nếu dùng chế độ CT đèn nắn thì áp ra chỉ dc 110V chắc không đủ lực cho con 6H1P phải tầm 250V mới ra ngô khoai dc như vậy nêú dùng đèn nắn thì phải quấn CT 250-0-250V điên japs này mà quay xuyến thì
cụ đo giúp em AC vào trước và ra sau đèn nắn xem được bao nhiêu thế, em đang nghi con đèn nắn của em nó........chuối, thanks cụ
AC vào 160V qua tụ 47uf ra B+ được 155V, cụ lưu ý giúp em coi chừng sụt áp do choke, hôm qua em sử dụng cục choke quấn 6700 vòng đo B+ được có 135V, thay cục choke 2400 vòng B+ lên được 155V chạy ECC88 theo em là khá đẹp rồi, mỗi tội em đang bị ù mà chưa xữ lý được... Bực
Hic, hôm qua ngủ mất, bác sms em ngủ roài! Rứa là chưa hết ù à? Bỏ lại cục choke 6.700 vòng vô có ù nữa ko? Hay chỉ thay con choke mới vô mới bị ù?
cảm ơn cụ, hình như theo cái ảnh này thì cụ chưa hàn 4 con trở treo áp đốt tim chống ù cho cháu nó thì phải, cụ ngó lại giúp em
Bởi thế dân Diy ít chuộng nguồn xuyến khi ráp Tube, thêm lý do nữa là nếu không để ý xử lý Fe ngay từ đầu sẽ hay bị rung lá và khó xử lý sau này. :lol:
hicccccccccc thôi em dùng nắn diot thôi cho nó tăng áp lên vậy nếu nắn diot em thay con tụ lọc 100-200ù/250V cái con bên phải đó bằng con 470UF có dc không nhỉ. hình như cái này là tụ lọc càng cao càng tốt phải ko a
Đó là mức áp em đưa ra, còn bác chạy mức nào thấy hợp thì bác để, em không can :wink: 250V sau diode nắn lên thành 360V, nắn diode có thể dùng đèn hoặc k0 dùng đèn bác nhé.
đúng là em chưa nối 4 con trở đó nhưng đã câu hai con 47R xuống mass rồi nhưng vẫn k hết ù, biến thế nguồn em đã đưa về hết phía trước, để tối thử lại cục choke xem sao, hôm trước ráp trên tấm ván k ù giờ cho vào chassis ù mới bực
Em có đọc trong tàng kinh các của VNAV, cụ tỉ là bí kíp của các lão Đại. Nói về D/A nói chung thì có rất nhiều yếu tố kết luận được chất âm của tín hiệu analog ra sau DAC. Trong đó chip DAC là một yếu tố, ở đây là ta sử dụng TDA1541. Bên cạnh đó có vô vàn yếu tố song hành cùng con chip này. Tổng quát thì bộ cơ là yếu tố tác động rất mạnh đến chất âm của DAC, sau đó là đến sợi dây coxial or cáp quang optical. Bởi dữ liệu truyền đi có được trọn vẹn hay không là do hai yếu tố này. Nên có khá nhiều bổn hãng đưa ra những bộ cơ transport và sợi cáp digital với giá ... ngất ngưởng, đỉnh điểm như transport WADIA 971 có giá bán ra thị trường tới 17.000$ hay Esoteric P-01 giá sách tới 465 tr VND :shock: do họ đã xử lí được đối đa Bit Perfect (dữ liệu truyền đi được hoàn hảo), Jitter (giải thích thì mất ra nhiều giấy mực, nhưng ta có thể hiểu nôm na là độ trễ đối với bit dữ liệu, ví dụ với một nguồn phát có Jitter cao, trong một bản nhạc trong nháy mắt tiếng ca sĩ bỗng dưng nhanh hơn nhạc khoảng 1ms, bỏ qua yếu tố ca sĩ hát sai trong phòng thu và loại trừ đi DAC thì đó là do Jitter của đầu phát đi, gọi là Jitter 1ms. Trên lí thuyết ta thấy thời gian này rất nhỏ, nhưng trong thực tế khi đang thưởng thức bản nhạc này ta có thể cảm nhận rất rõ) và một số yếu tố khác được cho là bí kíp riêng của bổn hãng. Tiếp tục ta xét đến nội bộ phần DAC. Trước hết là từ tín hiệu digital vào qua biến áp số, cái biến áp này có mục đích cách li tín hiệu out của bộ cơ và tín hiệu vào của DAC, nhằm ngăn chặn những tần số nhiễu hay còn gọi là nhiễu cao tần đi vào trong chip nhận. Cái món này thì nó quan trọng cả dây quấn (theo AN nhận định) lẫn cái lõi. Với điều kiện của Việt Nam ta chỉ có thể phá máy công nghiệp được lõi tốt hay dây tốt để quấn, mà cái này thì khá hiếm, chính vì vậy em mới khuyên các bác đi mua hơn là tự quấn. Sau biến áp số là chip receiver. Dữ liệu gửi đi từ transport được chip này nhận và xử lí tại đây. Dòng chip của Circus Logic có thông số Jitter công bố trong Datasheet là low jitter nhưng vẫn khá cao, tới 200ps lận, nhưng do mấy em này phổ thông, dễ mua, dễ làm và được thế giới hay dùng, đánh giá cao và đâu ai dám khẳng định Jitter cao đã là dở, giống như đâu ai dám chắc tube nghe dở vì méo nhiều, cá nhân em đã từng lắp qua em DIR9001 đặng phổ biến cho anh em chơi vì nó rẻ, nhưng phải bỏ qua vì theo chủ quan đánh giá của em thì không hay bằng CS8414, mặc dù data công bố Jitter khá thấp, chỉ 50ps, do vậy nên em đã chọn em CS8414 của dòng này. Trong tương lai em sẽ cố gắng nâng cấp lên CS8416 ở một dự án khác có khả năng xử lí tốt hơn CS8414, 24bit - 192kHz (so với CS8414 là 24bit - 96kHz), và có chức năng de-emphasis cho các CD đã bị pre-emphasis, chip này còn có khả năng dùng MPC điều khiển ngoài, em khoái lắm nhưng chắc phải dùng hardware mode của em này vì em ... gà mờ món kia quá :mrgreen: Sau đó là tín hiệu I2S xuất ra từ chip receiver được đưa vào chip DAC, ở đây ta chọn là TDA1541. Tại sao lại chọn TDA1541, em trích lời bác DAC Man : Do cái công nghệ "kì quái" kia nên đúng là em TDA1541 có một chất âm rất riêng mà cho đến giờ vẫn chưa có chip DAC nào có cái chất âm ... kì quặc này, bởi vậy nên nó trở thành "huyền thoại", ở đây là huyền thoại về chất âm độc, chứ không phải huyền thoại vì hay nhất, bởi hay dở là cảm nhận và tâm thức riêng của từng người Vì có quá nhiều lí do trong kĩ thuật thiết kế D/A khiến các nhà thiết kế đau đầu, tín hiệu dạng số bắt buộc phải chuyển thành dạng tương tự, output là dòng điện với các dòng chip DAC loại này, để đưa được tín hiệu vào cái Amply / Pre (Input là điện áp) ta bắt buộc phải chuyển dòng điện thành điện áp, gọi là I/V convert . Có khá nhiều cách làm, đơn giản nhất là dùng một điện trở nối ngõ ra xuống mass. Trên dự án này thì ta đã cho khai triển 3 phương án để trải nghiệm, bao gồm OPAMP, Tube và JFET. Với OPAMP ta chọn mạch lọc cấp 1 khá đơn giản, OPAMP nối theo kiểu inverted (các bác có thể tham khảo datasheet), Iout từ DAC nối vào cổng vào (-) của OPAMP, cổng (+) đấm mass. Trở 1k (thực tế trên PCB là 1k8, đây là thông số khi dùng 1 chip TDA1541, khi úp thìa 2 con ta chỉ dùng 1k) là trở hồi tiếp, tụ 2.2nF có tác dụng lọc cao tần. Đây là phương án đơn giản thứ ... nhì, mục đích em chỉ dùng 1 Opamp bởi như vậy I được chuyển thành V đồng thời khuếch đại lên luôn để đưa vào Amply/Pre, như vậy tín hiệu sẽ ít đi lòng vòng, đồng thời đầu tư cho 1 con Opamp sẽ dễ hơn là 2 hoặc nhiều hơn. Phương án 2 là dùng tube, tín hiệu Iout đưa vào cathode ECC88, lưới đèn nối đất, mắc như này gọi là mạch Ground-Grid. Sau khi có Vout ở anode em đưa thêm vào một tầng đệm phía sau, mục đích nhằm hạ trở kháng để dễ phối ghép với các thiết bị phía sau. Còn mạch J-fet thì hơi lằng nhằng chút, khi thử nghiệm thành công em sẽ tiến hành phân tích, về nguyên lí thì cơ bản cũng như các mạch trên Như ta thấy, tín hiệu từ DAC out đi thẳng vào tầng I/V này, bởi vậy nên tầng I/V này rất quan trọng, tín hiệu được xào nấu ra sao thì đều do tầng I/V này cả. Trong tầng này thì quan trọng hơn cả là con Opamp/Tube và tụ xuất. Còn một phần đóng góp không kém phần quan trọng đó chính là phần nguồn, tưởng chừng như chỉ có nhiệm vụ cấp nguồn như trên thực tế nó can thiệp sâu vào chất âm của DAC. Can nhiễu từ phần nguồn ảnh hưởng trực tiếp vào phần giải mã. Còn một yếu tố nữa là noise của phần nguồn, nếu số liệu này lớn ta có thể nghe thấy rõ độ ồn ở loa phát ra, rồi còn nhiều yếu tố nữa như dòng cấp, nội trở nguồn (dùng nhiều tầng ổn áp quá dẫn đến tăng nội trở nguồn, ở đây em chỉ dùng 2 tầng), ... đều ảnh hưởng trực tiếp đến phần DAC. Trong phần nguồn lại nan giải ra nhiều thứ, ví dụ như diode, chọn được con diode có tốc độ chuyển mạch nhanh nhưng lại không gây ồn cũng là vấn đề, em thì hay dùng mấy chú hạt đậu schotky BYV..., rồi IC ổn áp, nếu có điều kiện các bác có thể thay LM317 bằng dòng LT ví dụ LT1084 để trải nghiệm, tiếc là LT không có dòng cho nguồn âm, muốn sài ta phải mod chút đỉnh ! Đúng là cái sự chơi các bác nhỉ, em tám chút giờ nghỉ trưa
Đúng là IV nó khá quan trọng, lúc trước mình có làm thử board 1 chíp TDA xuất qua tube theo cả 2 trường phái SRPP và Xuất Anot nhưng vẫn thấy không ổn, cứ ngỡ là tụ tị và phần nguồn mình làm kém quá nên nó thế. Đến khi chuyển sang board này thì tụ và lọc nguồn, lọc số khác hẳn nhưng chất âm nó vẫn thế, nên mình nghĩ IV sẽ là quyết định chất âm nhất và mình vẫn đang nghiên cứu sang IV xuất Opamp hy vọng nó hợp với lỗ nhĩ hơn. Có lẽ dự án này dài hơi nhất của em
Cụ lấy mũi khoan loại nhỏ khoan nhẹ đến lúc đứt mạch ống nối hai mặt với nhau ( nên khoan mặt trên xuống) vị trí: 2 lỗ giữa con TCXO. Rất dễ nhận biết
trong bo buffer cục choke nguồn có cần chính xác lắm không nhỉ nay em lượm dc cục này thấy có 2 đầu dây ra chắc là cục choke mà không biết nó có dùng dc cho bo này không nhỉ em muốn hỏi nữa là nếu dùng nắn diot thì 2 con tụ lọc to to có cần tăng trị số lên không. vì em đọc trên này thấy các cụ bảo nếu dùng nắn diot thì tụ lọc phải trị số cao để lọc tốt
Nó là biến thế số trong quạt trần, ko nên dùng cụ ạh. Nắn diode thì có thể tăng giá trị tụ lọc lên, còn muốn sạch thì cụ nên kết hợp với choke, hoặc trở tạo thành nhiều mắt lọc sẽ hiệu quả hơn
theo em cụ bán đồng nát dây đồng lấy xiền ra nhờ ông thợ quay biến thế nói quay dùm em cục lõi 22 dây 0.2 lúc nào đầy cửa sỗ thì thôi em dự cũng được khoảng 3000 vòng làm choke cho ngon chứ cụ cứ chơi kiểu này em thấy phiêu lắm, buffer tube cụ ráp không khéo sốc điện chết TDA lại khổ thêm :mrgreen:
đêm nay ngồi mần mãi cái vụ ù k hết buồn buồn em lại phọt anh chơi, có lẽ tube ù nó mới hay nên đành để vậy :lol: