Mà em nói thật nhé, là dân DIYer với nhau, cái gì mình chế ra được thì mình làm chủ được nó, việc quái gì phải dấu ? cái chiêu đổ keo đen thui thực chất chỉ là sợ người khác biết nguồn gốc cái trò mèo của mình mà thôi, ví dụ em mua con TDA8954 này bán đầy dẫy trên mạng giá vài chục đồng về đổ keo kín mít rồi bảo là sản phẩm do em dày công nghiên cứu có được không ? http://www.audio-audio.cn/SupeSite/html/61/t-7461.html Ủa mà biết đâu cũng là anh em ruột với con của bác không chừng :lol:
Em thắc mắc chỗ dầu cách điện, xin bác chủ giải thích: Relay, nhất là dùng ở ngõ ra, cần phải có tiếp điểm tốt thì mới ít ảnh hưởng đến tín hiệu. Dầu cách điện thường được dùng trong các biến thế lớn với mục đích là cách điện và giải nhiệt. Vậy các bác dùng dầu cách điện cho relay thì tiếp điểm của nó bị cách điện mất rồi làm sao cho tín hiệu điện từ đi qua được?
Em biết bác là dân Pro thực sự, rất có tiếng ở vnav nhưng bác hỏi như vậy không sợ bi chê cười sao? Thông số kỹ thuật conTDA8954 không bao giờ đáp ứng được vì nó hồi tiếp ngay từ chính bản thân nó. Hơn nữa như em nói từ đầu nếu ClassD đi theo con đường dùng nguồn biến thế là bế tắc. Giống như thiết kế máy bay phản lực nhưng dùng động cơ cánh quạt vậy. Nếu không dùng turbin khí thì hãy chế tạo máy bay cánh quạt cho lành.
dù nhỏ cũng dẫn đến phá hủy gan, rối loạn sinh sản Là sao bác ơi ? Hóa ra không phải dioxin mà thủ phạm là cái này a ? ???
Em biết bác cùng nghiên cứu ClassD mãi nhưng chưa thành công nên buồn. E hoàn toàn thông cảm với bác. Sản phẩm bên em đã đến version thứ 5 và mỗi ngày 1 hoàn thiện. Bác nếu là người cầu thị thực sự mời bác mang sản phẩm ưu tú nhất của bác đến so sánh với sản phẩm của em. Em sẽ mời tất cả dân có nghề đến làm trọng tài là được chứ bác? Bác cho lịch hẹn em mang tới ngay :lol: Em cũng học cách nói của bác: Em nói có gì không phải xin bác bỏ qua !
Bác đã hiểu sai ý của em! Em muốn nói, cách trình bày vấn đề của bác làm sai tư tưởng thiết kế! Với thiết kế này, bác đang mang nó ra để cãi nhau, chứ không phải để phổ biến hay giới thiệu một sản phẩm DIY Vn với tư duy sáng tạo độc đáo! em luôn ủng hộ Bác, tuy nhiên bác cần một người tư vấn chiến lược hơn! Sản phẩm thành công, nó còn phụ thuộc vào Maketing, không phải tranh cãi ba câu là ok!
Sao đến lúc này bác vẫn muội ra về chuyện hồi tiếp nhể,nếu không có hồi tiếp thì mạch bán dẩn có chạy được không? Không hồi tiếp chổ này thì hồi tiếp chổ khác,làm gì có mạch bán dẩn không hồi tiếp tồn tại trên đời này Ở trên bác Via cung cấp thông tin về con IC công suất classD chứ có nói gì đến nguồn đâu. Nếu bác cần thông tin về nguồn SW bác trao đổi với em-em có,bất cứ loại nguồn SW kiểu gì em cũng có mạch,nó cũng giống như ClassD chỉ đem lại hiệu suất chứ về chất lượng kỹ thuật/âm thanh...cũng không thể nào bằng nguồn tuyến tính. Nếu bác cần thì em liệt kê những nhược điểm của nguồn SW ra đây: - Phát sinh nhiểu ra không gian.Dể nhận thấy là làm nhiểu sóng radio,tivi,...hiện nay tần số tối ưu là 66.6Khz nên các hài của nó rơi vào sóng radio rất nhiều. - Phát sinh nhiểu vào điện lưới. Bác dùng thiết bị có thu sóng mà dùng chung nguồn điện lưới sẽ nhận ra ngay khỏi cần đo. Để khắc phục cái này rất tốn kém trong thiết kế mạch,nguồn SW đạt tiêu chuẩn quốc tế thường rất đắt là vì lý do này,nếu không theo tiêu chuẩn nào thì làm nguồn SW lại quá rẻ. - Rippo ngay trên chính đường nguồn DC mà nó tạo ra,việc lọc bằng cách dùng tụ sơ sài không đem đến kết quả tốt mà nó còn rất nhiều xung nhiểu,gợn,gai...tần số cao trong nguồn DC mà nó sinh ra,dòng tải càng lớn thì Rippo càng lớn,muốn hạn chế cái này thì công suất phía sơ cấp phải lớn hơn phía sơ cấp nhiều lần,làm sao để Duty của nó luôn nằm ở vị trí gần 1/2 chu kỳ thì nó tối ưu nhất nhưng thực tế là không thể làm cho nó chạy theo mong muốn này được. Duty làm được ở 9/10 đã là quá khó khăn khi dòng tải lớn hoặc full công suất. - Không bền so với nguồn tuyến tính,lý do là nó cấu thành từ linh kiện điện tử,trong khi nguồn tuyến tính chỉ là dây đồng và lỏi sắt. ...
Em chỉ là dân Amateur thôi mà, nhưng bác nói vậy em xin phép không tranh luận nữa, dù sao vẫn mong được nghe bác chủ thực sự của dự án này ra trả lời thắc mắc của mọi người, còn cách truyền đạt lại theo suy nghĩ chủ quan của riêng bác mà chả cần dựa trên cơ sở khoa học nào thì Tuy nhiên em đồng ý với bác gì ở trên rằng ý tưởng kinh doanh của bác tại VNAV coi như hết rồi ạ.
Em chờ mãi từ hôm qua tới giờ mà bác vẫn chưa post được mấy cái ảnh nội thất để học hỏi, chỉ thấy toàn đồ hãng. Mà nói thật chứ đồ hãng thì em lên google tìm trong có 0,xx giây là có ngay.
Sao lại không có Hybrid hả Bác. Dạng động cơ phản lực đi chung với cánh quạt được người ta làm lâu rồi dưới dạng turboprop. Hiện các máy bay ATR 72 của VNA dùng động cơ này. Bác cần tham khảo thì xem ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Turboprop. Em theo dõi topic và vẫn thầm hy vọng là Bác sẽ trình bày điều gì tốt hơn trên sản phẩm thực sự của Bác để anh em học hỏi thêm, hoặc Bác có thể cải thiện thêm sản phẩm nhờ những góp ý thật sự chân tình và đầy tính kỹ thuật của các thành viên nhiều kinh nghiệm khác thay vì sa lầy vào những vấn đề kỹ thuật mà có thể Bác chưa nắm hoặc mở rộng vấn đề sang những lĩnh vực khác mà Bác càng không có kinh nghiệm. Nhưng em cũng cảm ơn Bác vì nhờ chủ đề này mà em lại học hỏi thêm được nhiều vấn đề từ chính những ý kiến kỹ thuật của thành viên khác góp ý cho Bác, tiếc rằng em lại không được chia xẻ hoặc học hỏi gì từ sản phẩm ClassD Version 4.1 của Bác vốn tới nay vấn đề "kỹ thuật" chủ yếu chỉ loanh quanh ở : tra dầu vào relay, đổ eboxy,... mà thật sự với khả năng kỹ thuật rất khiêm tốn của em, em cũng không thể bắt chước. Có nên chăng theo gợi ý của Bác Via, Bác nên mời Tổng Công Trình Sư để thuyết minh giúp anh em như đúng tinh thần của chủ đề phân khúc cho topic này: Diễn Đàn DIY. Kính
Chào các bác Nghe tranh cải đến bây giờ thì đã đén động cơ phản lực rồi , mình lỡ tay bấm mua cái này về nghe thử xem sao The TDA2500/TA0105A Reference Board Amplifier Module is based on the TDA2500/TA0105A digital audio power amplifier driver from Tripath Technology. This board is designed to provide a simple and straightforward environment for the evaluation of the Tripath stereo TDA2500/TA0105A amplifier. This board has 2 versions, one for low-impedance applications, such as 4 and 8 Ohms and can provide up to 500W with 0.1% THD on each channel, and is fitted with 200V Vds MOS-FET Transistors and higher impedance, such as 25-50 Ohms where can provide up to 400W with 0.1% THD on each channel and is fitted with 500V Vds MOS-FET Transistors. The acctual board is fitted with TA0105A driver which is the improoved version of the TDA2500 and STW34NB20 MOS-FET Transistor. On request, TDA2500 driver can be provided. Note that the TDA2500 and TA0105A are pin by pin compatile, the difference consist in their functionality and parameters. mình chọn 4 ohm và 8 omh và dùng +- 60V tới +- 92V công xuất ra là 400W RMS /4 ohm Còn các bác muốn xem schema thì xem ở đây http://www.connexelectronic.com/documents/TA0105ARB.pdf Và một switching power supply 1000W dựa trên open project Những đồ trên là hàng kit , nó chỉ có bo va linh kiện và schema thôi cũng không đắt lắm đâu, chắc phải vài tháng sau mới xong vì mình không có thì giờ ,các bác xem hình đi nhá vì mai mốt xong rồi mình sẽ đổ i bô xy vào đó :mrgreen: thôi bây giờ mình phải về Thái Nguyên thăm người quen đây. Thân
Thật vậy sao bác? Theo bác cái này nghĩa là Mark Levinson dơ hơi hay sao? link: http://www.hometheaterhifi.com/power-am ... ml?start=1 Mark Levinson No 53 Monoblock Power Amplifier Written by John E. Johnson, Jr. The Design The No 53 has four amplifiers (called amplifier blocks) that have a very unusual configuration. Each amplifier block pair has two "switches" in the output stage that consist of two MOSFET transistors per switch, connected in parallel. So, there are a total of eight switches (sixteen transistors) to produce the output signal. As to the No 53's overall design, there are four sub-sections: the power supply, the analog input stage (balanced and unbalanced), the modulation section, and the amplifier output stage. The power supply was described in the preceding section (Page 2), and has a 2.8 kVA toroidal transformer and 188,000 µF of capacitance. The input stage is fully balanced, and if you use the RCA unbalanced input jack, the signal is converted to balanced and remains so throughout the amplifier circuit. The modulation section is where the interleaving circuit is located. It has four isolated modulator sections, one each to modulate the four amplifier blocks. Below is a photo of the inside of the No 53, with the amplifier boards removed, to show huge inductors, the local power supply capacitors on either side of the inductors, and the main power supply capacitors at the bottom. The second photo shows the modulator PCB, which has more than 1,500 parts. In the Levinson No 53, each amplifier block operates with each switch (two output MOSFET transistors) delivering the entire waveform, both positive and negative portions. Each switch is turned on and off 500,000 times per second, but they are "interleaved" so that they are not switched on at exactly the same instant. Summarizing the activities of each of the two switchers in each of the four amplifier blocks, here is what happens: For amplifier block 1, switch 1 comes on at 00 going positive, and switch 2 comes on at 1800, going negative. Then in amplifier block 2, switch 1 comes on at 450 going positive and switch 2 comes on at 2250 going negative. For amplifier block 3 we still get the phase shift but the direction of the voltages is reversed, so switch 1 comes on at 900 going negative, and switch 2 comes on at 2700 going positive. For amplifier block 4, switch 1 comes on at 1350 going negative and switch 2 comes on at 3150 going positive. The interleaving process results in an effective switching frequency of 4 MHz. Those large inductors in the photo shown above, allow the switches to be on at the same time. This is very important, because in conventional switching amplifiers, the output devices (there are usually a total of two output devices in the amplifier) are never allowed to be on at the same time because this would produce "shoot-through" current that would cause the amplifier to fail. Making sure that the two output devices are never on at the same time results in "deadtime" which causes distortion. Manufacturers try to keep the deadtime as short as possible, but it is never 0, so there is always some deadtime, with resulting distortion. At the crossover point (where the waveform goes from positive to negative, or negative to positive), the switches in all four amplifier blocks are on at 50%, which results in a net current flow of 0. However, the fact that they are on, results in no crossover distortion. Two amplifier blocks are arranged in parallel, and deliver the output in phase with the input. The other two amplifier blocks are also in parallel, but operate out of phase with the input through the use of a phase inverter at the input stage, and their output is, therefore, out of phase. The in phase output is connected to the + speaker binding post (red), while the out of phase output is connected to the - speaker binding post (black). This results in a fully balanced output. Shown below is a block diagram of a conventional Class D switching amplifier output stage vs. the Levinson with its IPT circuitry. The presence of the inductors separating the two diodes is what allows the switchers to be on at the same time. You can see how large those inductors are in the first photo above, of the inside of the chassis.
Thế những hãng dùng nguồn tuyến tính và phần công suất không phải classD là dở hơi hay sao cụ ơi. :wink: Thôi cụ ạ,em thấy cụ nên tranh luận với em bằng cách đưa ra lý luận khoa học thì hay hơn,ví vụ như em nói nguồn SW gây nhiểu,cụ phản biện lại là nó không nhiểu và đưa ra lập luận để bảo vệ ý kiến đó,nếu được vậy thì em luôn sẳn sàng để tranh luận với cụ chứ văn phong quảng cáo của hãng mà cụ đưa ra đây nó không có ý nghĩa gì hết. :wink:
Cái này của bác bán trên alibaba nhưng dòng chạy được bao nhiêu bác xem lại đã nhé? Đồng ý nó tuy là đồ chơi nhưng nguyên lý hoạt động thì Ok. Phát triển bộ kit này với sò ngon thì hoàn toàn được chỉ còn khử nhiễu và mạch ổn nữa thôi.
Link: http://www.hifivietnam.vn/home/power-am ... i-hi-end-3 Stuff VN - No.53 là bộ ampli rất đặc biệt. Không phải bởi thương hiệu Mark Levinson, không phải bởi nó có giá 50.000USD một cặp, và cũng không phải bởi nó đã làm chúng tôi ngạc nhiên trong quá trình nghe thử. Nó đặc biệt bởi ngay cả các đối thủ cạnh tranh cũng phải thừa nhận rằng No.53 thực sự có chất lượng âm thanh xuất sắc vượt trội... Các bộ ampli tham chiếu huyền thoại của Mark Levinson như No.33 và No.33H vốn có chất lượng âm thanh đẳng cấp trong thế giới hi-end, nhưng chúng có kích thước to lớn và nặng nề. Với thiết kế theo hình tháp, sản phầm mới No.53 thoạt trông không khác nhiều so với bộ No.33, có điều nó nhỏ gọn hơn, và ở bên trong vẻ ngoài quen thuộc đó là cả một sự khác biệt rất căn bản. Nhiều người hẳn sẽ thấy rất thú vị khi được biết rằng No.53 là một ampli hybrid digital tức là một ampli lai giữa analog và digital. Nó phối hợp được cả sự ngọt ngào của class A trong âm thanh analog với độ trong trẻo cùng sức mạnh phi thường của các ampli digital đẳng cấp cao trên thị trường ngày nay. Không giống như đại đa số các nhà sản xuất ampli digital khác, Mark Levinson không sử dụng công nghệ ICE của Bang&Olufsen (Đan Mạch). Thay vào đó là công nghệ độc quyền do Mark Levinson phát triển gọi là Interleaved Power Technology (IPT), với khả năng phối hợp tất cả những ưu điểm của cả hai thế giới ampli analog và digital. Công nghệ IPT đã thành công hoàn hảo ở No.53 và hứa hẹn sẽ trở nên phổ biến trong hầu hết các sản phẩm Mark Levinson trong vài năm tới đây. Sự ra đời bất ngờ từ một thí nghiệm Các sản phẩm của Mark Levinson chưa bao giờ chịu ảnh hưởng của các trào lưu trên thị trường. Mọi thiết bị mà hãng cho ra đời đều mang những nét mới riêng, độc đáo về công nghệ, và phải trải qua những quá trình thiết kế và đánh giá thử nghiệm lâu dài. Ampli No.53 bắt nguồn từ một mẫu ampli digital, được các kỹ sư của Mark Levinson thiết kế nhằm so sánh và đánh giá tiềm năng của ampli switching so với các ampli tuyến tính của Mark Levinson và một số hãng khác (ampli tuyến tính hay còn gọi là ampli analog thông thường hiện chiếm đến 95% số lượng bán trên thị trường). Chính trong quá trình thử nghiệm này, các chuyên gia của Mark Levinson đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy chiếc ampli switching mẫu này không hề bị loại bỏ sớm như họ nghĩ. Ngược lại, thật bất ngờ, nó lại vươn lên giành chiến thắng với một chất âm cực kỳ nhanh, mạnh và trong trẻo hiếm thấy. Việc một phiên bản thử nghiệm lại có thể vượt qua được các ampli tuyến tính cao cấp nhất, bao gồm cả các sản phẩm của chính Mark Levinson, đã khiến hãng phải thay đổi hoàn toàn quan điểm về ampli switching. Nhận thấy được khả năng tiềm ẩn của model này, Mark Levinson đã bắt tay vào nghiên cứu, hoàn thiện và cho ra đời model ampli công suất No.53. Đặc tính kĩ thuật độc đáo Mọi thiết kế ampli công suất dù là analog hay digital đều có ưu nhược điểm của nó, và ampli switching cũng vậy. Điểm mạnh của ampli swiching là công suất mạnh hơn, kích thước nhỏ gọn hơn và ít tỏa nhiệt hơn các ampli tuyến tính nhiều lần. Nếu đem so sánh, phiên bản Mark Levinson No.33 trước đây có công suất 300W/8 ohm, với kích thước 78.7 x 35.6 x 78.7cm và nặng xấp xỉ 200kg. Trong khi đó No.53 có công suất tới 500W, kích thước 53.3 x 22.9 x 53.3cm và nặng chỉ có 61.2kg. Mạnh hơn gần gấp đôi, nhỏ hơn rõ rệt và nhẹ hơn tới 140kg. No.53 có khả năng cung cấp đủ công suất đáp ứng được nhu cầu của mọi đôi loa trên thị trường hiện nay. Ấn tượng hơn, tuy thân máy luôn âm ấm khi hoạt động, nhưng lượng nhiệt tỏa ra từ No.53 sẽ luôn ổn định cho dù bạn dùng nó bao lâu đi chăng nữa. Những điểm mạnh của ampli digital thì ai cũng thấy, nhưng vì sao dòng ampli này vẫn chưa phổ biến trên thị trường? Bởi vì chúng cũng tồn tại những nhược điểm, trong đó có 2 điểm yếu rất khó giải quyết đó là “Tạp âm chuyển mạch” và “Dải tần trắng” Do nguyên lý hoạt động của tầng công suất digital là liên tục bật và tắt bộ sò công suất với tốc độ cực nhanh để cho tương ứng với tín hiệu đầu vào, nên hiện tượng tạp âm chuyển mạch (nhiễu chuyển mạch - switching noise) và dải tần trắng (dead band) sẽ xuất hiện, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng âm thanh. Các bộ ampli tham chiếu huyền thoại của Mark Levinson như No.33 và No.33H vốn có chất lượng âm thanh đẳng cấp trong thế giới hi-end, nhưng chúng có kích thước to lớn và nặng nề. Với thiết kế theo hình tháp, sản phầm mới No.53 thoạt trông không khác nhiều so với bộ No.33, có điều nó nhỏ gọn hơn, và ở bên trong vẻ ngoài quen thuộc đó là cả một sự khác biệt rất căn bản. Nhiều người hẳn sẽ thấy rất thú vị khi được biết rằng No.53 là một ampli hybrid digital tức là một ampli lai giữa analog và digital. Nó phối hợp được cả sự ngọt ngào của class A trong âm thanh analog với độ trong trẻo cùng sức mạnh phi thường của các ampli digital đẳng cấp cao trên thị trường ngày nay. Không giống như đại đa số các nhà sản xuất ampli digital khác, Mark Levinson không sử dụng công nghệ ICE của Bang&Olufsen (Đan Mạch). Thay vào đó là công nghệ độc quyền do Mark Levinson phát triển gọi là Interleaved Power Technology (IPT), với khả năng phối hợp tất cả những ưu điểm của cả hai thế giới ampli analog và digital. Công nghệ IPT đã thành công hoàn hảo ở No.53 và hứa hẹn sẽ trở nên phổ biến trong hầu hết các sản phẩm Mark Levinson trong vài năm tới đây.
Mark Levinson No.53 Sự ra đời bất ngờ từ một thí nghiệm Các sản phẩm của Mark Levinson chưa bao giờ chịu ảnh hưởng của các trào lưu trên thị trường. Mọi thiết bị mà hãng cho ra đời đều mang những nét mới riêng, độc đáo về công nghệ, và phải trải qua những quá trình thiết kế và đánh giá thử nghiệm lâu dài. Ampli No.53 bắt nguồn từ một mẫu ampli digital, được các kỹ sư của Mark Levinson thiết kế nhằm so sánh và đánh giá tiềm năng của ampli switching so với các ampli tuyến tính của Mark Levinson và một số hãng khác (ampli tuyến tính hay còn gọi là ampli analog thông thường hiện chiếm đến 95% số lượng bán trên thị trường). Chính trong quá trình thử nghiệm này, các chuyên gia của Mark Levinson đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy chiếc ampli switching mẫu này không hề bị loại bỏ sớm như họ nghĩ. Ngược lại, thật bất ngờ, nó lại vươn lên giành chiến thắng với một chất âm cực kỳ nhanh, mạnh và trong trẻo hiếm thấy. Việc một phiên bản thử nghiệm lại có thể vượt qua được các ampli tuyến tính cao cấp nhất, bao gồm cả các sản phẩm của chính Mark Levinson, đã khiến hãng phải thay đổi hoàn toàn quan điểm về ampli switching. Nhận thấy được khả năng tiềm ẩn của model này, Mark Levinson đã bắt tay vào nghiên cứu, hoàn thiện và cho ra đời model ampli công suất No.53. Đặc tính kĩ thuật độc đáo Mọi thiết kế ampli công suất dù là analog hay digital đều có ưu nhược điểm của nó, và ampli switching cũng vậy. Điểm mạnh của ampli swiching là công suất mạnh hơn, kích thước nhỏ gọn hơn và ít tỏa nhiệt hơn các ampli tuyến tính nhiều lần. Nếu đem so sánh, phiên bản Mark Levinson No.33 trước đây có công suất 300W/8 ohm, với kích thước 78.7 x 35.6 x 78.7cm và nặng xấp xỉ 200kg. Trong khi đó No.53 có công suất tới 500W, kích thước 53.3 x 22.9 x 53.3cm và nặng chỉ có 61.2kg. Mạnh hơn gần gấp đôi, nhỏ hơn rõ rệt và nhẹ hơn tới 140kg. No.53 có khả năng cung cấp đủ công suất đáp ứng được nhu cầu của mọi đôi loa trên thị trường hiện nay. Ấn tượng hơn, tuy thân máy luôn âm ấm khi hoạt động, nhưng lượng nhiệt tỏa ra từ No.53 sẽ luôn ổn định cho dù bạn dùng nó bao lâu đi chăng nữa. Những điểm mạnh của ampli digital thì ai cũng thấy, nhưng vì sao dòng ampli này vẫn chưa phổ biến trên thị trường? Bởi vì chúng cũng tồn tại những nhược điểm, trong đó có 2 điểm yếu rất khó giải quyết đó là “Tạp âm chuyển mạch” và “Dải tần trắng” Do nguyên lý hoạt động của tầng công suất digital là liên tục bật và tắt bộ sò công suất với tốc độ cực nhanh để cho tương ứng với tín hiệu đầu vào, nên hiện tượng tạp âm chuyển mạch (nhiễu chuyển mạch - switching noise) và dải tần trắng (dead band) sẽ xuất hiện, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng âm thanh. Giải quyết switching noise Trong hầu hết các ampli switching, người ta dùng một bộ lọc tần số cao để loại bỏ hiện tượng tạp âm chuyển mạch này. Nhưng mặt khác, chính bộ lọc lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự đồng phase của tín hiệu âm thanh, tới dải tần và âm hình. Để vượt qua thử thách này, các kĩ sư của Mark Levinson đã phát minh ra công nghệ Interleaved Power Technology (IPT), giúp cải thiện tần số switching của No.53 lên tới mức 2MHz và rất ổn định. Công nghệ này cho phép đẩy tạp âm chuyển mạch và các hiệu ứng xấu mà nó tác động vào âm thanh lên tới mức cao hơn rất nhiều so với dải tần nghe được của con người (thực tế, hầu hết các thiết bị đo kiểm audio testing còn không đo được tới mức này). Không chỉ vậy, nó còn cho phép loại bỏ nhiễu chuyển mạch bằng các bộ lọc “mềm” hơn, hầu như không có ảnh hưởng tiêu cực gì tới dải âm nghe được. Kết quả là dải tần của No.53 hầu như phẳng tuyệt đối, chỉ hơi suy giảm một vài dB ở mức 100kHz. Thật ấn tượng, không chỉ đối với ampli switching nói riêng, mà với tất cả mọi ampli công suất nói chung.
Trông sản phẩm của họ làm cẩn thận thế mà bác kêu là đồ chơi vậy sản phẩm của bác chắc nhìn Pro Pro lắm nhỉ. Em chỉ nói phần nhìn thôi nhé. Mà hình như bác bảo hôm nay show sản phẩm của bác mà em chờ mãi chả thấy, toàn thấy bác show hàng của người ta thôi
Khi đọc tài liệu của Goldmund và Mark Levinson nhất là của Goldmund và qua thực tế làm bọn em mới hiểu tại sao phải nâng tần số sóng mang càng cao càng tốt. Qua mỗi lẫn nâng cấp chủ yếu là nâng tần số sóng mang thì giải thông càng mở rộng và cho âm thanh càng chi tiết nhưng vẫn đề phải xử lý chính là lọc nhiễu nếu giải quyết được sẽ tạo ra sự đột phá. Goldmund và Mark Levinson đều đi theo con đường này. Do vậy ban đầu bọn em để tần số sóng mang là 450 Khz rồi 760 Khz, 1.2Mhz và bây giờ là 1.6 MHz. Sắp tới sẽ là 2MHz Riêng phần sóng mang 1.6Mhz em đã nói rồi mời bác nào chưa tin mang đồng hồ đến đo trực tiếp. Thế đã nhé !
Hihi em nói là đồ chơi vì nó chạy dòng thấp nên chỉ dùng cho loa nhỏ và không xử lý nhiễu chứ về cơ khí và mạch in nó hơn đứt VN vài chục năm. Bác yên tâm sẽ có hình nhưng em đang ở cty nên không chụp hình được. Em là dân VT còn DIY là việc làm chơi của em và anh Th, anh Tr mà thôi. Trước sau chẳng có hình !
Tô đỏ - Cái này có nghĩa là dòng thấp và loa nhỏ là đồ chơi hả bác ??? Tô xanh - Mạch in Việt Nam bây giờ cũng đẹp lắm mà bác, làm gì mà kém vài chục năm bác nhỉ?
:lol: ! Xin lỗi Em vô duyên quá :lol: nhưng vui quá! khà khà khà :lol: :lol: :lol: ! xin lỗi Bác chủ!
Em hỏi thiệt chứ bác có biết dòng điện,điện áp,công suất...là gì không? Nó liên quan nhau bác có biết không? Nếu người ta ghi 400W/4 ohm thì bác có R=4,P=400W,U,I chưa có nhhưng sẽ có nếu bác chịu dùng não. P= RxIxI,có R,có P thì tính I = sqrt(400/4) = 10A chứ nó có thấp đâu :?: Tự nhiên bác phán là ampli 400W/4 ohm của bác NDHien là dòng thấp dùng cho loa nhỏ. Của bác là 200W/8 ohm thì I = sqrt(400/8) = 5A,thế 5A lớn hơn 10A à. :roll: