Chào các bác ! Ủng hộ tiết kiệm điện vì biến đổi khí hậu e quyết định giải tán đống amply cs lớn và sub chỉ sử dụng kia6210 làm pow.E đang test bằng nguồn xung , các bác cho e hỏi là nguyên liệu và quá trình sản xuất nguồn biến áp hay ắc quy thân thiện vs môi trường hơn để e chơi luôn :mrgreen: Tiện thể các bác ngâm cứu tư vấn giúp e cái mạch pre tiết kiệm điện luôn ạ Cám ơn các bác!
Bạn chơi pow kia6210 thì khỏi cần pre (pre hay nhất là không có Pre :lol: ) , chỉ cần set 2 con trở hồi tiếp về 1,5-2,2K là đủ gain không cần Pre nữa, nếu nghiên cứu pre tiết kiệm điện thử xem mạch Pre (simply hiend) có trong mục bán dẫn :mrgreen: lúc đó sẽ set trở hồi tiếp và trở phân áp volume để dùng kia6210 như pow :mrgreen:
Cháu cám ơn chú đã tư vấn cho cháu cháu sẽ nghiên cứu pre simply hiend hoặc chỉ 1 opamp để làm iv cho 1543 thay tube Cháu có một thắc mắc là giá trị của tụ và trở hồi tiếp thay đổi sẽ ảnh hưởng đến gain và chất âm kia6210 như thế nào chú có thể chỉ bảo giúp cháu được không ạ
Mình có nhớ trong 1 trang nào đó trong topic này có bác đã đưa lên 1 cái đồ thị chỉ rõ sự tương quan giữa giá trị trở hồi tiếp và gain ....
Cụ khuehn mau quên quá... Google datasheet cho nhanh. Trong đó có đấy. R hồii tiếp tầm 1k trở lại. Em đang xài 470r. Tụ hồi tiếp 33uf. Tụ hồi tiếp em dùng cerafine đỏ tháo máy, nghe cũng được.
Có cái datasheet nhưng không thấy cái đồ thị đó , bạn Dùng 470r + Tụ hồi tiếp 33uf chắc gain khá lớn đây, khỏi cần Pre nhé oánh thẳng luôn ah .
Đúng rồi cụ, quánh thẳng chẳnng cần pre rét gì ráo. Theo datasheet thì Rf trên đường nét liền là ngon. Rơi ra ngoài vùng thì em chưa thử.
Cái đồ thị này mặc định với tụ hồi tiếp là nhiêu bạn ? , với tụ hồi tiếp là 47uF thì mình thử hết từ 2,2k. 2,7k, 3,3K đều OK hết đang để ở vị trí này là con 2,2K cho power chip amp
Theo datasheet của con này thì cách tính giá trị của tụ hồi tiếp C theo công thức: C = 1/(2*3,14*F*Rf) Trong đó F là giá trị thấp nhất của tần số tín hiệu thông qua hồi tiếp, Rf là giá trị của điện trở hồi tiếp. VD: nếu muốn tần số thấp nhất thông qua hồi tiếp là 10 hz, giá trị trở hồi tiếp 1000 omh thì C = 15.9 uF. Các bác lắp tụ 47uF trong trường hợp này là dư sài. Giá trị trở hồi tiếp tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Nếu muốn gain lớn thì chọn giá trị nhỏ. Em thì lại thường chọn giá trị này trong khoảng trên dưới 3k nghe hợp tai em hơn.
Đúng rồi ạ! Đầu tiên các cụ cứ tính giá trị trở hồi tiếp theo mức gain mong muốn, rồi tính ngược ra giá trị tụ hồi tiếp cho phù hợp với tần số cắt mong muốn. Cụ nào dùng để đánh dải trên thì chỉ cần tụ vài uF là thoải mái đẹp, có nhiều lựa chọn tụ xịn. :
Do kiến thức hạn hẹp e đang bị tẩu hoả nhập ma với cái giá trị gain này , e đang dùng tụ elna đỏ 47uf vs trở 1.1k chắc trưa nay e tăng trở lên 3k nghe thử xem ra sao
Thì chỗ In thì đưa xuống mass. Chỗ hồi tiếp thì thành đường In. Rf=2.7k cho Gain = -1. Kiểu inverting như opamp ấy mà. Mục đích hạ gain xuống...ý em có vậy thôi
Các cụ có cách nào đấu cầu để một con TA8210AH chỉ đánh 1 vế với công suất lớn hơn, nếu được thì cụ TQT thích lắm đới
Thì nó đã đấu cầu sẵn rồi nên kô phải xuất tụ đấy thây :mrgreen: chắc mún tăng cs lên nữa chỉ có cách úp thìa
đơn giản phết ạ, cứ cho xuất tụ ở cà chân + và - rồi chập đầu ra là xong. vị chi mỗi con chip tốn 4 con tụ xuất, 2 chip mất 8 con tụ xuất âm )
Cho em hỏi chút ạ. Em có cái sạc laptop của vaio 16v-4a có chạy cho em này được không ạ. Cảm ơn các cụ!
- Bác espadon_vn có thông tin gì về con Chíp này không ạ? hoặc có bác nào biết về nó cho em xin với, em thấy nó khá giống với KIA8210.