Hai cụ ngắm lại sơ đồ trang đầu giúp em. Lái trực tiếp MOSFET công suất (IRF840 chẳng hạn), xuất âm OPT ợ. Con MOSFET công suất chạy chế độ Source Follower, khuếch đại dòng, gần như giữ nguyên áp. Đúng theo tính toán của cụ, áp vào OPT > 30Vrms, OPT em chơi 2:1 --> ra loa 8R được 15Vrms tương đương hơn 28W, đủ chơi. Bias cho con MOSFET công suất đặt cỡ 700mA là ngon.
Đệm thì thay con OPT bằng con trở là có ZOut bao nhiêu tùy các cụ ngay thôi ợ. Đệm và ra nối tầng thì thay con OPT bằng con IPT nối tầng...
Hic ... Cụ cóa nhằm ko đới thứ nhứt là chú FET CS cũng có Cgs lớn hơn dòng TO92 nên nếu chọn hắn thì dòng lái cho nó tương đối tí thì độ động sẽ tốt hơn thứ nữa Bác chạy dòng tĩnh 700mA thì nó nóng như cái amply classA gần 70W/CH nhiệt đấy cụ ơi 2 kênh 150W nhiệt ...lại tốn máy lạnh nữa rồi ...
Em nghĩ là không nhầm đâu cụ! - MOSFET lái bằng áp, ăn dòng cực kỳ ít. - Mạch SE Class A nên nóng là phải rồi. - Bias 700ma là dư, muốn hay phải chịu nóng chút, áp 50V, tỏa nhiệt 35W cụ nhé. Vừa đủ thì Bias 400ma, tỏa nhiệt 20W/kênh thôi.
Răng có 50V rứa áp lái nó gần trăm vôn đỉnh thực tế khoảng 95,6V mà cơm cho nó có 50V sao nó kéo đủ 2 đỉnh cho Bác . 31,8Vx 2 x 1,4142=89,9V nếu sông xênh bác phải cho nó ăn 110V cơm chứ
Dạ đúng goài biết là cái OPT một nửa bán kỳ có thể lấy năng lượng từ trường ( dòng phản kháng ) có thể cũng gần đủ cho 2 bán kỳ nhưng cũng không nên dùng áp nguồn gần ngưỡng swink sẽ có thời điểm gây méo do thiếu năng lượng .. bác muốn chạy classA thì có thể chọn con nào áp cao dòng thấp cũng được vì mạch này lái đệm trực tiếp không qua tụ mạch khuếch đại S chung thì em ko bàn về áp ...
Đúng rồi cụ! Áp cho công suất 50V tăng thêm chút cho an toàn không vấn đề gì. Áp phụ thuộc vào DAC, 1/2 Vcc của DAC. DAC 100V các cụ đã kêu ầm lên là cao rồi còn gì :mrgreen: MOSFET công suất IRF840 là em ví dụ thế thôi, con nào hay hơn cụ giới thiệu đi.
Đấy là phần IV với áp đấy là áp tương đối cao dễ gây nhiễu về áp , nguy hiểm cho Fet chọn dòng lớn trở nhỏ thì nhiệt lớn chọn dòng nhỏ thì dễ nhiễu ..chỉ được cái ít phụ thuộc Ron còn khi chọn rồi thì lại phải coi phần lái ..nếu đệm thì áp phải gần bằng nguồn lái ví dụ khi F thấp áp driver kéo Fet quá ngưỡng 50V bác chọn ví dụ 75V quá Ugs quy định của IRF840 (20V) thì nó phải tèo thôi ... còn chọn Fet thì chờ anh em hay làm FET chứ em biết gì về bán dẫn đâu ..
Mạch có tên gọi là Source Follower, G lên đến đâu S đuổi theo đến đó, Vgs luôn là V Bias thôi. Con MOSFET chẳng may có thăng thì là do nhiệt và dòng chứ không lo do Vgs.
He..he .. Cái cuộn dây nó bù khi dẫn giảm hoặc đang dẫn ngưng dẫn ... ( chống lại mà ) còn khi kéo nó ì ... cũng do chống lại ... tới áp Ud khi đó Us gần bằng 50 theo chi nữa ( nhất là F thấp ) thì dây cũng hết bù khi đó S gần như dừng ..chỗ này thiếu năng lượng ... G đu đưa được 20V nữa ... Mà nó vẫn kéo tới 95 thì dễ đứt thôi ..
Bảo vệ G thì đơn giản thôi, 2 con zener đối đầu giữa G và S là xong béng, tuy nhiên mạch này em làm chạy thực tế nghe hàng ngày không cần bảo vệ mà cũng không thấy vấn đề gì.
Đếy thấy khổ chưa thằng trước thì cao thì cho thằng sau cao luôn có sao đâu chọn con Fet hay đèn nào tuyến tính đệm có hay hơn ko .. Mỗi tí A mà sinh đủ thứ chuyện... áp cao rồi lựa A mà CS nhiệt như khi 50 có hơn khoong .. Với lại bác chưa dùng tới ngưỡng của nó .. hoặc có tới ngưỡng thì cũng do may mắn ... Còn thiết kế thì phải tính đủ + hệ số an toàn ...
Kiểu gì cũng phải đệm ko thế xộc thẳng tín hiệu vào tầng công suất được. Còn đệm để làm gì thì các thừa biết. Zin của fet công suất tại tần số 18-20 kHz chỉ tính bằng kOmh thôi nhé. Vì vậy áp cao thì dòng cũng phải nhớn đấy.
Zin của MOSFET phụ thuộc vào điện dung phản kháng. Có mấy con MOSFET ngon áp cao, dòng cao mà Crss cực bé. Chơi con đó là ngon phải không cụ?
Quyết phương án được chưa cụ SML ơi ? Qua cách sử dụng thuật ngữ em đoán cụ chuyên ngành toán - tin, hoặc cụ tìm hiểu rất sâu vào lĩnh vực này. Kỹ thuật giải mã R Ladder ra đời ngay khi con người số hoá tín hiệu và vẫn còn phổ biến tới nay. Philips, Analog Device, và B.B đã sử dụng kỹ thuật này cho những DAC phổ biến và vẫn còn nổi tiếng là TDA1541(A(S...)), AD1865, PCM63. Và sau này có thêm kỹ thuật pulse flow 1 bit, ..., rồi FDGA. Các kỹ thuật này vẫn tồn tại song song. Trong đó TDA1541 chỉ giải quyết tốt được 14 bit(s), S1 thì có con được 15 có con được 16, S2 được 16 Nếu những bộ Fet của cụ đóng ngắt hiệu quả thì em thấy rất đáng đầu tư. Analog device từng tham vọng xây dựng AD1860 18 bit, kết quả là monotocity 15 bit, ngang tầm S1. Hậu bối của nó là AD1865 (18 bit) giải quyết được 16 bit ngang tầm S2, thậm chí tốt hơn nếu so thêm những thông số khác, nhưng không lạm bàn ở đây. Có thể tạm thời rút ra một kết quả từ thực tế dựa trên sản phẩm của các hãng là số bit có thể giải mã được là nhỏ hơn so với cấu trúc phần cứng, em nghĩ là do hạn chế về lĩnh kiện tại thời điểm chế tạo. Nếu cụ muốn R Ladder khi chạy đúng sơ đồ lý thuyết thì cụ nên hướng tới FDGA. Còn nếu cụ có nhã hứng nghe R Ladder FDGA như thế nào thì không biết cụ có ở tphcm hem ? Nó có cái hồn của thiết bị analog, nhưng lại khá buồn tẻ theo kiểu Britain.
Cái cụ nhắc đến chắc là FPGA. Theo em phần này vẫn trong khu vực digital, chưa sang đến analogue, nên em nghĩ ít có khả năng ảnh hưởng đến chất âm được. I2S là dạng tín hiệu digital nhưng sau tất cả các công đoạn giải mã, xử lý. Việc chuyển đổi I2S ra analogue là công đoạn cuối cùng và tiêu chí ở đây là giải mã càng trung thực càng tốt. Không có thiết bị nào hay hãng nào xử lý thêm màu mè cho âm thanh ở công đoạn này vì vậy các kiểu xử lý I2S như buffer, tách kênh, dồn kênh chỉ có đạt hay không đạt. Độ chi tiết, độ hay là do phần DAC quyết định. Số bit giải mã được của các hãng công bố là đúng theo spec chứ không ít hơn. Độ phân giải thực tế có đạt được như spec không mới là chuyện nhiều người bàn cãi, hãng thì đương nhiên phải bảo vệ sản phẩm của họ nên họ bảo là được và thực tế họ có đủ cơ sở lý thuyết cũng như thực tiến để làm việc đó. Về độ phân giải, sau khi tìm hiểu kỹ hơn, em cũng thấy là các bit nhỏ tuy có thể khó mà đo đếm được nhưng chắc chắn có ảnh hưởng tới độ phân giải cũng như độ chi tiết của âm thanh. Trong 1 post trước đây, em có đưa ra bảng tính cho từng bit trên cơ sở 32 bit. Về mặt đo đếm, có thể thấy rằng sau bit 24 (bit 25-32), khó mà đo đạc bằng các thiết bị thông thường, nhưng có thể thấy rõ là trong một sample, các bit nhỏ đó vẫn có sự ảnh hưởng đến độ chi tiết của sample, tuy rất nhỏ nhưng mà phải khẳng định là có! Các bit lớn có tạo ra sai số lớn thì đó là sai số trong một quá trình và thay đổi rất từ từ chứ không phải và không thể đột ngột. Cứ giả như không có các bit nhỏ thì trong sample đang bàn, các bit lớn đã tạo ra một giá trị. Các bit nhỏ thêm vào sẽ làm thay đổi giá trị đó, điều này ai cũng dễ dàng thấy được. Chính vì vậy có lúc em cũng lung lay "hay chỉ làm 24 bit", nhưng tìm hiểu kỹ, em vẫn quyết làm 32 bit.
Khảo sát phổ tín hiệu thì đại đa số các tín hiệu âm tần có biên độ nhỏ nên việc mã hóa cũng yêu tiên tín hiệu có biên độ nhỏ. Còn các tín hiệu biên độ lớn chiếm tỷ lệ nhỏ
Đúng quá đi rồi ạ. Thế nên em nghĩ trong giải mã các bit nhỏ li ti cũng quan trọng. Các bit to trông đáng sợ vậy thôi chứ mấy khi được lên tiếng đâu.
Các tín hiệu biên độ lớn nó phát ầm ầm rồi đừng để nó khác đi nhiều quá là đươc. Nên tập trung vào thành phần biên độ nhỏ. Cái này mới là chổ để thể hiện sự tinh túy
@ cụ SML: Chúc cụ mau quyết phương án và thành công với mục tiêu đặt ra. Có trang chuyên bán điện trở cho loại cấu hình mà cụ đang theo í ạ. Em sẽ search và inbox cụ nhé. Và ... có vẻ cụ hiểu nhầm ý em, FDGA không nằm ở riêng phần digital cụ ạ, dịch song song và giải mã cũng qua nó hết và cũng chẳng hề có một con DAC nào, tất cả được decode bằng phần mềm cụ ạ. Diy thật máu vào cụ nhé, luôn theo dõi thread của cụ.
Cảm ơn cụ động viên khích lệ! DAC 32 bit R Ladder đến đây coi như là xong ............................ phần lý thuyết :mrgreen: Em sẽ bắt tay vào đốt lò nướng, với tay nghề và thâm niên vốn có, chả mấy mà nướng xong rổ bự những sò và trở... :lol: Nói vậy thôi chứ nhiều việc lắm, nào nguồn cao nguồn thấp, nguồn digital, nguồn analogue, nào USB nào I2S, nào chuyển đổi nối tiếp, song song... em sẽ túc tắc làm và thỉnh giáo các cụ dần.