Hình như chiếu "nhá hàng" không còn ép phê với lão này nữa rồi, bây giờ chắc phải chơi chiêu "giấu hàng" cho lão ấy cuổng trời luôn cho đáng kiếp :mrgreen: Hừm, nói xấu cán bộ hử. :mrgreen:
tức quá :evil: em lấy máy hình ra chụp đây. ngày 21/1/2011 nha cụ ps: 10 bóng 6L6 TQ thời Đặng Tiểu Bình sắp cập nhà em rồi nhá... chiến này... khỏi ăn tết luôn... vì bóng nhiều quá vợ cho em ôm bóng ngủ riêng rồi :lol:
Em vừa nhặt được cái này liên quan đến cái mạch Williamson gửi các bác tham khảo. Em không có ý gì, chỉ muốn góp thêm thông tin cho các bác thôi
cám ơn bác. thì cái mạch phía trên em post là của lão Williamson đóa :lol: . mạch này là siêu kinh điển, em chỉ tham khảo điện áp và dòng thôi. bây chừ ít ai dùng mạch 4 tầng. em sẽ dùng mạch 3 tầng, tầng đầu nối thẳng qua tầng đảo pha luôn chứ không qua tụ. cụ Gà, mấy nay em tìm mua mũi khoan khoét 2 và 3cm mà chưa có nên chưa khoan cái tấm nhôm để gắn socket đèn được đây.
Em đoán bác sỹ định bỏ tầng driver đi. Nếu vậy đảo pha nên chuyển qua LTP cho đủ gain. Mí cái tụ gần Anode bóng V1 hình như để bù dịch pha. Em đoán thế không biết trúng hay trượt Ặc, bác sỹ nhanh tay quá. Em chưa bấm post kịp thì bác sỹ đã trả lời mất rồi
bởi vậy em đâu có dùng mạch đó. split này cho tín hiệu không cân nhau lắm và pha có khác nhau tí phải không các bác ?
Longtail sẽ tốn thêm một cây 6SN7 lại khó cân chỉnh hơn. Đảo pha 1 đèn lấy tín hiệu ra ở anod và cathode đỡ tốn đèn hơn, biên độ ra lại cân, trở kháng ra lúc đó không quan trọng vì cây công suất bác chạy class A lưới luôn luôn âm
Vậy nên em thấy mạch bác định làm chả liên quan gì đến ông Williamson, may ra được tầng công suất. Dễ có khi mạch Williamson hay ở cái tầng đảo pha, bác lại bỏ nó đi thì còn nói chuyện gì nữa? Vụ trở kháng ra thì em hay thấy các bác kêu ko cân, tuy nhiên em thấy có ông phán thế này:
Mục đích quan Đốc dùng Loong-Tao là bởi cần đủ hskd cần thiết để mà còn hồi tiếp! Đảo pha 1 đèn thì tầng đó hskd = 1 do đó nếu cần thêm hskd thì cũng phải thêm đèn ---> Đâu cũng vào đó. Hơn nữa mạch Loong-teo thường cho âm thanh "dễ nghe" hơn nhiều mạch đảo pha khác khi dùng với mạch Túp có Ô-pờ-tờ. Đương nhiên cũng tùy cảm nhận của mỗi người. Cái này là có nguyên nhân nhưng không bàn sâu ở đây
Cái vụ "dễ nghe" này "có nguyên nhân" là nhờ... tăng méo. Nhược điểm cơ bản của PP so SE là ít méo (nên ít hay) hơn SE, do vậy tầng tiền khuyếch đại có khi phải tăng méo để bù lại. Tất nhiên là vụ này cũng còn tùy cảm nhận mỗi người
Ấy, toàn đèn tốt, nên "chơi lâu mới sướng" có cái lợi là nghiên cứu kỹ ưu nhược của từng thiết kế, khi làm rồi đỡ phải làm lại. Vụ GU50 PP của em cũng đã hơn 3 năm rồi đã xong đâu
lưới đèn công suất luôn âm, khi đó trở kháng vào cây công suất xem như vô cực, không cần quan tâm trở kháng ra tầng trước nữa. Chừng nào chạy lưới dương mới cần quan tâm vụ này
em cũng tính ngâm cứu thật kỹ rồi mới quyết định vì nhà có 3 cái amli đèn, cái nào hót cũng hay. nên em chưa vội :wink: em lại chụp tiếp phần nguồn: nguồn cho cao áp tầng công suất và tầng đầu riêng. do chưa gút lại dùng cao áp 400v hay 450 nên tụ nguồn em mắc nối tiếp 1 loạt tụ loại 450v/400v cho chắc ăn.
Đã chơi (tiến hành làm) đâu mà biết sướng, cái này đại sư phải gọi là "ngắm lâu" thì đúng hơn. Ắc Sần đi bs ui, nhớ là ptp nha em? :lol:
2 cái bo màu xanh em lụm được trước cửa nhà TV, chắc tại bo bị lỗi... nên bị đẩy ra đường :lol: . còn cái bo ổn áp màu đỏ xuất phát từ Quanghao , nhưng em cải tiến lại không dùng ổn áp mà dùng mạch lọc kinh điển CLC. bo này cụ PC-chíp cho. anh Sần, ok kỳ này làm point to point luôn. phần nguồn để riêng 1 block cho nó hí èn. em đang tìm mua mũi khoan khoét mà chưa có đây
một số chế độ làm việc của Kt66 theo hình dưới. thông số lấy từ đèn Kt66 Osram. theo hình, chế độ làm việc của bóng này ở triode với B+ 450V, OPT 4K thì công suất đạt 14W. kết quả trùng khớp với Ampli của Williamson. nhưng em không hiểu mạch nguyên thủy Williamson dùng opt 10k ?