Em dự là Cụ có môn bắt rùa gia truyền. Nhõn có mẩu nhựa màu hình con giun mà Cụ làm cổ chúng em thò ra thụt vào như điện giựt. Chúng em ngóng Cụ từ năm xưa, giờ Cụ vưỡn chưa tới.
Nhà em còn 2 cặp FP1016, FN1016 không biết có dùng được cho dự án này không ? Em tìm datasheet trên mạng mà không thấy.
Bá cáo cụ, chưa lên đỉnh được nên em còn chần chừ, sợ bô não theo dồi thất vọng. Gối đầu nhưng vữa mún lên đỉnh nhưng chưa xong, chắc cũng sắp đến dồi Quít 2014...
Em xem rồi, dùng tốt. Cần điều chỉnh 1 chút phân cực của mạch công suất kim cương (Thực ra điều chỉnh có 2 con trở). Em sẽ sửa lại có tuỳ chọn phần này để phù hợp với nhiều loại sò công suất.
Em thấy các sư cụ ngoài này chuyển sang độ chip amp hết rồi. Cụ nào cũng xuýt xoa tác phẩm của mình & chê amp của cụ kia là chip. Em bó giò với các cụ. Hay cụ cũng nghịch môn đấy cho nhanh tới đỉnh
Như em đã nói ở trên, hãng này dị ứng hồi tiếp âm nên dùng một lượng rất thấp hồi tiếp cục bộ ở tầng Vas. Vì thế họ phải hạ hệ số khuyếch đại vòng hở của mạch xuống. Tín hiệu từ Q3 lấy sang Q5 đã bị chia áp bởi hai điện trở R5 và R7, tức là họ chỉ lấy 1 phần để cáp sang Q5 hòng hạ hệ số khuyếch đại. Thêm nữa con Q7 có trở hồi tiếp âm tại bản thân nó là con R15 cũng góp phần có chủ đích là hạ Gain của họ. Như vậy họ chỉ cần dùng 1 lượng nhỏ hồi tiếp âm. Hệ số khuyếch đại toàn mạch được xác định bằng 2 cặp trở hồi tiếp tương ứng với hai nhánh trên và dưới của mạch Vas. Nhánh trên là R11, R9 hệ số khuyếch đại tính bằng R11/R9. Thoạt nhìn qua thì R11, R9 để hồi tiếp cũng như bao mạch khác thôi. Nhưng để ý chút họ đã dùng kiểu mạch hồi tiếp dòng điện chứ không phải hồi tiếp điện áp như bình thường. Hồi tiếp âm dòng điện mang lại âm thanh nhạc tính hơn kiểu âm thanh lạnh lẽo của hồi tiếp điện áp. Sự thành danh và chất âm nhạc tính dễ nghe của hãng Accuphase cũng là ở kiểu hồi tiếp dòng điện này. Nửa dưới cũng hoạt động như thế. Về hồi tiếp âm ảnh hưởng như thế nào em sẽ có nói cụ thể chi tiết sau ở topic lý thuyết điện tử. Thết kế này thật ra không phải mới, hãng Densen đã dùng.
Để ổn định chế độ khi nhiệt độ thay đổi và tạo sự cân bằng của 2 nhánh trên dưới của maạch Vas. Họ đã thiết kế tranzitor 2 nhánh là như nhau, kèm theo chọn chế độ làm việc khôn khéo để tạo sự cân bằng tối đa. Tín hiệu ở 2 nhánh đều đi qua số lượng giống nhau linh kiện: 1 con BC545, 1 con BC556, 1 con 15032, 1 con 15033. Thiết kế rất thông minh.
Em thử cái món chíp cùng mua với cụ rồi, hay hơn tầm giá. Quan trọng là cặp sò đát lin tơn dành cho dự ớn mới ấp ủ lâu nay
Ghẹo Cụ được kẹo rùi. Xin Cụ cho ý chỉ vào Inbox món Darling để em theo. Hai tầng nguồn em hơi khiếp.
Mà cụ liên hệ với cụ bán am kia cũng ở thanh hoá, xem thụ hưởng hết tinh hoa của của nó để diy cho tốt thì hay quá
Hãng này đã đăng kí bằng sáng chế topology mạch điện amp. Nhanh tay đấy! NHB = Never Hear Before :lol: Đây là schematic em lụm lặt được từ net. Bác Tú layout từ schematic dạng này hay service manual từ hãng?!
Cái trên mạng trị số không đúng đâu. Service em không có nhưng do sơ đồ nó đơn giản linh kiện lèo tèo nên em vẽ lại sơ đồ từ ảnh chụp bo mạch của máy. Giá trị điện trở em đọc luôn trên bo. Layout em cũng vẽ lại luôn. Copy mà bác, làm thế cho nhanh đỡ lăn tăn. Cơ bản mình hiểu bản chất nó là được, thực ra chưa hẳn nó đã hoàn hảo nên hãng này vẫn có chương trình nâng cấp ampli họ đã bán. Em đã hoàn thành bước cuối cùng kiểm tra xong layout, mô phỏng đạt thông số chính xác như Stereophile đã đo thực tế ampli này. Kết quả rất giống nhau, méo 0.24% tại 140W là chuẩn bị clipping. Ampli này méo nhiều như đèn luôn, hãng cũng đã đề cập vấn đề méo này. Và cho rằng độ méo THD không nói lên chất lượng âm thanh ở ampli này. Bước đầu quá ổn rồi
DarTZeel 108 đời đầu dòng A DC Offset sau khi chỉnh thì vẫn bị trôi khá cao nếu điều kiện nhiệt độ thay đổi nhiều khi chỉnh và khi nghe. Và điện lưới không ổn định nó cũng bị trôi nhiều. Đời B thì nó thêm 1 mạch Hybryd SCNP được cấy thêm vào bo công suất đời A trên miếng nhỏ. Em chả biết trong đó có gì, em thay luôn bằng mạch DC Offset dùng OPAM bên ngoài, nó cũng hoạt động vậy thôi chả có gì phải lăn tăn chỗ này. Hãng nó cũng khuyên nên vô hiệu hoá mạch SCNP này nếu chỉnh DC Offset mùa hè thì nghe mùa hè chỉnh mùa đông thì nghe mùa đông. Nghe đâu nó ảnh hưởng âm thanh tí, nên nó làm cái Jumpe để nhổ ra cắm vào để dùng hoặc không dùng mạch SCNP. Mình không dùng DC Offset thì nhổ con IC ra là xong. Em để trống chỗ để nâng cấp con tụ vào, nó dùng con Wima 3.3uF cũng bèo.
Em sẽ đặt làm mấy bộ bo kỹ niệm mấy người bạn. Bo mạch gồm 2 bo công suất, 2 bo bảo vệ, 2 bo softstart. Em vẫn làm bằng loại phôi dầy và tốt nhất của bên làm PCB, đắt hơn loại phôi bèo rất nhiều. Dự tính giá thành 1 bộ bo dao động từ 400K đến 500K (Chưa cụ thể vì chưa có số lượng). Kinh phí và thành quả dự trù khi làm ampli này để các cụ liệu cơm gắp mắm: - Ve chai: Có thể tìm được tất cả các loại linh kiện đúng như trên máy thật. Tụ nguồn từ 63V trở lên, dung lượng càng lớn càng tốt. Biến áp có thứ cấp loanh quanh 40V. Tốn kém phụ thuộc mặc cả, nhưng cũng khoảng 2M là cùng. - Mua linh kiện bán dẫn, trở mới. Biến áp, vỏ nhà trồng khoảng 1.5M. - Mua linh kiện mới đặt sốp mua bên Tây, đặt quấn biến áp, mua vỏ mới đẹp: Khoảng 8M đến 10M. Hết thuốc linh kiện tụ và trở hao 15M. - Do mạch đơn giản nên chắc ít thất bại khi làm. Dự tính chất âm dễ nghe hay còn gọi là nhạc tính. Tinh chỉnh kiểm tra xong bản vẽ lần cuối em sẽ làm bo mạch. Cảm ơn các cụ theo dõi. Cụ nào cần bo để nghịch thì PM cho em hoặc đăng ký. 1. Trinh_anhtu: 5 bộ.