Cám ơn trung224! Mình muốn hỏi thêm như sau: -Các regulato trên main pc có giải quyết đc rippler do nguồn ac vào nguồn linear có biên độ thay đổi khoảng nhỏ hơn +_5%? -Nguồn dưới sau tụ choke có regulator? Thanks
E chưa thử chạy cho máy tính nhưng theo em nếu chạy cho máy tính thì chỉ liên quan tới dung lượng pin thôi. Đặc tính của pin lifepo4 rất hay ở chỗ điện áp không đổi ngay cả khi còn 20% dung lượng nên nó cung cấp điện áp ổn định hơn so với loại pin khác rất nhiều.Em mới chạy thử trên mạch DAC thôi nên dung lượng rất thoải mái, còn với pc thì e chưa thử. Đây là 1 số hình ảnh em với anh bạn đang chơi thử nghiệm.
Bác chạy DAC công suất P? thời gian chạy bao lâu phải nạp pin? Có khi lắp bộ hoàn chỉnh tự động nạp khi tắt DAC. có đồng hồ đo V.A khi là ngon đấy Bác a. Nhưng dung lượng pin, Ắc qui nó suy hao theo thời gian , khoảng 1,2 năm thay mới cũng tốn Bác a.
Bộ này em tự làm nên chỉ tốn chi phí linh kiện. Con soekris này công suất nhỏ lắm bác, bộ pin này chạy cho mạch này mỗi ngày nghe tầm 2h thì đang dùng cả tháng chưa cần nạp. Mạch này có đủ các tính năng sạc cân bằng, tự động ngắt... Độ bền pin thì phải tầm 5 năm bác à. Trên mạng có rất nhiều hướng dẫn dùng cũng như sơ đồ pin này rồi bác cứ tham khảo sao cho hợp với mình thôi.
Aurender w20 họ vẫn xài pin và xài cả regu lt3080 , bác xem làm như họ có tốt hơn ko? Hoặc xài luôn 3045
Trc tôi có thử MSgiahuy như sau: Volumio cài trên ssd và hdd, so sánh với Windows + Foobar chạy headless. Kết quả phương án 2 thắng tuyệt đối về chất âm. Thời gian là cách đây 1.5 năm (ko nhớ đích xác). Có thể sau này tụi Volumio ra bản tốt hơn cho PC x86 ko biết chừng.
Em đang có con nguồn GH (ko rõ ver. mấy) đang bị tèo bật máy vẫn lên đèn nguồn, đèn RAM nhưng không khởi động được. Bác nào muốn mượn về mổ xẻ thì liên hệ với em, nếu sửa được cho em nữa thì tốt quá.
em thấy các bác toàn tranh luận của 3 bác kia làm nguồn chứ chưa thấy bác nào đưa ra phương án tối ưu, còn để làm thì mỗi người có một quan điểm các bác dám khẳng định chỉ cần bộ nguồi mà đánh giá đc cả 1 con MS không, 3 bác làm MS có cùng làm 1 cái mên, 1 cái ram và chíp ko tất cả cũng sẽ ảnh hưởng nên theo em choi vui là chính khi có điều kiện m thử test cả 3 xem thế nào.
Các bác nên hiểu một điều là cho dù cấp nguồn sạch tuyệt đối cho PC (VD nguồn pin hoặc accu) thì bản thân con PC là một tải phi tuyến nên tự nó sẽ sinh ra sóng hài (nhiễu) cho nên kg có gì là tuyệt đối cả các bác đừng nặng nề quá về nhiễu nguồn, chỉ cần cấp nguồn tuyến tính như các nguồn trên là đạt yêu cầu. Nguồn điện lưới của điện lực bẩn thật sự không phải do các nguồn phát bẩn mà do các phụ tải phi tuyến trên lưới điện sinh ra sóng hài, nguồn điện tại đầu cực các nhà máy phát điện sinh ra là sin tuyệt đối nhưng vào đến nhà các bác thì thôi rồi. Đôi điều cùng các bác! không có gì là tuyệt đối.
Thể nên các con music server tích hợp DAC (hoặc dùng kết nối DAC rời) dùng chip điều khiển công suất thấp, ít nhiễu Vẫn có lợi thế về vụ này là vậy. Vì nó đi con đường khác với con đường xài linh kiện PC.
Bác cứ thấy trên pin có ghi giá trị Ah và mAh là biết sau bao lâu cần phải nạp. Giả sử bác dùng pin 3 cục pin 1500mAh mắc song song, thì tổng dung lượng pin là 4500mAh, có nghĩa là nếu MS của bác hoạt động trung bình ở ngưỡng 3A thì thì bác sẽ nghe được khoảng hơn 1 giờ đồng hồ là bắt đầu phải thay rồi. Nói chung, dùng pin cho DAC hoặc music server dùng mấy bo mạch kiểu Pi thì còn dễ, chứ music server cần dòng cao thì gần như chắc chắn phai dùng Acquy.
Chính xác bác à. Đây là lý do đến cuối cùng thì trừ phi định chơi upsample, còn lại về mặt thiết kế thì mấy bo thiết kế thửa công suất thấp của hãng như Aurender vẫn tốt hơn. Không có gì là tuyệt đối, nhưng vẫn nên giảm ripple/noise từ PSU đến mạch đến mức tối đa, vì noise có tính cộng chồng chập. Chẳng ai muốn ngoài noise có sẵn do mạch lại thêm noise/ripple của PSU cả.
@Ngoc2 : Với SGM music server thì phần regulator của nó chỉ để nuôi SSD và clock OCXO rời. Còn phần mạch cấp nguồn cho mainboard là mạch CLC. Lý do: SGM chạy theo hướng upsample, chip là i7 7700K có công suất tiêu thụ max là 86W, chưa tính mainboard (55W) và RAM. Chạy HQPlayer DSD512 filter nặng thì chuyện dùng hết 130W là chuyện thường + tỏa nhiệt rất lớn từ chip CPU. Nếu làm cả nguồn linear tỏa nhiệt nữa thì cái tản nhiệt sẽ khó lòng chịu nổi. Do đó họ chọn mạch lọc CLC cho main và regulator cho SSD và clock OCXO (ngốn ít điện và không nóng) Để đảm bảo chất lượng phần nguồn DC không thua regulator, họ chọn cách ngắn nhất là tăng dung lượng tụ lên để lọc cho sạch, cụ thể là khoảng 3.7 triệu uF, không phải 20 nghìn uF đâu) Ngoài ra, để lọc có hiệu quả tần số cao họ dùng thêm cuộn choke (dù rằng cũng chỉ có hiệu quả đến tầm vài trăm nghìn Hz), và cuôn choke chịu được dòng DC đến 10A thì tìm được cũng mệt lắm đấy. Nói chung đây cũng là một cách chơi ổn cho công suất cao, dù có tốn kém (kể cả khi không dùng tụ Mundorf). Nhược điểm vẫn là do đặc tính của tụ hóa là mất đi khả năng lọc với tần số trên vài trăm nghìn Hz, nên nếu nhiễu ở ngoài tần số naỳ thì sẽ chạy thẳng đến mainboard luôn. Regulator trên main PC của con SGM này sẽ chuyển điên thế ban đầu từ bộ nguồn CLC về các giá trị cần thiết. Do đặc tính của regulator nên chúng sẽ lọc thêm ripple 1 lần nữa, lọc bao nhiêu thì tùy vào PSRR của regulator, nhưng sẽ thêm vào đó noise do bản thân regulator gây ra.
Nhiễu do pin phụ thuôc vào loại pin bác à. Pin có noise thấp nhất là NiCd, noise là khoảng 0.3uV (trên miền từ 0.1Hz đến 1MHz). pin LiFePO4 hay NiMh thì kém hơn kha khá, còn acquy là kém nhất, noise cao hơn mấy loại regulator. Tuy nhiên, pin LiFePO4 có ripple theo thời gian nhỏ hơn (giữ điện áp ổn định lâu hơn, đến khi chỉ còn khoảng 20-25% dung lượng) Dùng pin thì không có ripple gây ra bởi diode nắn dòng, không có ripple do sự chập chờn của nguồn AC main, không có noise cao tần gây ra bởi các thiết bị khác trong gia đình. Pin chỉ có ripple rất nhỏ do sự xả điện pin và một lượng noise do bản thân pin gây ra. Với NiCd thì lượng noise này nhỏ hơn regulator vào loại tốt nhất hiện nay là LT3045. Nhược điểm duy nhất: dung lượng điện năng tích trữ không lớn (nhất là pin low noise), phải thay pin khi pin cạn. Sau một thời gian vài năm lại phải đầu tư thay pin mới -> đắt hơn nếu số lượng pin lớn và sử dụng trong thời gian dài
Nhờ các bác tìm giúp. Mình cần tìm biến áp:9V X 15A. 2,5V X 15A. 3,5V X 15A chất lượng tốt nhất có thể(hàng của mấy hãng nổi tiếng thì tốt),số A có thể nhỏ hơn chút xíu hoặc lớn hơn.Các bác có thể mua giúp mình.Nếu không có các bác có thể chỉ giúp chỗ gia công chất lượng hoặc bác nào có tay nghề có thể gia công giúp.Cảm ơn
Vậy nếu dùng pin NiCd cho mạch usb cách ly và cho ssd khả thi không bác? Các đường còn lại dùng regulator
Không hiểu bác định tìm biến áp với thông số đó để làm gì? Nếu để làm nguồn cho MS thì áp ra quá thấp, không đủ để làm mạch regu, trừ phi bác chỉ lọc bằng tụ. Mà nếu lọc bằng tụ không thôi thì phải có dàn tụ điện dung rất lớn mới đạt được mức ripple thấp chấp nhận được, như các bác khác đã phân tích
@panzer90 : Em có thấy sò công suất nào đâu. Mấy cái chỗ tròn tròn trên tản cạnh biến áp là lỗ thông hơi để tản thoát nhiệt đó chứ. Còn tản cạnh mainboard à tản nhiệt thu động cho chip. Với lại đã dùng đến cả triệu uF rồi thì còn dùng regulator làm gì nữa cho hao phí, nhất là khi dòng sử dụng quá cao. Nếu có regulator thì chỉ cho clock rời thôi Linear power supply là chỉ nguồn không switching thôi, dù là không dùng regulator như CLC hay dùng regulator đều gọi chung là linear power supply
Mình không tin là không được,mình đã có ý định này từ lâu nhưng chưa kiếm được BA.Bác cứ kiếm giúp nếu không được thì mình sẽ chuyển qua dùng việc khác cũng chẳng mất đi đâu.khó nhất là BA 2,5V và 3,5V bác nào có cái nào để lại cho mình cũng được.Mình sẽ thử từng điện áp cho chắc ăn và đỡ lãng phí