Thấy các Kụ bàn hăng quá, đá bóng ra ngoài biên roài mà vẫn hăng say...đá tiếp . Thấy toàn là méo hài, tù đầu, xén đầu...thì mới ra hoặc ko ra chất âm đèn, thía khi nó còn làm việc trong khu vực tuyến tính thì seo ạ ? Vậy nếu em lắp theo cái mạch này thì phải mở nhỏ hay mở to nó mới ra chất âm đèn đây ạ ?
Chị là 1 vận động viên khá...hăng đấy. :lol: Khi làm thì người ta tính đến chuyện gây méo hài trong đoạn nó tuyến tính chứ,cái vụ bù đầu,quẹo cổ là cái kết quả của việc sinh méo hài kia thôi,chứ ai lại chủ tâm chơi hết công suất thì mới sinh ra méo hài ...ngon. :wink:
Thế cái hình sin ở trang 1 dì đo sóng gốc hay sóng hài thế, nếu là sóng gốc thì Dì cho AE chiêm ngưỡng lun mấy cái hài ở tần số gốc đó xem nó ra răng
Re: Dự án: Ampli Bán Dẩn Có Chất Âm Đèn,Xuất Âm Bằng OPT Nếu nó dễ ăn thì mấy em như Nhị A Tam, Tam Bách B, Bát Tứ Ngũ, .... đâu có đất sống để ăn hàng mãi cho đến ngày hôm nay.
Vì I-V nó vẫn khác nhau rất nhiều. Bởi vì I-V nó khác nhau nên người ta rất khó hoặc ngay cả không thể dùng những cấu hình đơn giản của mạch tube để ráp cho FET/MOSFET mà nghe cho được lỗ tai ngay cả cho mặt kỹ thuật. Hơn nữa có 1 số khiếm khuyết cơ học tube có nhưng FET/MOSFET thì không ví dụ như mai cờ rô phô ních và lẫn ồn do tim đèn nhiều lúc xảy ra ở tube; ngay cả khi khuyếch đại ở 1 biên độ nào đó 1 số tube vẫn có thể rung cả dàn cơ cấu trúc bóng ... Tất cả những thứ rung cơ này có khả năng tạo ra hiện tượng Acoustic Feedback (hồi tiếp cơ học) cộng hưởng tạo ra âm thanh nào trong giải tần nào đó. Cũng vì thế nhiều lúc mí ông Hái Èn lại có cơ hội tung ra thị trường những thứ như đồ kê máy, kệ máy ... để có cơ hội thay đổi tính chất rung cơ hoặc giảm thiểu (nếu may mắn) ... có cơ hội thay đổi âm thanh. Nếu là dân chơi kệ kê máy hay những thứ phù phép này sẽ nhận thấy rằng âm thanh ampli bán dẫn ít bị ảnh hưởng bởi những thứ đồ chơi này hơn so với những đồ tube nhất là tube SE ... Tính chất rung cơ của tube rất phức tạp vì tùy vào thiết kế tùy vào khâu lắp ráp ... và vô phương mà bán dẫn hay phần mềm nào có thể giả lập được giống 100% cho tất cả các tube trên đời trừ khi có ai đó bỏ ra bạc tỉ USD để đầu tư nghiên cứu để giả lập cho mọi trường hợp. Và đương nhiên những sự rung cơ này chỉ có thể tạo ra sự phong phú của âm thanh chứ không làm âm thanh chính xác hơn. Nhưng 1 số người tiêu dùng thích vậy thì đành chịu thôi. Đó là lý do có 1 số tube giá trở nên mắc kinh khủng không phải vì nó luôn vượt trội về chất lượng kỹ thuật điện/điện tử mà còn do nhiều yếu tố khác và đương nhiên những yếu tố khác này vẫn giải thích được trên mặt KHKT. Trên là chỉ nói đến yếu tố cơ học của tube chứ chưa nói đến đặc tính ký sinh của miền tiếp giáp PN của mối nối bán dẫn ngay cả mối nối SiO2 của MOSFET ... phần đông rất không tuyến tính trong vùng hoạt động mà không có hãng nào công bố thông số vì nó quá phức tạp. Và mối nối bán dẫn PN luôn xảy hiện tượng trôi nhiệt. Và đây cũng là những yếu tạo nên hoặc thay đổi những méo hài/pha rất và ngay cả độ ồn phức tạp của linh kiện bán dẫn trong mạch khuyếch đại mà nhiều lúc là nguyên nhân chính tạo ra cái gì đó gọi là âm thanh đặc trưng của bán dẫn mà tube không có. Còn 1 yếu tố nữa mà bán dẫn khó cọp dê được tube là sau 1 thời gian hoạt động thì tube xìu dần và âm thanh sẽ thay đổi theo năm tháng đến khi gần chít thì mất treble hoặc/và mất này nọ tùm lum vô chừng và ngay cả giao động nổ bộp bộp .... Còn bán dẫn nếu còn sống thì sống khỏe nếu chít là chít ngay không thể xìu xìu ển ển được như tube. :lol: Bán dẫn con lắc em mới tìm ra có đặc tính điện/điện tử giống tube 3 cực nhất từ cổ chí kim mà em được biết nhưng không có nghĩa là nó sẽ giống âm thanh của 300B hay 845 hay ngay cả 6C33C-B hay giống hệt 100% bất cứ tube 3 cực nào trên đời. Nó vẫn có mối tiếp giáp PN của bán dẫn mà tube không có. Nhưng trong chừng mực nào đó nó vẫn cho ta thêm 1 công cụ để thực hiện sự gần đúng. Nếu em dùng linh kiện này để làm ampli hay pre thì em lại không đặt tiêu chí nó phải giống hệt 1 âm thanh tube nào đó (vì không thể làm được vì đặc tính của nó vẫn không hoàn toàn giống nhau 100%) vì thực tế 2 tube 3 cực vẫn cho âm thanh hoàn toàn khác nhau ví dụ giữa 845 và 300B ngay cả giữa WE 300B và Chai la 300B âm thanh cũng khác nhau. Nhưng em sẽ đặt tiêu chí theo cách khác là sẽ tìm hiểu âm thanh nó thuộc vào loại nào và biết đâu nó cho người ta 1 âm thanh mà chưa bao giờ được nghe. Có thể ở phần hay hoặc có thể ở phần dở nhưng điều đó không quan trọng vì hay dở chỉ mang tính cảm nhận cá nhân không phải là thước đo cho mọi người. Người ta vẫn cứ nghĩ nhạc Rock & Roll là hay nhất nhưng đến khi có Disco rồi đến Pop rồi đến Techno ... sự cảm nhận cái hay cái dở vẫn cứ tiếp tục thay đổi mãi cùng lúc với sự phát triển của nhân loại ...
Nói đến chuyện microphonic em nhớ có lần đi cùng ông bạn để mua đôi loa ở một cửa hàng khá có tiếng ở gần khu vực chợ giời. Dòng loa đó có chất âm mộc mạc, gần gũi và cũng thuộc loại khó phối ghép nhưng hôm nghe ở cửa hàng đó thấy là lạ vì trường âm rộng mênh mông, trung âm có độ vang, ngân nga...nghe khá ấn tượng. Giả vờ ra xem loa nhưng em để ý xem ông chủ đấu đá kiểu gì thì thấy hắn cho tín hiệu qua một cục vang của Tiến Đạt rồi ra amp, hắn cắm thêm một quả micro rồi vất dưới gầm bàn lẫn trong đống băng đĩa để nó thu một ít âm thanh từ loa về làm vang rồi trộn. Em rút mic ra thì tiếng của hệ thống trở về mộc mạc gần gũi, hắn bèn xửng cồ với em :" ông làm cái đ...éo gì thế, hỏng hết đồ của người ta bây giờ...". Từ đó em và bạn bè em cạch ko bao giờ đến mua bán gì ở đó nữa. Bác nào muốn có âm thanh giả lập nọ kia thì chơi theo kiểu này cũng vui ra phết đấy ....
Echo số luôn đi chị,muốn delay bao nhiêu mS thì chỉnh bấy nhiêu,muốn vang tổng cộng bao nhiêu lần cũng OK luôn,muốn biên độ tiếng vang tắt dần theo dốc cở nào cũng có. Trước đây em có design 1 echo số băng thông lên đến trên 10Khz,Chị dùng không em...biếu. :lol: Hay chị muốn chơi cái lò xo cho nó thuần a la lốc. :roll: P/S Chị cứ ném đá em hoài :lol:
Cái này thuộc về cơ bản của bán dẫn thế mà cao học như mợ cũng hỏi :evil: Hy vọng mợ không quên với bán dẫn Si thì thay đổi 2mV/độC.
Em muốn biết sự liên hệ cụ thể của trôi nhiệt đến méo hài/méo pha chứ em biết nó trôi bao nhiêu mV/1 độ C mà. :wink:
Ném đâu mà ném, chờ mãi ko thấy có gì mới nên chuyện phiếm để chờ Dì tiếp tục dự án đó mà Ờ mà em thấy ngay amp đèn mà thay con tụ nối tầng ( VD như con tụ sứ của anh hai ) là nó cũng ra chất SS liền hà... Còn khối chỗ " bóp "... :lol:
Bóng bàn lai rai đến 5 trang rồi mà chửa thấy quán chủ quan tâm đến cái OPT nhỉ. Cái này Tubes or Solid đều dùng chung đây, giống nhau là giống nhau luôn đóa. hic
Ờ,thì em cũng chờ ném xong rồi để em gút lại ấy mà. Cụ thể là cái schematic đầu tiên(không dùng biến áp nối tầng) sẽ được trình làng PCB ...tối nay. :lol: Mất sức quá. :evil:
Đấy,cụ trưởng thôn nhảy vô đi. OPT Có 2 phương án đều dùng EI 1-Giống Mcintosh : Dùng 1 cuộn duy nhất(tự ngẩu) có điểm 6 ohm nối vào công suất. Công suất 100W(toàn dải tần),dòng max 6A.có các điểm ra 4-6-8--16 ohm. 2-Có sơ cấp và thứ cấp riêng biệt. Sơ cấp 6 ohm,dòng max 6A,công suất 100W(toàn dải tần). Thứ cấp 4-6-8 ohm. Mời cụ trưởng.
Khi nhiệt độ tăng thì một số con điện tử nó chạy dáo dác đi tìm chỗ mát mẻ, nên sinh ra cái gọi là white noise của bán dẫn. Còn trôi nhiệt thì điểm làm việc nó bị dịch đi, bác căn cứ theo điểm làm việc mới mà tính méo hài/pha, hic hic.. Thôi bác chịu khó cắn răng mua cái spectrum analyzer rồi cắm nó vào, ngồi theo dõi và ghi lại thông số theo nhiệt độ, biết đâu ở một nhiệt độ nào đó (5 độ C chẳng hạn) nghe lại thật sự giống tube. Lúc đó ông Súp chỉ biết đấm ngực mà ném mấy cái linh kiện lắc đi thôi :lol:
Mợ Oa phán đâu đó cũng có lý. Em chỉ sợ rằng cũng ở nhiệt độ đó linh kiện lắc từ đặc tuyến cong cong như tube bỗng dưng trở nên thẳng đuỗng lúc đó trở thành tuyến tính đường thẳng thì các mợ lại thi nhau đấm v...ú (oops các mợ cho em xin hỏi breast cancer là ung thư ngực hay ung v...ú nhỉ ???) chứ không phải em :mrgreen:
Hế hế,muốn giữ nhiệt độ trên thân linh kiện ở 1 giá trị không đổi là...không tưởng bác ui. Nhiệt độ phòng cố định thì còn được nhưng nhiệt trên thân linh kiện nó đâu chịu đứng yên để em chơi với nó lâu đâu.
Cu trưởng làm roài, nghe roài, khen roài, xì mốc te cho AE cùng làm roài và bi giờ cụ ấy đang làm... EL 34 PP để quánh với Ditton 66 :lol:
Thế thì những mạch gì đó các mợ cứ ngày nào cũng ứ nhau nào là bù nhiệt, nào là nguồn dòng hằng, ... bỏ vô để làm chi cơ chứ ??? Không vớt vác được nhiều cũng được chút chút chứ nhỉ ? Ấy thế mới nói là mạch Sô nít nó nhiều lúc rối rắm hơn tube là vậy.
Có cách đóa, dùng trở công suất kẹp chung với transistor rồi nướng nó đến khoảng 100*C, chỉnh phân cực tĩnh ở nhiệt độ đóa đảm bẩu ra chất âm đèn vì nó cũng có đốt...tim :lol:
Thì nghe AE đồn đãi vậy. Cái này thì dì phải hỏi cụ ấy chứ em sao mà tỏ tường đc, nhân tiện mà xin đc cụ ấy thì khỏe re lun, đỡ phải layout với layin dì há :lol: