Layout mạch này đi chú tài trợ cháu phần....xương đó. Thử đủ mạch IV rồi không có cái nào qua được thằng này.
Mình góp ý giống như một bạn đã nói, layout của TDA1541 có 14 con tụ decoupling là quan trọng đối với anh em DIY, nên PCB nên linh động để có thể gắn nhiều loại tụ có kích thước lớn/nhỏ. Tham khảo 1. TDA1541 Dale version http://shop2.hifidiy.net/index.php?main ... ucts_id=51 2. Green DAC http://lampizator.eu/LAMPIZATOR/REFEREN ... endac.html
Tính toán thử xem: dùng 2 TDA-1541A Trong đó 1con dùng 14 con tụ=100n và 1 con TDA-1541 dùng 200n thì thế nào? Vì theo thực tế Trong nhiều CDP Sony chạy tụ là 220n( Theo mạch gốc trong data thì là 100n..OSC cho TDA-1541 là 470) . Dựa vào đó làm thử xem chất âm nó thế nào khi chạy // TDA-1541...nhưng phần tụ thì cố tình làm cho nó khác....Sau đó cho // 2 chú đi....giải thích giúp nhé em...
Em xin phép được update layout bo D/A , bo I/V em xin nợ sẽ post sớm P/s: Tụ Bypass TDA1541A có kích thước max 12.3 x 5 mm , có thể lắp các loại tụ có khoảng cách chân 5mm ; 7.5mm ; 10mm
Board này Sau này mình dự tính là nó to lắm Bác chủ nhẩy? Nhưng cũng không seo Chất lượng mà rẻ là số 1 Ủng hộ huyhoanghp96 2 bộ rồi nhé nhanh lên....Về đặt luôn 2 cái chansic....1 cái để làm DA, 1 Cái để làm nguồn.....thế cho Sạch
Các bác cho em hỏi, cái Bo IV cụ tỉ là nó để làm gì ạ? Không có IV thì DAC nó có chạy khôg ạ ? Thanks các bác.
Em xin được đính chính , chính xác đây là bo Buffer đệm khuếch đại tín hiệu ngõ ra của TDA1541A hay chip DAC để phù hợp với tín hiệu vào của các Amp hay Pre (hay nói cách khác là đủ mạnh) Con trở nối ngõ ra của chip DAC (đối với các chip D/A xuất dòng) xuống mass chính là trở I/V, có tác dụng biến đổi I thành V (dòng thành áp) để đưa vào mạch đệm Buffer đằng sau ( ngõ vào Opamp, lưới đèn, cực B, G, .... ) . Chất lượng và giá trị con trở này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm thanh ngõ ra . Cả về vị trí đặt con trở này cũng có phần ảnh hưởng , nên đặt tại bo D/A hay bo Buffer vì còn liên quan đến vấn đề đặc tính của I,V . Bởi vậy em mong được các bác trải nghiệm những vấn đề này cùng em , để đưa ra được một D/A có chất lượng âm thanh tốt Cám ơn các bác đã ủng hộ
Cho đường phủ mass xa hơn tí nữa đi huyhoanghp69 ơi. Vì mình nhìn thấy khi ra bo thực tế thì nó hơi sát đấy, có thể sẽ khó cho anh em giặt là
Ý giặt là cái bo nầy thì hơi bị khó , vì 2 mặt lại phải mạ khá nhiều lỗ ,lắm đường mạch nhỏ 0.5mm,... Còn nếu giặt là thì sẽ có layout riêng theo nhu cầu ạ
Kụ thấy nguồn ổn áp thế có ổn chưa ? kụ vẽ 5v cấp cho CS8414 là 2 ổn áp 5v ,tDA1541 cũng nguồn riêng biệt luôn ỏn áp riêng cho clock nguồn cấp tầm 7 đầu vào AC 8v đến 12v ac
Cái chỗ đỏ kia cu cho nó béo lên chứ k phải là dài ra, ở ngưỡng áp này ta hay sài tụ 50-63V khoảng cách chân 5mm thôi. chỗ này hay được ưu tiên wima, ero.................. tham khảo kích thước thân tụ ở áp 50V -> 250V khoảng cách chân 5mm nhé. @ Cụ nào còn dư 1 em TDA1541 trơn thì nhượng cho em 1 con ạ, em cũng muốn làm DAC vì con laptop xuất Optical đc . Xin cảm ơn.
Em cũng muốn hỏi ý kiến chung của các bác xem thế nào . Áp AC đầu vào 18-0-18VAC đến ổn áp LM317/LM337 rồi đến TL431 Shunt ( mỗi một nguồn có 1 ổn áp, tổng cộng là 6 nguồn regu )
Em vừa cho béo lên , vừa cho dài ra ấy ạ :mrgreen: 5mm , em có đo Wima 0.1uF / 63V có bề dày là 5mm , khoảng cách chân cũng 5mm , Còn Ero xanh lá 0.22uF / 63V bề dày 3mm , khoảng cách chân 7.5mm Con tụ ở trên em vẽ 3mm , nhưng tính cả phần đất trống 2 bên sẽ được 5mm P/s: Nếu bác nào có loại tụ đặc biệt cứ up lên , nếu phù hợp em sẽ đáp ứng ngay ( không quá to , cỡ như wima 400V thì ... em xin thua :cry: ) , tại vì như các bác thấy hiện tại tụ đã được đặt kín xung quanh con TDA1541A , nếu tụ to quá cỡ em e là không đặt được vào bo