Kỹ thuật nữa xung tức là chia xung nhịp CLK cho 2 rồi mới đưa vào chân CLK của chip DAC. VD tín hiệu âm thanh 384kHz sẽ có xung nhịp CLK = 384*44,1kHz=16,9MHz tần số này đưa thẳng vào chân CLK của chip PCM63 thì nó vẫn chạy được (Max nó là 25MHz) nhưng nếu tính hiệu 768kHz sẽ có xung nhịp CLK = 768*44,1kHz=33,8MHz tần số này đưa thẳng vào chân CLK của chip PCM63 thì quá khả năng của nó nên không chạy được. Vì thế người ta áp dụng kỹ thuật này chia tần xuống cho 2 thí còn 16,9MHz nên chip chạy bình thường. Áp dụng được kỹ thuật này là vì trong chu kỳ xung LRCK chỉ có nữa chu kỳ là chip DAC L hoặc R làm việc.
Làm cách nào để thay đổi giá tri các linh kiện đóng trong con opa để định thiên lại chế độ làm việc các transitor (class A, class B) nhỉ. Chồng tầng tăng dòng cho tín hiệu ra (thay đổi trở kháng ra) thì được, bảo là chuyển nó sang lớp nọ lớp kia thì có khi phải thiết kế lại con ic khác???
Chả phải thay đổi gì cả, có 2 cách: 1, giữ cho tín hiệu đầu vào đủ nhỏ. 2, tăng dòng phân cực cho opamp.
Tốt nhất bác nên vứt hết mấy con opamp xuất âm đèn hoặc biến áp nghe cho phê. Pcm nó xuất tính hiệu dòng nên cần tìm điện trở tốt nhất có thể để chuyển dòng thành áp.
Bác thích trở làm IV, trước em cũng vậy nhưng sau này mới thấy nó có nhiều nhược điểm. Cho nên bác đừng nói từ vứt gì ở đây cả bác ạ. Đừng quá thần thánh trở IV như mấy bác trên vnav này. Ưu điểm của con ad844 là nó như một mạch đệm dòng rồi sau đó qua trở IV để chuyển đổi IV nên áp ra có thể cao. Bác xài trở IV trực tiếp nếu xài trở lớn để áp ra cao thì méo và diode bảo vệ chân iout sẽ làm việc lại càng méo. Nếu dùng trở nhỏ thì lại cần một mạch kđ có gain đủ lớn thì lại thêm 1 phần méo. Việc học rất quan trọng!
Thôi đi bạn ạ, đã xem qua data con ad844 và mạch IV dùng ad844 chưa? Nó chính là xài trở làm IV đó bạn ạ.
Không có trở làm sao chuyển dòng thành áp được ? Không riêng con đó tất cả opamp đều thế lấy sách ra đọc lại đi bác mạch chuyển IV dùng opamp ấy đọc nhiều quá quên rồi.
Ai bảo xài cho tất cả các opamp đâu? Có vấn đề đọc hiểu à bạn. Chỉ một số thôi ví dụ ad844, opa860, opa861.. Việc học rất quan trọng!
Nói về học hành tôi được đào tạo chính quy về kỹ thuật danh tiếng nhất nhì đất nước Việt Nam này mà chưa dám phát biểu những lời như bác. Thôi tôi thua kg tranh luận nữa nhé.
Tất nhiên phải xài trở, nhưng con trở ở các opamp thông thường nó nằm ở mạch hồi tiếp, còn con trở IV ở opamp ad844 này nó lại kg phải ở đó mà ở chân Tz. Cho nên mạch IV này mình nói nó không hồi tiếp là vậy. Việc học rất quan trọng!
Thật xấu hổ cho cái trường "danh tiếng nhất nhì" đó khi cho bạn ra trường. Thay vì ngồi cào phím thì hãy nghiên cứu data con ad844 và mạch IV dùng nó đi. Tôi cũng kg có time tranh cãi với bạn vì ng khác qua đây đọc sẽ bảo tôi rảnh mà tranh cãi với thằng n g u
Có những người cứ tưởng mình khôn hoá ra lại chẳng biết gì. Cách ăn nói của bác cũng biết là hạn người nào rồi.
Căng thật, nó lù lù ra thế này không hiểu tăng với giảm cái gì khi mà chế độ định thiên đã được cố định bằng điện áp rơi trên các mối ghép bán dẫn
Thì nó là phương án 1: giảm dòng vào mỗi opamp bằng cách chồng tầng nhiều con. Bạn kg hiểu à. Em đang chồng tầng 3-4 em đó
Có thay đổi phân cực thì nhờ bạn google "bias opamp to class A" nhé, ví dụ ở đây: https://tangentsoft.com/audio/opamp-bias.html Việc học rất quan trọng!
@Diy audio đã thử chưa. Thử rồi bạn ghép cái sơ đồ link trên vào sơ đồ trong data con AD844, phân tích xem nó có ra classA? Ps: Nếu chỉ copi cái sơ đồ thôi thì google nhiều nhưng o dùng đc!
Đây là 1 mạch thực tế mình đã bias opamp to class A bằng diode dòng hằng. Và nó cũng là mạch IV cho chip xuất dòng balance như pcm1794.