Như ở trang 1 e đã nói! Cả 3 ms e đều chê chả có ms nào là e ưng hoàn toàn. Bác có thể đọc lại trang 1. Cả 3 ms của nsx đều có ưu nhc điểm cả đều phân tích sơ bộ, và cuối trang 1 đã nói rõ. Tốt nhất là có 1 cuộc so sánh cả 3 ms của gh , hưng diyamp, ben audio là tốt nhất chứ dăm ba câu tnay chả giải quyết j. Cuộc thi ms ai là ng thiệt chính là nsx, nsx nào kém sẽ lòi ra ngay có j đâu ) ai là ng lợi chính là ng tiêu dùng, sẽ có cơ sở để chọn ms. Nên e cũng chẳng thiệt gì cả mà đi dìm ng này tâng ng kia ) kể cả ms ben có dơ hơi thì cũng chỉ vài tr làm vật thí nghiệm rút đc kinh nghiệm thì còn quý hơn so với tiền bỏ ra. Như e đã nói cái e đi tìm là một ms hót hay, cần so sánh thực tế. Nên chém ở đây dù ntn chỉ là thế giới ảo mà thế giới thì nói ntn chả đc đúng ko nhỉ? Tốt nhất là giao lưu thi thố cho cụ thể, tránh mất tgian tài nguyên diễn như e đã nói rất cụ thể trang 1. Vậy thôi Cái nữa là e ko lôi ms ra gh ra nhé. Tự bác pocolo post ảnh cụ thể lên thì ae chém thôi ))
E nói con ic này, ko biết nó là ic gì thôi, kể cả cạo khéo vẫn sẽ còn mã ic để xem đc là ic thì sẽ ra bản chất nguồn gì.
Thôi bh chuyển qa chém ms hưng diy amp và ben audio. Chứ ko thì khá một số ng lại kêu tnay thế khác. Mời các bác chém 2 nguồn ms hưngdiyamp và benaudio. Hưng diyamp Benaudio
2 bộ nguồn này em đoán nhé chứ chưa có trên tay để mà xem kỹ. Nguồn của Diy chắc là dùng trans để nâng dòng ic ổn áp. Còn nguồn của Ben thì đấu ic ổn áp song song để nâng dòng. Mời các bác chém tiếp.
Chính xác đó bác. Về mặt bản chất thì LT1085 có sẵn một con BJT công suất lớn nâng dòng bên trong còn con IC ổn áp của nguồn bác diyampli thì không có mà dùng BJT ngoài. Lợi thế của kiểu LT1085 trên bo Ben là nó có sẵn "văn mẫu", tức là có sẵn hướng dẫn về chọn tụ output, layout, tính toán tỏa nhiệt, làm đúng như thế là đạt kết quả như datasheet. Kiểu nguồn của bác diyampli là có thể chọn BJT nâng dòng nên không bị giới hạn dòng ra. Nhược là kết quả (độ ổn định, noise) sẽ phụ thuộc vào việc thiết kế, chọn linh kiện của người kĩ sư làm mạch. Chất lượng linh kiện cũng same same, em thì thích tụ của bác diyampli hơn, tụ nguồn nên là loại tụ 105°C để dùng được lâu dài, nhất là khi dùng dòng cao. Nếu đã muốn chơi tụ nguồn audio thì nên dùng Mundorf 105°C thay vì mấy tụ audio của Nichicon, Elna (85°C)
Các bác thử so sánh bộ nguồn của CD này và mấy bộ nguồn kia xem cái nào chất lượng hơn.? CD DENON-755AE : máy đẹp và zin hết,điện 100v...mắt mạnh không kén đĩa.cho chất âm nghe hay,tiếng trong trẽo và bass dày dặn...từ Nhật về.GIÁ : 5.300.000
E rất thk teradak! Mấy thằng tây lông xài cno khen lắm. E nghĩ chắc sẽ rất hay ah :d biến áp r core, linh kiện thì tụ bc philips diode nắn nguồn nhìn có vẻ rất ngon. Lại là cty lớn :d
Vậy nó xài gì bác? Nhìn mỗi đường có 1 con 3 chân, 1 con 5 chân. Con 5 chân có lẽ là LT1963. Con 3 chân không rõ
Em góp chút phân tích, nguồn ben là kiểu LT1963 lái 1 em D44Hxx kiểu này đơn giản là dòng và áp của con LT1963 sẽ fix cho con BJT D44Hxx kia. Kiểu như LM7812 đi lái 2N3055 hoặc LM317, nhược điểm dòng ra thấp không lớn lắm, hơn nữa mạch của ben là dạng nấc nguồn, tức 1 quận dây chia nhiều nấc nắn và ổn áp ra chung mass. Kiểu này không được hay cho lắm vì tải của main không cố định, ví dụ nguồn 5V ăn nhiều thì nguồn 12V sẽ bị giao động vì nguồn ac nối tiếp mà, hơn nữa chưa chuyên nghiệp để được coi là ATX, vì không cấp nguồn 5V standby cho main để main điều khiển và chân báo PG (power good) cho main khi các mức điện áp ổn định. Chu trình này các bác nên xem qua cơ cấu nguồn ATX sẽ rõ. Và 1 điều rất nguy hiểm là em không thấy có hệ thống bảo vệ nguồn khi có sự cố, sự cố main đừng ai nói là không bao giờ sảy ra, thường ATX có 2 kiểu bảo vệ, bảo vệ thấp áp nếu các đường nguồn bị thấp áp tình trạng quá tải ATX sẽ tự ngắt nguồn cấp lên main ngoại trừ nguồn 5Vstb, bảo vệ dòng cũng tương tự trên nếu vượt quá ngưỡng dòng cố định fix thì ATX cũng ngắt và cả 2 trường hợp trên chân PG đều báo về main cho main ngắt. Nguồn của em sử dụng ic chuyên dụng cho linear có mức ổn định khá cao, thông số ic là low noise 2,5uVrms nó được dùng trong bộ nguồn của bàn mixer mà em từng biết nên chắc khỏi lo, cấu trúc nguồn giống với hdplex nên một lần nữa các bác khen hdplex thì hiểu ạ, em sử dụng ic đệm lái transistor công suất BJT thuần là nguồn liear nên nóng không mát đâu vì drop chuyển thành nhiệt. Em tuân thủ đầy đủ hệ thống của ATX về tự khởi động và tắt trên main, có đầy đủ hệ thống tự bảo vệ điện áp vì em dùng hẳn một con vi điều khiển đảm nhiệm toàn bộ hệ thống nên thua về giá với ben còn về chất lượng thì so ngang và hơn với hdplex đó.
Cám ơn bác diyampli đã sửa, vậy hóa ra là LT1963 lại D44Hxx. Thú thật là em không thích kiểu dùng BJT đệm dòng vì kiểu gì so với ic thuần thì PSRR lẫn noise đều cao hơn, có điều với nguồn công suất cao như cho PC thì đây cũng là giải pháp duy nhất hợp lý rồi.
Bản thân LT1963 đã 40uVrms nên không phải giải pháp mà bác hay độ pi. So với 2,5uVrms của ic em dùng thì đáng bàn.
a nên bỏ đường -12v a ah, vì hiện nay main chẳng còn xài -12v nữa roài mà a xìa ic gì mà cho nhiễu thấp vậy ??? thấp hơn cả lt3045 vậy nên áp dụng ic cho dac thôi mà biến áp sử dụng trong ms ben là 3 quận dây độc lập, 3 nắn độc lập, mass thì buộc phải chung vì ổn áp có tách mass thì đến main mass vẫn chung tuốt.
Thông số ic anh nói thôi, còn nguồn nếu hàng zin 3 cầu nắn 4 sợi dây thì không biết nó lấy đâu ra 3 đường độc lập đây? -12V không đáng với main mới nhưng đáng với main cũ hoặc bọn chuyên dụng sẻver, thật ra có bộ LM337 cũng có đáng mấy đâu em. Bồi cho PC ATX teradak nè em, -12V vẫn có nhé dự phòng không thừa ở bản chuẩn ATX https://www.teradak.com/products/55.html
Thông số ic công bố luôn đi a, cho ae rõ chứ. mà a post luôn ảnh cụ thể phần nguồn của anh lên cho mng cùng xem đi Clone lại innuos nhưng thêm một đường áp tương tự để cấp thành 12 5 3,3 a ah. Mà a tách mass trên main độc lập kiểu j vậy. Main buộc phải chung mass a ơi.
Uhm nói chung là chế biến gì đó chứ zin kia thì đúng như anh nói. Ah quan niệm về dây của em sai nhé k phải nhiều dây để hù gấu mà nhiều dây để chuẩn kết nối, 1 pin của chân ATX theo lý thuyết được hàng chuẩn được 9A vậy nối 1 pin mà nguồn ăn hơn thì sao? Và nhiều dây k phải để hù mà để dự phòng mất kết nối hay move tiếp điểm, và cái nữa em chưa va là nhiều dây giúp dẫn dòng lớn tránh drop trên dây tốt hơn 1 dây, 24pin không thừa đâu, 12Vcpu đời cũ 4pin đời mới 8pin là lý do cả đó nên không nên nói chủ quan 3 đường nguồn chính để hù đâu nhé.
quan trọng là xài main gì đã chứ a (một cái main fanless cỡ j5005 liệu có tiêu thụ nổi mỗi đường đến 5A ko, e đã test cho cpu chạy ibt để max tải hệ thống, còn thực tế ko có ứng dụng nào max tải đc như ibt, thì đo áp thực trên main ko thấy sụt áp) còn thk full dây thì cũng // mấy đường áp đó về bo ổn áp thôi việc đó rất đơn giản. các đường 4pin hay 8pin cpu thường là những main xài cpu rời, có cs lớn thì thường có đường này, còn main xài cpu hàn chết trên main thì ko có a nhé Mà bh công nghệ ngày càng cải tiến về cpu nên xài main đời mới, cpu đời mới chứ cứ đời cũ làm gì A cho ae xem mấy ảnh phần nguồn cụ thể của a đi. công bố luôn ic nhiễu nền 2,5uVrms đi a
Mình thích quan điểm của bác Hưng, nó sử dụng cho nhiều main kể cả sever là rất cần thiết, chỉ có điều bác Hưng đi dây sao cho gọn chứ nhìn vào em chóng mặt quá!
thực tế các main hàn chết cpu hãng đều công bố 3 mức điện áp là 12 5 3,3 https://www.asrock.com/mb/Intel/J5005-ITX/index.asp#Specification https://www.asrock.com/mb/Intel/J4105-ITX/#Specification https://asrock.com/mb/Intel/J3455-ITX/#Specification vậy nếu thật sự cần 5v stb thì tại sao hãng sxuat main lại ko y/c ngay trong spec ? thực tế bh các hãng sxuat main đã tích hợp sẵn bảo vệ quá áp quá dòng trên main rồi, càng main đời mới thì càng đc tích hợp n công nghệ bảo vệ. Nên ngay cả khi cấp full 3 đường áp vào thì main vẫn ko lên và chả nhúc nhích gì, phải bấm chập jump power on trên main thì main mới chạy (một số main ko có chức năng bảo vệ thì cứ cấp đủ 3 áp thì main sẽ lên thẳng, xin chưa buồn ae nào có main như vậy, thường là main khá cùi và lâu đời cũng ko nên xài) thực tế có thêm thì là cái tốt chẳng sao cả, thừa còn hơn thiếu mờ
Thực tế n ae hiện nay nghĩ rằng n dây 24pin là n loại điện áp vào main, n điện ổn áp (đây mới là cái đáng nói, vì n ae bị thuốc ở chỗ này) Còn về chuyện nhiều dây cấp vào main để tăng dòng chịu tải là cái tốt, nhưng cuối cùng thì cũng đấu về 3 đường áp trên bo ổn áp (và bản thân biến áp chịu tải bao nhiêu nữa) vấn đề này thì đơn giản thêm full dây là xong ko phải vấn đề ở bo nguồn. Vấn đề n dây hay ít này còn phụ thuộc vào phần pc dùng bao nhiêu điện nữa. Mà quan trọng nhất là xài dây ngon ngon tí, bấm đầu cos mạ vàng chứ xài dây cắt từ nguồn hỏng lõi dây bé tí ti lại còn dài ngoằng ngoằng thì cũng chẳng tránh được chuyện drop. Mng cứ để ý psu nào ý ẹ thì dây nó bé tí tin hin á ) còn psu cỡ chuẩn 80plus trở lên thôi là dây nó to ngon vãi, càng chuẩn cao thì dây càng ngon nhất là chuẩn psu 80plus platinnum.
- thấy a chê ổn áp chung mass là ko ổn vậy ổn áp a tách mass ??? - Tiện đây a công bố ảnh cụ thể phần ổn áp cho ae tham khảo. - A công bố luôn ic mà cho nhiễu nền ra 2,5uVrms