Mạch bù tốc suất nâng cao thì các bác xem sơ đồ sau: Mạch gồm C3 (20-22p), C4 (10-12p) và R1 (5,1K - thực tế dùng 4,99k vì ko có trở 5,1k) Để bố trí gọn nhất, trên pcb các bác chỉ cần cắt một đường (dấu chéo màu đỏ) và nối một đường (màu trắng) như hình dưới.
Em thì là fan của bán dẫn nên vẫn thích dùng B1 hơn. Bác Thịnh chạy rà mấy hôm rồi review lại xem nó thế nào nhỉ.
B1 em chưa chạy rà vì mấy hôm nay làm cho xong vụ pre, để em thử lại xem sao. Nó quá chi tiết và treble hơi nhiều nên nghe thấy hơi lạ lạ Thân.
Hôm trước pre đèn đã ok rồi nhưng hôm nay gắn mấy cặp bóng vào test mới phát sinh lỗi là một kênh dòng bias cho đèn tăng gấp đôi kênh kia nên gây sụt áp tại anode còn 1/2; Thay bóng nào vào cũng bị cả, cuối cùng gắn con điện trở lưới xuống mass (trong schema gốc không có ) thì ok. Hic, nhưng gắn trở này vào thì lại bị microphonic (trước đó không bị), nhưng không sao, không gõ vào pre thì nó cũng im re thôi Giờ thì pre 12B4 này không còn vấn đề gì nữa, mặc dù đốt tim AC nhưng không một tí ù xì, âm thanh theo em thì quá hay cho một pre rất đơn giản như thế này. Em up lại schema đã hoàn chỉnh: Tuy nhiên em cũng có khuyến cáo các bác như sau: Nếu SS của bác không cần tăng gain, các bác có thể nghe nhạc tốt với volume dưới 1/2 thì khỏi cần dùng pre mà để kinh phí nâng cấp tụ và trở trên bo công suất, như vậy âm thanh cải thiện rất nhiều. VD sau khi em thay 6 con trở trên bo công suất (2x 249, 2x 6,81k, 1K//750) thành loại DALE RN65D và 4 tụ 470uf thành Panasonic FC thì giờ em đang phê với âm thanh mà SS đem lại, quá chi tiết, quá ấm áp, truyền cảm, âm hình hay độ động gì gì cũng đều tuyệt vời cả. Với việc ghép pre tube 12B4 thì em phải nói rằng pre này rất tốt vì nó không làm dở đi chất âm của SS, mà nó tăng thêm chút độ ngọt của đèn, 3 dải điều tốt, chi tiết tốt, tuy nhiên độ động có giảm chút ít nhưng không đáng kể. (vì độ động của SS quá cao!) Vì vậy bác nào cần tăng gain, cần chút ngọt ngào của đèn thì cứ dùng pre này, em bảo đảm các bác sẽ không hối tiếc :wink:
MẠCH "PRE HEAT" CHO SS! Vừa rồi qua trao đổi với bác Thainhnh thì có một vấn đề "lạ" như thế này. Nhược điểm nhỏ của SS là khi mới bật nguồn thì dòng phân cực cho sò sẽ tăng dần theo sự ấm lên của IC LME49811 và khoảng 25 phút thì IC nóng bão hòa nên dòng sẽ không tăng nữa. VD để chỉnh phân cực cho sò khi nóng bão hòa là 60mA ( với dòng này SS sẽ cho ra âm thanh hay nhất) thì khi để nguội bật lại thì dòng sẽ bắt đầu từ 40mA tăng lên 60mA. Vậy có nghĩa khi mới bật amply thì âm thanh nghe chưa phê bằng sau khoảng 20-25 phút! Với mạch của hãng thì người ta cắt đường từ chân source và sink từ IC đến 2 chân B của 2 sò rồi dùng nối tầng qua tụ, sau đó thiết kế mạch cấp áp phân cực cho 2 sò. Như vậy dòng phân cực qua sò sẽ không ảnh hưởng việc IC nóng hay nguội. Tuy nhiên giải pháp này vừa phức tạp vừa rất tốn kém vì phải đầu tư 4 tụ nối tầng xịn. Bác Thainhnh có đưa ra vấn đề là làm nóng IC trước cho nó đạt gần tới trạng thái nóng bão hòa, như vậy chỉ cần khoảng 30 giây là có thể phê với SS rồi Vậy cách làm thủ công như sau: Tại mỗi tản nhiệt gắn IC LME49811 các bác có thể đấu 1 điện trở sứ 500ohm/5W và bắt chặt vào tản nhiệt. Sau đó lắp mạch trễ đơn giản như hình: (Nguồn 15VAC lấy tại mạch bảo vệ loa sau diode nắn) (Nếu thích pro thì dùng thêm mạch bảo vệ loa tận dụng chức năng đóng trễ của nó) Áp 0+35V qua relay sẽ cấp vào 1 trở, còn áp 0 -35V qua relay sẽ cấp cho trở thứ 2. Như vậy khi mới bật nguồn thì mạch trễ sẽ đóng relay cấp nguồn vào 2 trở sứ làm nó nóng lên trong khoảng 30 giây - làm tản nhiệt cũng nóng theo, sau đó mạch trễ sẽ ngắt relay. Các bác cũng có thể đấu nối tiếp 2 trở này vào 2 đường nguồn là -35V và +35V, hoặc pro hơn là tại 1 trong hai trở thay vì 500ohm thì dùng 470ohm/5W nối tiếp với 300ohm/1w rồi tại 2 đầu trở 300ohm này gắn vào một bóng led đưa ra mặt trước để lúc nào led sáng báo hiệu đang "Pre heat" :lol: Bác nào thấy có sự khác nhau về âm thanh khi mới bật nguồn và sau khoảng 20-25p thì cứ làm cái này cho hết lăn tăn , còn nếu không cảm thấy khác thì thôi . Thân.
cái vụ này hơi rắc rồi nhỉ, có phải là gắn trở công suất lên tản nhiệt của IC, khi mới bật nguồn thì cấp áp ngay cho nó để làm nóng tản nhiệt, sau khoảng 30s trước khi relay đóng loa thì phải ngắt áp cấp cho R heat đúng ko bác?
He he, đương nhiên đúng nhưng cái này sẽ ngắt sau khi relay của bảo vệ loa đóng vì không liên quan gì nhau. Chỉ sợ loa bác đang dùng không phân biệt khác nhau thì lắp mất công thôi :lol: Thân.
không cần thiết phải phức tạp thêm các bác ơi, khi mở khoảng 15phut là ss ổn định, lúc đó phê được rồi :lol:
Vụ này là do bác Thainhnh có ý định đem SS đi thi đấu, vì vậy đợi 15 phút là hơi lâu mà . Thật ra em cũng đưa ra cho hết cách thôi chứ tùy các bác cân nhắc Thân.
Đi thi đấu, ấn tượng của âm đầu rất quan trọng nên có heater cho nó pro. Mà các bác thấy mấy con Luxman họ có gắn heater đó Bác Triết ơi, bác ngâm cứu làm thêm hệ thống Interlock. Chỉ khi đủ nhiệt độ nó mới Release cho SS hát :lol:
Hic hic, đơn giản mà, bác tăng tụ trên bo bảo vệ loa để bảo đảm thời gian đóng relay trễ hơn relay cho heater 2-3 giây là ok thôi :wink: Còn không thì làm mạch cảm biến nhiệt độ, lúc nào heatsink nóng cỡ 60 độ ( hoặc 80 độ như SS của bác) thì đóng relay ra loa. Nếu bác thích tự động luôn thì làm cái mạch đơn giản này ( cái này dành cho bác Thái thôi nhe :lol: ) Thân
Dùng mạch này thì 2 cặp tiếp điểm của relay bác làm như thế này: 1. Tiếp điểm 1 ( thường hở) sẽ nối tiếp với trở 47ohm tại bo bảo vệ loa (trở 47 nối với cuộn cảm của relay bảo vệ loa). 2. Tiếp điểm 2 ( thường đóng) sẽ nối với nguồn điện cấp cho trở công suất. Thân.
Hay khỏi gắn tản nhiệt luôn! :mrgreen: Chắc chưa tới 1 phút là nóng con LME rồi. Nhưng như vậy thì ko biết có sao không nữa. Chứ lắp thêm kiểu này hơi phiền quá nhỉ.
] Dùng mạch này thì 2 cặp tiếp điểm của relay bác làm như thế này: 1. Tiếp điểm 1 ( thường hở) sẽ nối tiếp với trở 47ohm tại bo bảo vệ loa (trở 47 nối với cuộn cảm của relay bảo vệ loa). 2. Tiếp điểm 2 ( thường đóng) sẽ nối với nguồn điện cấp cho trở công suất. Thân.[/quote] Dùng Relay có 4 cặp tiếp điểm bác ạ hoặc nếu không thì dùng thêm 1 relay trung gian nữa Thân
Hay quá, em gắn cái tube rồi đốt tim cho nó mau nóng được ko Bác Triết ui Nếu được chắc mod move topic của Bác sang Đèn điện tử quá :lol: @ham_do_re: Bác đi công tác về chưa vậy?
SS của bác sao rồi, chẳng lẽ không hay hơn LM3886? :twisted: Vụ Pre heat này là bác nào có ý đồ xách SS đi đấu thôi, còn để ở nhà nghe thì chỉ cần khoảng 10 phút là nghe hay rồi. Thân.
Có một bác Tây cũng vừa ra kit giống anh em mình vậy, cũng LME49810 hoặc 49811 ghép với Sanken SAP15s Bác ấy phân cực sò đến 0,5A, xem như là hoạt động ở class A rùi :roll:
Em xin tham gia chút ý kiến là sao ta ko dùng ngay một bộ tiếp điểm thường đóng của relay bảo vệ loa để cấp điện cho heater, làm trễ khoảng 15 phút để nung đến khi relay hút để đóng loa thì cũng đồng thời nhả điện cấp cho heater. Nếu relay thiếu tiếp điểm thì ta đấu // thêm một relay nữa với relay bảo vệ loa.
Cảm ơn bác có ý kiến. Thật ra cái này bàn chủ yếu cho vui chứ chỉ có bác Thái là muốn làm cho nó pro thôi Do SS có sẵn mạch bảo vệ loa rồi và relay trên mạch chỉ 2 cặp tiếp điểm 3 chấu nên không tận dụng thêm được. Nếu đấu // relay thì IC bảo vệ loa sẽ không đủ tải, còn mod thêm transistor thì nó lại rườm rà. Pre heat mục đích làm cho tản nhiệt IC nóng nhanh lên một chút thôi chứ cũng không cần là IC phải đủ nóng mới đóng relay ra loa, vì vậy chỉ cần làm mạch trễ đơn giản như e post ở trên là ok rồi. Mà thật ra em post lên cho vui thôi chứ em cũng lười lắm Thân.
đây là hình ảnh e thực hiện tăng độ động cho amp, cho e hỏi là thay tụ 470mF ta phải thay cả 4 con của mỗi kênh, hay chỉ thay hai con lọc nguồn cho sò ?