Cục này choke thì lợi vì cao 14cm > cửa sổ dài cuốn dc nhiều dây nhưng thiết diện chỉ 3 x 6cm > làm 845 2 cái thì thiếu 4 cái lõi > thành ra phải hơn 2 triệu bộ lõi.
Họ nói thế thôi b ạ.Em thấy ghi Nếu lấy lõi o họ sẽ thao dây đồng họ bán, phần sắt sẽ rẻ chút/lõi Kích thước đây
bài học đâu tiên về choke đây .Minh mới thử 10mH chắc chỉ lọc 1 phần thôi chứ không thể nắn như Diot được,hoặc nếu nắn như Diot chắc phải có số H rất cao. thử 14,5V AC qua choke vẫn đo được 14,5VAC,Thêm tụ 3200uf đo còn 4,5VAC. Còn vô 19,9VDC ra 19,9VDC,thêm tụ 3200uf vẫn 19,9VDC.Có nghĩa là với choke 10mH chỉ có thể là 1mắt cho phẳng thêm DC thôi.
Trời ơi, tại sao lại dùng choke để cho thẳng vào dòng AC mà gọi là nắn lọc được. Người ta lọc CLC có nghĩa là sau khi có diode nắn dòng thì mới dùng choke để lọc chứ. Ôi trời ơi! Cho choke vào nguồn AC thì ra vẫn chỉ là dòng AC thôi, chứ có ra 1 tẹo DC nào đâu
B nắn qua diode sau vào tụ(C) choke(L) tụ(C). Tác dụng của choke làm phẳng DC là đúng rồi b (tác dụng của nó cũng giống như choke trong cái power st70 đó). Đúng là choke càng lớn lọc càng tốt nhưng Choke 13A nặng 4.2kg > bộ nguồn này cũng tầm 20kg chưa vỏ đấy B. B mà muốn choke 13A mà vài H thì nó to bằng cái trạm điện treo ơ đầu phố đó không bê dc đâu Choke không như tụ khi lắp thấy có làm thay đổi đa
Theo tôi bác nên đọc thêm chút về mạch low pass filter. Với choke đó cần tính toán cho đủ C để cut off đc tần số 50Hz
Em cũng đến thua bác, choke không thể dùng thay diod được bác ạ, choke làm phẳng điện DC, diod làm AC biến thành DC, thực nghiệm cũng phái bám lý thuyết mà làm bác ạ. Bác vào http://duncanamps.com/psud2/index.html down phần mềm thiết kế mạch nguồn về mà dùng, nó hiển thị cho bác dự kiến đường điện DC phẳng hay không thoe từng linh kiện bác đưa vào.
Mình đang thắc mắc không biết trong 3 đường nguồn đường nào ảnh hưởng đến chất âm nhiều hơn, có bác nào thử chưa cho xin chút review, thanks
Em chỉ có 1 kinh nghiệm nhỏ với RPi. Lúc em mod nguồn cho nó, tháo cục DC-DC converter (SMPS) trên bo ra, cấp trực tiếp 3.3V và 1.8V bằng LT3045. Lúc đấy thấy bo Sigma 11 (làm nguồn sơ cấp) ra được 5V, vậy là em định "tiết kiệm", chỉ dùng LT3045 cho 3.3V và 1.8V, đầu input của 2 bo LT3045 thì lấy từ Sigma 11, còn 5V lấy trực tiếp từ Sigma 11. Lắp vào xong nghe cũng ổn, sau đó em lại hơi tò mò thế là lấy bo LT3045 còn lại cấp cho 5V, tức là Sigma 11 chỉnh ra output 6V làm nguồn sơ cấp, còn 3 bo LT3045 lấy điện DC từ Sigma 11 rồi chuyển về 5V, 3.3V,1.8V. Bất ngờ chất âm trở nên tập trung, chặt hơn, độ nhiễu nền có phần nào đó giảm dù màu âm không thay đổi. Tháo ra thử lại như lúc đầu thì hiệu ứng trên mất đi. Sau quả đó em rút ra kinh nghiệm là đừng nên tìm cách ăn bớt, cứ làm tốt nhất về mặt kĩ thuật trong khả năng của mình trước đã.
Vậy full lt3045 cho pc là tốn kém nhưng trước mắt dùng lt3045 là con đường tốt nhất có thể phải không bác!
Chính xác bác, nhưng với PC cần dòng cao thì em không chắc LT3045 đáp ứng được dòng đâu. Vì LT3045 chỉ thật sự tốt nếu dùng kiểu mắc song song chứ mấy bo LT3042 của Tàu (mua trên taobao) tuy dùng thêm transistor để khuếch đại dòng lên đến 2.5A, nhưng đi kèm với nó là các thông số về noise, PSRR đều giảm mạnh, chưa kể tụ output bé tí nên transient response không đủ cho việc output dòng cao với tải kiểu PC mainboard đâu. Còn mắc song song LT3045 thì hiện nay không có bo mạch nào bán sẵn giá rẻ mà output được dòng cao (trên 3A) .
B nào lấy cái ampe kìm cặp vào 3 đường nguồn chính trong cái PC music sẻver khi nó chạy tác vụ để nghe nhạc thì sẽ thấy không phải 3 đường này đều cần dòng lớn như nhau > làm bằng main gì định bắt cpu chạy cs nào chọn sẵn > có thể main chỉ ngửi điện đường 3.3 v thôi
Chính xác bác. Mainboard thời xưa dùng điện chủ yếu từ 5V và 3.3V, nhưng hiện nay (từ sau Pentium 4) thì chủ yếu dùng điện từ đường 12V. Hiện nay, 5V chủ yếu dùng cho đường USB, 3.3V dùng cho PCIe. Còn phần dùng cho core của chip CPU/ chip main/RAM đều được lấy từ 12V, sau đó qua DC-DC converter trên mainboard để kéo xuống voltage cần dùng, vì DC-DC converter là SMPS, nên khi kéo từ 12V->1.2V, sẽ có hiệu suất cao 80-90%, tỏa ít nhiệt, đồng thời cần dùng dòng không quá cao từ đường 12V để có dòng cao cho chip. Nên đúng là nếu mainboard sản xuất hiện nay thì tập trung làm nguồn dòng cao cho 12V. 3.3V với 5V thì dòng chỉ cần vừa phải (dưới 1.5A) là ổn nếu không dùng quá mức (mắc quá nhiều ổ cứng/PCIe card)
như vậy rõ ràng các bác thấy đâu cần phải cầu kỳ cấp nguồn ultra low noise làm gì trong khi con DC to DC noise của nó như thế nào thì các bác biết rồi. tóm lại chỉ cần cấp nguồn ổn áp tuyến tính cho nó là được
Thế thì bác lại nhầm. Nguồn ổn áp tuyến tính cũng có ripple và noise của riêng nó. PSRR của mấy cục DC-DC converter dòng cao dùng cho mainboard thường không đạt đến 30dB, tức là khả năng lọc nhiễu từ nguồn sơ cấp khá kém. Sau đó lại thêm noise của chính bản thân cục DC-DC converter nữa. Cho nên làm nguồn tuyến tính có ripple + noise thấp vẫn có lợi ích. Cục DC-DC converter đó là điểm yếu của việc chơi audio PC dùng mainboard thường, nhưng không có nghĩa là có thể vì nó mà bỏ qua chuyện noise + ripple của nguồn sơ cấp.
Vậy theo bác đường nguồn 12v máy có dùng uscaling và máy không upscaling sẽ dùng bao nhiêu ampere? Thân
Mình tính cái cao nhất 95w cho máy có upscaling và loại kg upscaling là 35w cộng với main nữa phải không bác?
Bác tính xem công suất của mainboard + chip có giá trị TDP bằng bao nhiều, trội lên tầm 150% của giá trị đó, sau đó chia cho 12V là ra số lượng dòng qua A cần dùng thôi. 150% là em tính dôi ra do DC-DC converter hiệu suất thường chỉ đạt 85-90%, cộng thêm một số bộ phần khác trên main có thể dùng. Main loại cho CPU 95W TDP thì thường cũng phải 45W nữa.
các họ ổn áp LT đảm bảo noise thấp hơn mấy con DC to DC nhiều cho nên 3 mạch bác chủ đưa lên là quá đạt yêu cầu