em lanh chanh chút trên board huyhoang thiết kế có 2 lưa chọn 1 là ECC88 hai là 6C45 nếu bác có loại nào trong 2 loại trên thì lựa chọn linh kiện phù hợp cho loại đó trên board chia riêng ra 2 phần rất rỏ
Lấy 2 con 50 ohm 5w nối tiếp nhau cũng dc mà. Theo du kien cua e. Mai e sẽ nhốt DAC của e vào chuồng gà :lol:
khác nhau chứ cụ, nối tiếp tăng ôm nhưng công suất chịu đựng trên 2 trở đều như nhau và = 5w, còn song song thì giảm trị số nhưng tăng công suất
báo cáo cả nhà là thứ 7 tuần sau em có đăng ký tham dự buổi giao lưu nghe nhạc qua máy tính do bác apham tổ chức, do công việc cuối năm bận quá k kịp khoác áo cho em nó đành để vậy mang đi cho đậm chất DIY hiện tại em đang vướng phải vấn đề là lắp bóng theo đúng mạch ECC88 tiếng bị vỡ tè le hột me so với lắp bóng 6h1 áp đo tại chân bóng sụt khá nhiều khi lắp ECC88 so với 6h1 mà data sheet thì em k có lần trên mạch rối quá bác nào rành cho vài đường chỉ giáo cho kịp ngày ứng thí :mrgreen:
vậy cụ cứ lấy 1 con 10 ohm/1w và 1 con 82 ohm/10w (đúng ra là 90ohm/9w nhưng giá trị đó ko có) vẫn đúng 92 ohm/11w (dư 1w nhé) xem có khói ko :mrgreen: em đồ rằng sẽ có khói nghi ngút kèm theo 1 chút pháo tép
Hai cụ địn quây e đánh hội đồng à? :lol: Nói thế này các cụ xem có đúng không nha! Trong đoạn mạch nối tiếp ta có: I = Ir1 = Ir2 = Irn U = Ur1 + Ur2 + Urn Định luật Ôm cho ta R = U/I mà P = UI => P = UR => P = Pr1 + Pr2 + Prn Trong đoạn mạch mà e với các cụ đang bàn có R = 100 ôm và có U cần cố định ở 10v chẳng hạn => I = 10/100 = 0.1A => P = 10v * 1A = 10W Như e giả thiết 2 con R = 50 ôm nối tiếp ta sẽ có UR1 = 0.1 x 50 = 5W, UR2 tương tự = 5W như vậy nếu mắc nối tiếp thì chỉ cần mỗi con 5W. Như bác Huệ nói: con 10 ôm và 90 ôm nối tiếp ta có UR1 = 10 x 0.1 = 1v => PR1 = 1 x 10 = 1W UR2 = 90 x 0.1 = 9W như vậy chỉ cần chọn R1 = 1W và R2 = 9W là không lo cháy nổ. Các cụ cứ tùy ý thử nghiệm Thực ra bản thân mỗi con trở là: n con điện trở giá trị 1 x 10 mũ trừ vô cùng (ôm) có cùng công suất nối tiếp với nhau mà :mrgreen:
Công thức cụ tính là tổng công suất tiêu thụ của 2 con trở chứ không phải là công suất chịu đựng của 2 con trở, 2 cái này khác nhau hoàn toàn.
Công thức cụ tính là tổng công suất tiêu thụ của 2 con trở chứ không phải là công suất chịu đựng của 2 con trở, 2 cái này khác nhau hoàn toàn. -->chuẩn ko phai r chỉnh , nói chung nếu có thắc mác nên xem lai cong thưc tính điện trở hoc PTTH .song song trở giảm tăng cs,noi tiep trở tăng cong suat theo tổng trở mạch( tất nhiên con nào cong suất nhỏ hơn sẽ cháy nếu dòng qua mạch lớn hơn..)
đỏ: P = (U*U)/R P tiêu thụ # P chịu đựng VD:quả bóng bay có thể thổi to bằng cái thùng gánh nước nhưng không thể đút cái thùng gánh nước vào quả bóng bay được :lol:
thế rốt cục là nắp con này có chuẩn không nhỉ các cụ con 10W này là P tiêu thụ hay P chịu đựng zạy bác
Con trở của bác chịu được 10W nếu bác dùng cao hơn 10w thì nó cháy, còn thấp hơn thì ko vấn đề và nó tiêu thụ bao nhiêu W thì phải tính P=U x I, Mạch DAC này bác dùng bình thường.
Các bác cho em hỏi ở Hn chỗ nào bán tda1541 ạ. Em chỉ biết sieuthiav nhưng hết hàng em thì thiếu mất một con Thank các bác
Các cụ cho em hỏi con TL431 nó chết thì nó ntn nhỉ con TL431 ở chân -15V của TDA nóng kinh khủng luôn. em nắp trở 47ohm ở trước mà nó vẫn rất nóng đầu ra dc -14.8V. đầu vào 18V
bác đã cắm TDA vào chưa ? nếu chưa cắm thì rất nóng để lâu dễ ra đi, bác cắm TDA vào là hết nóng. rãnh rãnh em chém chút
ậy, em giựt mình chợt nhớ ra 1 chuyện, ko biết trong mớ chíp sò với tụ tị cụ gói chặt như gói giò gửi em vừa rồi, có con nào là con TL431 ko nhể? Vì hồi trước em quên, hổng có nhờ cụ lấy giúp con nầy.