Bác Đình Văn nói đúng, có điều muốn làm đẳng dòng hay đẳng áp thì ta nên sử dụng những đèn gì (có cùng điện áp hoặc cùng dòng điện ) cho một máy . lưu ý :khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ vì có một số đèn đốt trực tiếp... [ko thể ktotCS(300B) nối ktotdenvan(5r4)được]..........
Chả biết hỏi ở đâu, nhân tiện cái topic này cho em hỏi ké một tẹo. Chả là em dùng regu DC đốt tim cho 4 đèn 6SN7. - Biến áp out 6.3V-6A (hàng xịn, không sợ thiếu dòng) - Nắn cầu 6A - Regu bằng LM338K Về lý thuyết em LM338K chịu dòng tới 5A (max 7A) thế mà em chỉ cần cắm 1 bóng vào là nó sụt mất gần 1V. Cứ thêm 1 bóng lại sụt mất ngần ấy. Mạch regu em làm y chang datasheet của LM338. Có input bypass cap, protection diod, adj bypass... Các bác mách giúp em xem nó sai ở chỗ nào với
Bác sai ở chỗ là áp vào 6.3V là quá nhỏ, 8-9V là OK vì sụt áp trên LM338 lớn. Bác load datasheet của LM338 về xem sẽ rõ.
Bác DIY nói đúng rồi, bác nâng cái điện áp đầu vào lên rồi ngoáy cái VR1 cho đạt 6,3v ở đầu ra nếu vẫn muốn dùng mạch ổn áp. Nếu muốn tận dụng cái b/a đã có thì chỉ cần nắn lọc là xài được rồi
- Dòng cấp cho 4 đèn: 350mA x 4 = 1.40A Theo biểu đồ trên thì có thể tạm tính: - Ở nhiệt độ 25oC thì rơi áp trên LM338 là ~ 2V Điện áp tối thiểu vào mạch ổn áp = 6.3 + 2 = 8.3V
Dạ, đây ạ 6DJ8: Vh: 6.3V Ih: 0.365A Va (max): 130 Pa (max): 1.8 Có điều không phải dòng bao nhiêu thì được mà khi bác cấp áp đủ 6.3V thì dòng nó là từng ấy ạ.
He he, bác xui dại em roài. 6.3VAC nắn xong nó lên tới 8VDC. Xài luôn thì đi hết đống đèn của em à.:shock: 8VDC vào mạch regu, trừ cả sụt áp đi rồi cũng phải còn 6V. Sao khi em cắm 4 bóng vào thì nó chỉ còn khoảng 4V5 thôi. Bực quá...
Bác nxhung nói đúng đấy Bác à, Bác cứ thử trước, nếu cháy đèn Em đền cho!!! Hoặc Bác đốt tim AC và treo áp lên cho khỏe, khỏi phải nghĩ ngợi nhiều cho mau già . . . Nếu cứ nhất quyết phải đốt tim DC và dùng bộ nguồn hiện có thì Bác lắp mạch ổn áp shunt đi, dùng luôn mấy con 2SA1302 có sẵn...
sợ cháy đèn thì nối thêm con điện trở 2,2ohm vào anh chipmate ơi, 8v thì thấy bóng nó sáng hơn tí, tuổi thọ thấp hơn, mạch bias chạy sai tí thoi hihi
Bác chipmate cứ lắp vào rồi đo thử là mấy volt rồi bàn tiếp, không biết Bác dựa vào đâu mà phán 8V ???
Úi, sao bác lại bảo em nói mò thế. 6.3VAC RMS tương đương với khoảng 0.7 áp đỉnh mà. Như vậy thì 6.3VAC sau nắn sẽ là 6.3/0.7 = 9VDC Em trừ sụt áp ở diod đi khoảng 1V thì còn 8VDC mà. Thực tế em đo nó hơn 8VDC một tẹo. Và với áp đó, không đủ sức kéo LM338 với áp ra 6.3VDC. Mặc dù không tải thì vẫn chỉnh được nhưng khi có tải là tụt thẳng cánh. Em vừa thử cấp áp 12VAC cho mạch này thì cấp 6.3VDC cho 4 bóng 6SN7 ngon lành rồi. Mỗi tội cả diod nắn lẫn LM338 nóng bỏng tay luôn. Như vậy tạm kết luận là Vin cho LM338 phải cao hơn Vout chừng 4V trở lên thì mới ổn.
Đây là câu trả lời đó Bác! Bác cứ thử gắn tải là 4 bóng 6SN7 vào và đo sẽ thấy nó sụt áp xuống liền à, sẽ ở khoảng lân cận 6.3V thôi (Áp này cao thấp tí đỉnh là do tụ lọc lớn hay bé) . Không lo cháy bóng đâu!!! Nếu thấy áp nhỏ hơn 6.3V thì Bác thay diode nắn loại sụt áp thấp như loại "hột tiêu" tháo màn hình (đấu song song vài con để chịu dòng).
Vậy thế này đi, bác dùng 12.6VAC rồi ổn áp ra 12.6VDC để đốt tim, thế có lẽ sẽ ok hơn, vì 12.6VAC cho ~16VDC (trước khi ổn áp)
Cũng chỉ tại đống hàng tồn kho nên mới thế ấy mà. Em vừa moi được một mớ LM338K dạng sò sắt nên mới dở chứng làm regu đốt tim DC. Chứ trước vẫn đốt AC có sao đâu. Nó chỉ hơi ù tí tẹo. Chả biết có phải do đốt tim hay không nữa.
Theo em sau khi nắn qua diot bác chỉ cần cho một em tụ 2200uf + R=1om+220uf sau đó nối toàn bộ // với đốt tim của mấy em đèn kia là oke luôn. Còn đống LM338K thì bác chuyển sang mạch ổn dòng là hay nhất.
Em vừa vớ được cái mạch này của bác nonew. Theo như bác ấy nói thì mạch này cho phép chênh áp vào ra cực thấp (dưới 1V). Em sẽ thử xem sao. Em đang thắc mắc chút về khả năng cấp dòng của mạch này. Bác DIY-Lover bảo: Như vậy em hiểu là dòng tối đa bị giới hạn bởi: - Khả năng chịu dòng của MOSFET (tức là Id) - Chênh áp Drain-Source của MOSFET (Vds) - Biểu đồ SOA của MOSTFET Như vậy có đúng không ạ.
Có thể hiểu nôm na như thế này: Vdụ Mosfet có VDS max = 500V, ID max = 5A, Ptot max = 125W thì khi cho dòng qua Mosfet là 5A, khi đó áp tối đa đặt lên cực D và S mà Mosfet có thể chịu được là = 125W/5 = 25V, Còn nếu đặt 1 điện áp 500V lên 2 cực D và S thì dòng max mà Mosfet có thể chịu được là 125W/500 = 250mA
Cho em hỏi chút về nguyên lý hoạt động của mạch trên Trong mạch em post ở trên, biến trở R4 dùng để đặt áp tham chiếu cho con "biến zener" TL431. Con TL431 lại đặt áp lên cực Gate của Q1. Sau đó thì thế nào ạ?
VDS của Mosfet xem là cố định và thường có giá trị khoảng 4-5V (Cái này tra đặc tuyến của Mosfet) Vout = VGate - 4V Mạch nhân điện áp gồm C1, C2, D2, D3 để cấp điện áp đủ lớn cho TL431 hoạt động ổn định.