi ôm về hết , em đăng kí 2 cục nếu còn OK :mrgreen: .
Diode thì Thiên chấy qua anh đưa cho vài con 1N5811 lắp thử nghiệm cho tốt chứ xài diode FRxxx nó nổ banh chành cái mạch bây giờ. Cờ lát đê nghe mấy cao thủ nói diode xung quan trọng cực kì không thể thiếu mà mua thì khó, còn em giò thủ nên nghe theo thôi. Nguồn xung viễn thông giá tốt thì gom hết làm ampli tính ra rẻ hơn mua 1 cục nguồn xuyến.
Em vừa quyết định lượm thử 2 con "siêu nguồn xung" về test , ngõ ra của nó cắm được đầu jack phổ thông như trong hình, hỗ trợ giao tiếp I2C (có cách ly) điều khiển, đo áp, dòng, nhiệt độ, hỗ trợ nối song song chia dòng chủ động, bảo vệ quá áp, quá dòng, quá nhiệt... và đặc biệt là sai số sụt áp 1% (!?). Cắm AC (chỗ này có 1 dây nối vỏ là dây số 1, cẩn thận không cắm nhầm thì... :mrgreen: ), ổ cắm xẹt lửa nhẹ (đặc điểm của nguồn xung, nạp tụ nguồn), đợi tầm 2-3s cho nó check nguồn, xong nghe relay đá nhẹ cái tạch, áp lên 48V, đợi thêm 5s nữa cho mạch chờ giao tiếp, vì không có giao tiếp nên đèn vàng nháy báo lỗi I2C, sau đó áp lên trên 53V và ổn định. Em thử tải bằng DC Servo 32V-120W cắm thẳng thì không hề sụt tí áp nào. Rút nguồn mạch vẫn chạy, một lát sau led đỏ báo thấp áp nhưng quạt vẫn quay thêm ít nhất 10s nữa, đúng là quá khủng. Có hình bên trong em chụp tại chỗ bán họ mổ 1 con ra làm mẫu, linh kiện khá gấu, kết nhất là mấy cục biến áp xung, tụ nguồn sanwa 450V, tụ ngõ ra nippon chemi-con 820uF/63V.
Chính xác, họ rã nguyên máy nên có tầm chục con, hình mặt trước đây. Cái này 53V nếu nối 2 nguồn lại thì được nguồn +-53/3.2kW quá khủng khiếp, dư sức chấp amp class D của cụ Thienchay, làm amp sân khấu cũng được nữa. Còn cái nguồn này cũng khủng không kém, mỗi board nhổ được 3 con STTH6003 nhưng vì to nên giá chát hơn, 450k 1 máy.
Quá đã , có bộ nguồn này thì lấy class D đập 1 ohm cho nó đã , 2 cục mắc nối tiếp được +/- 53V (3200 W) :shock: , làm bộ 7.2 dùng 2 cục này làm nguồn thì bao nhỏ gọn nhẹ mà khủng nữa . Bác khoai nhớ cất giữ dùm em 2 cục nhé
Cặp nguồn xung của cụ Thienchay đã tập kết tại chỗ em, 2 cục bên dưới là của em, lúc nãy ra chỗ bán ngồi test thì hiện còn 3 cục nguồn nữa. Cái này tính ra quá gọn, rộng 17.7, dài 28, cao 5.1 cm, mỗi cục nặng 2,2kg.
Em đã test thử hết tất cả mấy cục "siêu nguồn xung" rồi, tất cả đều cho ra mức áp ổn định ở 53.3V và hầu như không sụt áp. Update thêm hình ruột gan em nó cho các bác thèm chơi. MOSFET ST W20N50, Diode xung IXYS DSSK60-015A, tụ nguồn nippon chemi-con, chip điều khiển của TI, nói chung là toàn hàng khủng trở lên.
Bác làm em nôn nóng gặp bác để chém ... gió quá :mrgreen: Nguồn +/-53V muốn khai thác nhiều công suất chỉ còn cách đánh tải thấp ohm , mà cái này thì tốn loa quá :wink: , không thì phải chơi Full Bridge , nếu rảnh bác nghiên cứu mạch này thử đi bác Khôi , Class D Full Bridge 1200W 1 Channel , em có Layout nhưng mà nhìn không được đẹp và xấu quá , bác Layout lại rồi có gì gửi em giặt ủi thử nghiệm nhé .
Nói chứ Class D em cũng ngán ngại nhiều vấn đề lắm, trình chưa đủ nên vẫn chưa dám tự thiết kế class D, 53V đánh BTL là chuẩn. Half-bridge bị hiện tượng "Pumping" nguồn nên khá nguy hiểm. Hướng của em là natural PWM và dùng High-speed Gate Driver như IR2011, điểm yếu là áp thấp (200V) nên chắc là đánh Full-bridge vì thường là làm SUB thôi. Thiết kế mạch công suất này vấn đề tụ cảm ký sinh, nhiễu EMI khá phiền phức nên còn phải ngâm cứu nhiều. Tầm vài chục kHz, vài chục V, vài chục A, vài trăm W em có làm rồi, vấn đề là mạch class D phải 200k trở lên mà tốt nhất phải 300~500kHz mới ngon, lúc đó đóng ngắt nhanh gây hao tổn sườn xung chưa kể Dead-time phải ngắn và bị giới hạn bới độ méo, mặc khác không giống motor chấp nhận méo nhiều, lệch áp điều khiển tốc độ thấp thì mạch Class D đảo chiều liên tục, độ rộng xung cũng thay đổi liên tục. Tất cả phải cân bằng và chỉ cần 1 yếu tố không hợp lý sẽ rất là nguy hiểm. FET cũng là 1 vấn đề vì FET mới dễ dính hàng anh 3 lắm, FET cũ thì lại không đa dạng mấy, em chưa toàn xài FET cũ vừa rẻ vừa tốt, em vẫn đang ngâm cú cái cờ lát đê này đây, ráng làm 1 em để đời, phá làng phá xóm mà vẫ tiết kiệm điện cho mấy bác nhà đèn.
bác Khôi ơi,tại sao ta không dùng cái mạch UCD,làm thêm 1 con IR2110 và 1 cặp FET nữa,câu high side con này vào low side con kia và low side con này vào high side con kia được thế ạ?lúc đó ta sẽ chạy luôn full bridge chứ bác :?
Cái chuyện câu low-side vào high-side em biết nhưng đâu có đơn giản đâu bác, mạch full-bridge thật sự không chỉ là 4 FET mà phải có sự kết hợp tần số và phase xung PWM một cách chính xác và nhịp nhàng giữa nửa cầu. Bác nhớ con TDA89x0 chứ, nó đánh BTL full-bridge được sỡ dĩ là chạy kiểu natural PWM, chủ động điều chỉnh tần số, 2 nửa cầu nhưng chỉ có 1 bộ tạo xung nên không sợ sai khác tần số. UCD hay Detex đều là mạch dạng self-oscillating nên việc chủ động về tần số và đồng bộ về phase là không thể. Mạch dạng này được cái đơn giản nhưng khó kiểm soát, mấy bác Tây còn bảo lỡ mà buồn buồn nó ngừng dao động là DC nguồn ra loa ngay :lol: . Full-bridge ưu điểm hơn hẳn, em đang ngâm cứu con IR2011 chuyên trị class D. Nguyên tắc là có mạch dao động tạo xung tam giác, op-amp ngõ vào để so sánh, hồi tiếp về sửa méo... sau đó dùng level-shifter giao tiếp với IR2011 kích FET, lúc đó IR không nằm ngay mass mà phải nằm dưới nguồn âm và phải cấp 12V cho nó nữa, nguồn xung em dùng cặp Power-one còn nguồn 12V em dùng module 12V/5A của TQ để cấp cho IR là đẹp.
Em xin báo cáo tình hình ạ , sau mấy ngày vất vả không hiểu sao em làm y chang Detex mà cái Amp em nó cứ kêu bẹt bẹt mà đáng lẽ ra phải bùm bùm :mrgreen: ..... Em mò mầm 1 hồi và em nó đã cất tiếng , em bỏ con trở 10 ohm nối từ Diode bosstrap lên +12V giống như UcD , và thay con Diode mới xịn hơn , kết quả hát ngay khi đóng điện . Em thấy có vẻ ổn hơn mạch UcD , vặn Vol 100% ko bị rè tí nào hết , DC ofset 1,2mV , AC offset 0,028 V , không ù không xì tí nào dù ghé sát tai vào loa , giờ đang tối nên em chưa dám thử kéo 2 ohm và max Volume :mrgreen: . Em làm với Layout này ạ , đang test với +/-35V không cần tản nhiệt , đợi có siêu nguồn từ bác anhkhois em sẽ test thử với điều kiện khắc nghiệt , và tra tấn nó như đã từng với UcD :twisted: , nếu nó sống sót và qua được thì các bác có thể yên tâm in ủi hàn rồi đó ạ .
Vậy là bác thấy mấy con trở với diode quan trọng rồi chứ, tụ bootstrap không nạp đủ IR tự shutdown để bảo vệ MOSFET, tương tự nguồn sụt dưới 10V cũng vậy, triệu chứng là mạch kích không lên cứ xẹt xẹt, giật giật. Chúc mừng bác. Bệnh này dễ biết lắm, kích DC cho mạch kích MOSFET lên gần VCC (tối đa 90-95% xung PWM) rồi đo áp tại tụ boostrap và áp Vgs của con MOSFET high-side mà bị sụt dưới 9-10V là mạch có vấn đề, đo khi có tải mới chính xác. Cặp siêu nguồn xung em cũng đã tra tấn thử rồi, dòng 5A thì sụt từ 53.3 xuống còn 53.2 :lol: , cắm cả đêm sờ không thấy nóng, dư sức chấp mạch của bác. CN lên SG gặp em rồi xách về tha hồ test. Tra tấn dòng lớn hơn em không có điều kiện, áp 2 con trở nhôm 22R nối song song vào một bên là tấm nhôm tản nhiệt, một bên là cục nhôm CPU máy tính độ quạt công suất lớn mà nóng không sờ tay vào được.