3 y trên đủ cho thấy Ae đang muốn có kết quả đo đạc của 3 loại nguồn linear để so sánh nên mình cung cấp số đo của 1 trong 3 loại đó > mình nghĩ không cần quan tâm đến nguồn Dell làm gì Hãy có kết quả do đạc nguồn của diyamply , benaudio “vớ vấn” như Giahuy công bố để so sánh 3 nguồn này với nhau.
Ok bác. Để em giải thích sơ bộ để sau này anh em khỏi phải cãi nhau vô ích. 1. Nếu lấy nguồn DC lý thuyết làm tiêu chuẩn thì bất cứ thứ gì lệch khỏi ngưỡng DC đó được gọi là nhiễu. Tuy tiếng Việt chỉ có 1 từ nhiễu, nhưng đối với nguồn thì ta chia ra làm 2 thành phần ripple và noise. Ripple là nhiễu gây ra do mạch diode nắn dòng (biên độ của dạng sóng hình răng cưa em nói ở post trên) hoặc do sự không ổn định của dòng điện AC main. Noise là nhiễu tự gây ra bởi từng linh kiện trong bộ cấp nguồn, bao gồm điện trở, tụ điện và regulator (tất cả đều có noise) hoặc noise (cao tần) gây ra trên AC main. 2. Để giải quyết vấn nạn ripple do sự không ổn định của dòng điện AC main thì chỉ có 1 cách là dùng regulator Để làm giảm ripple do mạch diode nắn dòng thì có 2 cách là dùng mạch không regulator (dùng tụ lọc hoặc mạch lọc CRC, CLC) hoặc dùng regulator (tụ lọc + regulator). Khi không dùng regulator thì đòi hỏi tụ lọc phải cực to, còn dùng regulator thì tụ lọc sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Khi gặp 1 regulator thì thông số PSRR sẽ là thông số quyết định khả năng lọc ripple của regulator đó. PSRR càng cao thì lọc được càng nhiều ripple Lưu ý, PSRR là giá trị phụ thuôc vào tần số của ripple. Với mạch nắn diode cho nguồn linear thì tần số xuất hiện ripple sẽ là 100Hz(120Hz), 200Hz(240Hz).... với giá trị biên độ ripple giảm dần khi tấn số tăng Ví dụ nếu sau 1 bộ diode nắn dòng + 10000uF tụ lọc thì ripple còn khoảng 20mV, thì sau khi qua LT3045 (PSRR là trên 90dB dưới 10kHz, nơi tập trung chủ yếu ripple) thì ripple nhận được sẽ là chỉ còn là 20mV: 90dB (30000 lần) = 1uV ripple. Còn muốn đạt đến mức ripple như thế này với mạch không regulator thì sẽ cần tụ lọc có giá trị cả triệu uF (tức là vài F). Nên gần đây, một số nhà sản xuất bắt đầu làm nguồn super capacitor là vì lý do này, dĩ nhiên, làm super capacitor PSU không đơn giản vì sẽ phải có đủ mạch bảo vệ nếu không muốn "bùm" khi sơ xuất. Thông số noise của regulator là thể hiện nhiễu nội tại do regulator gây ra. Thông số noise thường được thể hiện qua hai kiểu Kiểu 1: thể hiện qua "rms noise", ví dụ như LT3080 có noise 40uVrms trên miền 10Hz và 100kHz. Kiểu 2: thê hiện qua giá trị x nV/sqrt(miền tần số) Khi thể hiện tại rms noise, thì trong miền đó, khi đo sẽ được noise tổng cộng (nhiễu nền) là 40uV tại mọi thời điểm trong miền tần số trên. Ngoài miền đó thì noise đo được đa phần sẽ sẽ tăng. Tuy nhiên, tăng bao nhiêu thì phải đo đạc cụ thể, chứ không đoán được. Nếu mắc song song 2 con linear regulator thì noise sẽ giảm được căn bậc hai của 2 lần, mắc song song 3 con linear regulator thì noise sẽ giảm được căn bậc hai của 3 lần Để giải quyết noise cao tần từ nguồn AC main thì là biến áp cách ly (làm giảm nếu thông số interwinding capacitance đủ thấp) hoặc mấy cục lọc điện đó. 3. Transient response, đa phần là load transient response là khoảng thời gian (tính bằng micro giây) để điện áp quay trở lại giá trị ban đầu sau khi bị sụt áp gây ra bởi sự tăng đột ngột của dòng điện tải yêu cầu. Ví dụ LT3045 mất từ 2-3us để quay lại điện áp 5V sau khi dòng tải yêu cầu tăng đột ngột từ 0mA lên 500mA. Fast transient response là thời gian quay lại điện áp ban đầu nhanh. Tuy nhiên, cần lưu ý là transient response của mấy con cũ như LT1963 tuy được ghi là fast transient response nhưng nếu so với mấy con regu mới như LT3045 thì transient response của LT1963 cũng thấp hơn, dù con LT3045 không ghi là fast transient response. Điểm đặc biết cần lưu ý là những thông số trên chỉ đúng (đặc biệt là noise và transient response) khi chúng hoạt động độc lập. Còn với mạch có dùng mấy con transistor để khuếch đại dòng như những mạch dạng Ben thì những thông số trên sẽ tệ đi, nhiều hay ít là tùy thuộc vào thiết kế, layout mạch. Nên sẽ vô nghĩa nếu dùng thông số datasheet của mấy con regulator để đánh giá kết quả cuối cùng của những mạch trên. Trường hợp duy nhất không bị ảnh hưởng về noise và PSRR là khi mắc song song các con regulator với nhau, tuy nhiên transient response cũng có thể bị ảnh hưởng tùy thuộc vào mạch. 4. Drop out voltage là mức điện áp chênh lệch tối thiểu giữa nguồn in và nguồn out để regulator có thể hoạt động. Low drop out (LDO) là khi mức chênh lệch này dưới 500mV. Tuy nhiên, nếu hoạt động ở mức chênh lệch thấp nhất này thì regulator sẽ không đạt đủ thông số như datasheet quảng cáo. Với LDO nói chung thì dù mức chênh lệch có thấp đên 300mV thì cũng nên thiết kể ở mức 800mV đổ lên. Quay lại Aurender, thiết kế phần cứng của họ bắt đầu từ những năm 2012 và lô linh kiện regulator họ mua số lượng lớn cũng vào tầm đó. Vào thời điểm 2012 thì LT3080 là lựa chọn rất khả thi, với noise tương đối thấp, PSRR cao. Do họ dùng nguồn dạng linear nên họ chỉ cần PSRR cao và noise thấp dưới 10000Hz thôi (do ripple tập trung chính ở miền tần số này). Một điểm quan trong nữa là trong thiết bị trên mạch của họ có OCXO mà cái này ngốn dòng nên bắt buộc phải có dòng đủ to. Vào thời điểm 2012 thì chưa có TPS7A47 hay LT3045 nên việc lựa chọn LT3080 là hợp lý. Khi nào nó dùng hết lô linh kiện lớn nó đã mua thì bác sẽ có thể thấy nó dùng cái khác.
Vậy mạch của hung diyamp xài lm 723 và cũng xài trans để tăng dòng chịu tải thì cũng tương tự như ben đúng ko bác ??? Vậy chốt hạ hiện nay, schematic nào đc cho là tối ưu nhất, nhiễu nền cực thấp cho nguồn PC ah ??? Chẳng lẽ lại mắc // tới 20 con 3045 trên mỗi đường để chịu tải 10A phương án quá đắt đỏ
Đúng. Nhưng kết quả thì vẫn phải phụ thuôc vào mạch và layout. Và cả hai thì đều không công bố chính xác mạch của mình như thế nào. Tối ưu nhất và chắc ăn nhất hiện nay là LT3045 mắc song song, không có con đường tắt
mỗi cái ảnh hình cái máy đo trong khi chả biết đang đo cái gì thì quá đơn giản ) bác thk bn ảnh e gửi cho, đó là chưa kể đến phương pháp đo cũng ảnh hưởng đến kết quả. Thôi đây là thế giới ảo, nói chung cũng ảo lắm. Bh cứ giao lưu cụ thể, chất âm ai hay hơn thì thắng thôi. Ng dùng chả quan tâm đến mạch nguồn là loại gì, được làm ntn.... cái họ cần là chất âm. con nào hay hơn con đó thắng hay có ng mua về rồi mua thêm máy đo cứ cắm vào ngắm may đo ????
Thật sự là quá đắng nếu mỗi đường 20 con 3045 x3 đường nguồn là 60 con, mouser đang bán khoảng 7 đô/1con = 420 mẽo chưa kể các linh kiện khác hxhx đắng qa a ơi. Mà e có một thắc mắc là tsao mấy hãng làm ms khủng cno méo thấy xài 3045// cho nguồn mà trong khi đó cái giá cno đưa ra thì làm bao nhiêu bộ nguồn chả đc Còn về vấn đề mod lại clock trên main a thấy tnao (và cấp nguồn lownoise cho nó) ? cấp nguồn riêng cho ổ ssd
Vấn đề là LT3045 mới đầu năm 2018, nên muốn tích hợp trong các sản phẩm thương mại phải từ từ. Như em viết ở trên, các hãng còn hàng tấn LDO đang tồn kho, họ phải dùng cho bằng hết mới đến nghĩ đến việc dùng cái mới. Kể cả khi được dùng, khả năng cao dạng LT3045 chỉ xuất hiện ở các mainboard dạng tự thiết kế từ A-Z thôi vì tiêu thụ ít điện năng. Chứ đợi music server tích hợp 20 con LT3045 cho nguồn sơ cấp thì bác mơ hơi xa quá.
Ơ thế ra nguồn linear của con MS đình đám mấy năm nay lại dùng mạch ổn áp kiểu dùng Nếu đúng thế này thì cái nguồn linear của MS đình đám mấy năm nay trên vnav lại là cái nguồn ổn áp dùng mosfet để ổn áp kiểu "tạch tè" như cái mạch ổn áp mà các bác cho là cùi mía trên chính cái mainboard máy tính hay sao? càng đọc em càng thấy mông lung quá. Mà nếu cái nguồn đó dùng mạch kiểu này thì biến áp cần gì chia nhiều đường vào thế các bác nhỉ? chỉ cần 1 đường 12v hay sao ấy chứ? mong các bác có kiến thức giải thích dùm cho bọn em vỡ ra với. Cảm ơn các bác, cảm ơn vnav.
Vụ mod clock thì điều đầu tiên là bác phải tìm được clock đúng loại mà clock main đó dùng đã, cùng tần số. Thứ hai, việc mod clock trên những bo thế này trông thì thích đây nhưng thật ra không phải là toàn vẹn. Thứ nhất, do clock trên main thường khác kích cỡ với clock rời nên không thể thay kiểu 1-1 lên thẳng main được. Do đó, việc câu dây từ clock về main để mod là bắt buộc, và câu dây thì lại gặp 1 tỉ vấn đề về impedance matching, signal integrity, jitter, rồi dùng dây gì. Đi mod clock kiểu câu dây mà không có đủ máy đo và cách tiếp cận cẩn thận thì là làm mù hoàn toàn, kết quả có khi còn tệ hơn cũ.
Vâng, thế nên em mới mong muốn các bác có kiến thức bớt ngại ngần mà chia sẻ cho các anh em khác hiểu rõ, vì dù sao topic này bác chủ lập ra cũng đã đụng chạm đến rất nhiều người rồi.
Có kiến thức cũng không biết được, trừ khi bác nào đó có con server đó vẽ lại chính xác mạch + toàn bộ linh kiện, lúc ấy thì mới có thể đánh giá. Chứ ngồi nhìn sơ qua mạch in rồi đoán nọ đoán kia thì theo em chẳng có tí công bằng nào cả. Nếu không ai cho mượn để test thì thay vì ngồi đây chém gió, em nghĩ mấy bác cùng test chịu khó mua một con về rồi test với nhau. Nếu không thích thì bán đi, lỗ bao nhiêu campuchia. Chứ em nói thật trong cái tình cảnh này em nghĩ chẳng ai đang sở hữu con music server GH cho bác panzer90 mượn để test đâu. Trong cái sự chơi này, đôi khi cũng phải biết hi sinh làm chuột một chút. Em test rất nhiều sản phẩm theo cách này, tìm cách mua đồ cũ về, test rồi bán đi, chấp nhận lỗ một chút gọi là "phí thử"
Có bài bên nước ngoài đo rồi. Nếu bác muốn nhiễu ít nhất thì ko nên dùng pin sạc dự phòng vì bản thân cái mạch đầu ra thiết kế cho sạc nhanh đầy điện thoại. Các hộp nối tiếp, lắp song song pin kiểu truyền thống. Và lắp pin 1.5V truyền thống các kiểu là ít nhiễu nhất.chỉ cần chú ý tổng dung lượng pin phải đủ lớn,ít quá thì nhanh cạn pin, khi đó lại sụt áp, ko đạt mục đích là nguồn DC ổn định.
E biết chứ! Lập ra cái topic này chắc chắn sẽ khiến n ng chướng tai, gai mắt, vì vốn dĩ nó ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo, nhưnh ko thể vì thế mà làm ảnh hưởng đến hàng trăm hàng nghìn ae ng dùng, với những thông tin mù mờ, những mớ lý thuyết ngổn ngag E ko muốn mượn về a ah mà e muốn có buổi giao lưu thật sự giữa các ms, có n ae cùng tham gia. Có phương pháp test rõ ràng chứ, ae cùng chứng kiến và đc nghe cụ thể E rất muốn có ai đó tổ chức buổi thi ms với ms của 3 nsx đồng thời có thêm 1 e minipc xài nguồn đơn với mức đầu tư khoảng 6tr để thêm một sản phẩm để so sánh. Các nhà nsx thì luôn có tâm lý lo sợ spham của mình ko hay bằng spham khac vì nếu giao lưu xong mà thua thì sẽ có hậu quả khá lớn về doanh số bán hàng nếu đc công bố trực tiếp trên này. Lại còn luôn chê bai sản phẩm của nhau nữa. Thật sự là ae ng dùng hiện nay quá mông lung, ko rõ ms nào là ổn nhất.
quên mất số liệu chính xác rồi, bác google lại bài đó xem. Chỉ nhớ theo thứ tự thì pin truyền thống đứng đầu bảng (vượt qua tất cả sản phẩm nguồn linear DC các loại), nhưng tụt pin rất nhanh. Acquy chì thì ko thấy đo. Nói chung thì lấy một đống pin làm nguồn cho DAC hoặc thay cho nguồn 5V của USB mạch vào DAC cũng chấp nhận được.
Việc tổ chức một buổi so sánh thật sự không đơn giản, vì phương pháp so sánh (blind-test hay double blind-test hay phương pháp nào), những bản nhạc nào sẽ được chọn thẩm định. Ai là người trong ban tổ chức (cái này cũng ảnh hưởng kết quả khá nhiều vì chỉ cần sơ ý lúc chuyển đổi giữa các bộ dàn là sẽ ảnh hưởng yếu tố tâm lý)... Ngay cả các buổi thi do VNAV tổ chức khá kỳ công mà còn có nhiều ý kiến khác nhau về kết quả đấy ạ.
Nhưng ít ra nó còn có cơ sở tạm ổn để ae lựa chọn, cái mình đang kêu gọi ở đây là một nhóm nhỏ ae giao lưu với nhau trên tinh thần chia sẻ, học hỏi, tất cả ae có mặt đều cùng bình chọn, 3 ng mang 3 ms đến, thêm 2-3 ng khác nữa cùng nghe! Chứ bh ng dùng chẳng nhẽ phải mua cả 3 ms về tự nghe xog cái nào ko hay thì bán ah ??? Ng n tiền thì chơi thế đc chứ đa số ae ở đây chỉ muốn biết một cái tốt để nhắm đến và chơi chứ ai cũng có đkien thì họ chẳng đọc topic này làm j. E cũng là dạng nghèo ít tiền nên muốn tìm một ms ngon để xài ah.
Cảm ơn bác trung224! @all: đo đạc thì còn ra kết quả so sánh được, còn nghe hay hay không thì không so được do gu nghe khác nhau, thậm chí mỗi người mỗi ngày nghe còn thấy khác nhau nên tính chất chỉ giao lưu là chính thôi Như tối qua em nghe Nguyên Hà hát Địa đàng thấy hay, trong khi cũng dàn đó bài đó tuần trước nghe chả thấy hay Hoặc lúc nghe heavy metal chịu không nổi, nhưng có tí rượu vào và đang sung thì cứ mở gần hết volume nghe phê, trong khi mấy bài vocal thường nghe lại thấy chán chết Em có thể góp 1 con renderer + DAC. MS em hổng có
Thanks bạn, mình vẫn đang chơi pi rồi. Đang hỏi so sánh giữa Volumio cho pc với pc cài win và chạy foobar thì phương án nào hay thôi. Các bác nên thử qua dùng pin lifepo4 thay thế nguồn truyền thống xem thế nào nhé. Em thấy nhiều cái hay lắm đó. Lưu ý nên dùng cell pin xịn ko nên dùng mấy cell china bán trên thị trường mà ng ta đang làm để thay acquy nhé.
Tôi đang chạy MS + 1 line Lt1084 + AO3.0 + Foobar thấy nghe cũng tạm ổn. Bác cho ít hình ảnh dùng nguồn Pin. ( Chạy 12v 0r 19vdc, 3A or 5A.) Thời gian nghe nhạc được bao lâu? Dùng DC ngoài nạp pin. hay tich hợp luôn như pin Laptop. Thank Bác