cám ơn cụ, qua những gì cụ nói. theo xxx kiến của e thì non oversampling là giải mã k cắt nhỏ, còn oversampling là chặt nhỏ ra rồi mới lấy mẫu rồi mới giải mã thì phải :?: nếu là vậy có lẽ nos tiếng mộc hơn. :cry: nhưng mà e lại mua TCXO với giá cắt cổ rồi cả con 74hc4040 phải nhờ chim mới mua dc.
:mrgreen: Các cụ nhà mình ơi. Có cụ nào k dung bupffer opamp cho e xin cái pcb với e định làm dual mono. E xin hậu tạ.
Ừ hí, thế mà mình không nghĩ ra. Mỗi đợt hàng về nguồn vi tính đập tá lả mà không biết. Con Motorola có phải có chữ M không.
đúng rồi bác. qua hàng đồng nát hơi bị nhiều, con mà góc trái bên dưới có chữ m giống hình con dơi là của motorola.
Cảm ơn các bác, mấy bữa nay cắm mặt vào cục tuýp em nên chưa kịp viết hướng dẫn sử dụng, mong các bác thứ lỗi tối nay em sẽ đền bù
bù đầy đủ nhá! nhớ phân tích sâu chút cho ae mới vào nghề còn hiểu dc. em xem nhà hay bác nào dư buffer opamp nào để cho anh với nhá
tl431 bác nên chọn con nào có chữ KIA nhé.vì nó là con của KoREA. hoặc hàng rã máy mexico chứ loại tàu thì ném ngay nó đi.loại tàu bán đầy
hình như bên STAV có bán 11.2896 em chưa xem lại kỹ mạch có đúng con này không? còn chú này mua ở đâu 74HC4040. @toanhp em đập nguyên bộ nguồn máy tính dell làm được 3 chú 431 nhưng chẳng thấy chữ M hay KIA gì sất nhưng cứ quất đại vào tiêu chí ngon bổ rẽ nên cứ chơi đại mặc dù hơi xót cái PCB
BadbOy: Nếu khó mua IC 74 HC 4040 thì bác hỏi thêm vài con tương đương như 54HC 4040; CD4040 vì nó là dòng IC số (các thông số kỹ thuật cơ bản là công suất tải đầu ra (rất nhỏ - nên hông cần lắm), dung kháng đầu ra (cho phép cao hơn IC gốc càng tốt); tần số đáp ứng >12Mhz; điện áp làm việc cao hơn nếu có thêm chữ n hoặc N phía cuối sau số 4040 là tham số nâng cao lại càng tốt. Chúc bác nhanh kiếm được IC
e thấy tl431 của korea toàn viết la KIA431. còn có các loại khác la UTC431 LM431....à ma các bác muốn biết mua ic 74hc4040 ở đâu hả .có bác nào lên Hà Nội thì vào 71A hàn thuyên nhé.ở đó có đấy chứ STAV chỉ có TCXO 11.2896 thôi
Sau một thời gian lỡ hẹn với anh em, hôm nay em xin đền bù bằng bài viết hướng dẫn, mong mọi người lượng thử PCB DAC Phần nguồn List linh kiện - Biến áp nguồn cung cấp cho phần này có điện áp ngõ ra 18 – 0 – 18V / 500mA - Diode x 6 - Led x 2 - Tụ điện : 3300uF / 35V x 4 22uF / 16V x 5 10uF / 25V x 2 470uF / 25V x 2 100nF x 16 - Điện trở : 390 ohm / 3W x 2 160 ohm / 3W x 1 51 ohm / 3W x 1 22 ohm / 3W x 1 10 ohm / 3W x 1 (P/s: Điện trở 10ohm này tạm thời các bác thay giúp em thành 100ohm / 10W. Hơi nóng chút nhưng an toàn, em sẽ cố gắng tìm phương án hợp lí ) 1k / 0,25W x 11 5,1k / 0.25W x 1 Tinh chỉnh = biến trở 5k x 2 - IC LM317 x 1 LM337 x 1 TL431 x 6 Phần giải mã DAC - IC TDA1541 / TDA1541A / TDA1541A S1, S2 x 2 CS8414 / CS8412 x 1 Cổng quang TORX173 x 1 (nếu sài input là optical) Jack BNC hoặc RCA x 1 (nếu sài input là coxial) Biến thế số ST-DV709 của sumlink, nếu không mua được loại này các bác có thể mua loại PE-65612NL của Pulse có tại sieuthiav - Tụ 10nF x 2 47nF x 1 470pF x 2 100nF x 11 100nF x 28 (tụ decoupling quanh chân TDA1541A) 22uF / 16V x 9 - Điện trở 1k / 0,25W x 5 75ohm / 0,25W x 1 4,7k / 0,25W x 1 Led x 2 (2 màu khác nhau) Transistor 2SA1013 x 1 Phần clocking : Thạch anh TCXO 11,2896 MHz x 1 74HC4040 x 1 Sau khi đã hàn hoàn chỉnh toàn bộ linh kiện, chỉ chừa ra 3 chip CS8414 và TDA1541A thì các bác tiến hành kiểm tra thật kĩ. Khi đã kiểm tra ok, ta cấp điện cho biến áp. Nếu không thấy hiện tượng khói lửa gì, kèm theo 3 đèn led power trên bo sáng vậy là có thể yên tâm bỏ tay khỏi phích cắm hoặc công tắc điện. Rà qua một lần xem có linh kiện nào nóng sốt. Nếu cảm thấy ổn tiến hành đo kiểm tra các mức điện áp, các bác dùng đồng hồ kết hợp với vặn biến trở tinh chỉnh ở phần nguồn, biến trở phía LM317 cho nguồn dương, biến trở phía LM337 cho nguồn âm, đo tại cái điểm chân 7 CS8414 = +5V, chân 22 CS8414 = +5V, chân 28 TDA1541 = +5V, chân 26 TDA1541 = -5V, chân 15 TDA1541 = -15V, chân 16 74HC4040 = +5V. Sau khi đã kiểm tra và cân chỉnh các cấp điện áp đúng giá trị, ta tiến hành lắp tất cả các chip vào. Kiểm tra và căn chỉnh lại nguồn vì khi này có tải sẽ chênh lệch chút đỉnh ạ Chú ý: Nguồn shunt TL431 cho phép chênh áp gim chỉ một chút, bởi vậy nên để an toàn cho linh kiện, các bác vặn vừa chớm các cấp điện áp, ví dụ vừa đủ -15V thì dừng lại, hay vừa đủ +5V thì dừng lại, không nên quá tay, bởi quá tay tuy áp ra không đổi nhưng áp rớt trên trở hạ áp ở tầng trước sẽ tăng lên. Nếu vừa chớm đủ như vậy thì áp rơi qua các điện trở hạ áp sẽ nhỏ và bớt nóng hơn. Tương tự có thể kết hợp điện trở hoặc choke nhỏ tại ngõ nguồn vào để hạ vừa đủ áp rơi trên LM3x7 => bớt nóng. Vấn đề này ta sẽ bàn đến trong quá trình lắp ráp Khi đã cắm chip, cân chỉnh chuẩn các cấp điện áp, rờ qua thấy ổn định không nóng bỏng, các điện trở công suất và chip TDA1541A hơi ấm một chút, tiến hành tiếp bước tới. Tại ngõ vào chỗ “Input SW” các bác hàn điểm giữa với 1 trong hai bên để chọn ngõ vào coxial hay optical. Em có gợi ý chỗ này ta làm cái công tắc nhỏ gạt ở đằng sau giữa 2 ngõ input là ok. Chọn chế độ: - Nếu dùng Non-oversampling – NOS thì các bác hàn điểm giữa tại nơi chọn chế độ với NOS. Để trống FSYNC Clock Opt. và SCK Clock Opt. - Nếu dùng Clocking thì các bác hàn điểm giữa tại nơi chọn chế độ với Clock, và nối tắt 2 chấu của FSYNC Clock Opt., nối tắt 2 chấu của SCK Clock Opt. Option này ta có thể làm một hệ thống rơ le nhỏ hoặc công tắc có nhiều tiếp điểm để tiện chuyển đổi theo thể loại nhạc Lúc này, đóng điện ta cấp tín hiệu số cho ngõ vào, nếu thấy đèn signal trên board sáng coi như ta đã đi được 80% chặng đường To be continues ….
1. Biến áp này có thể quấn được, nhưng theo em, theo cấp độ ta có, nếu không có máy quấn hay chưa quấn quen tay thì nên nối tắt hoặc đi mua vì nối tắt hay hơn quấn, mua được của hãng hay hơn nối tắt :lol: Nếu chưa mua được và chọn nối tắt thì anh nối 1 với 3, 2 với 4 là ok 2,3. Em đã nói ở trên 4. trở 0.25W em lắp chưa khói 5. Chỗ này còn tùy thuộc vào LM3x7 và TL431. Mục đích từ đầu chỗ này của em là để bác nào có nguồn hí èn hơn thì cấp vô đây, hoặc bác nào sài accu thì cũng cấp vô đây, và khi đó không câp AC như cụ thanhhue nói Chào các bác, em xin phép đi khò khò mai em sẽ tiếp với Buffer và các điều cần bàn
Thực ra Biến áp số này không hẳn là khó quấn, vì nó có vài vòng dây thôi. Cái khó ở đây là lõi fe của nó. Nếu không mua được biến áp loại tốt thì em nghĩ các bác nên nối tắt và dùng qua tụ sẽ hay hơn nhiều. Và nếu đã dùng biến áp rồi thì cặp tụ 10n nên nối tắt (option 1 là biến áp 2 là tụ) Các cặp điện trở tại TL431 nên chọn trở sai số 1%.