Nếu bác muốn làm phân tần để sớm đưa vào sử dụng thì gửi loa vào bác Việt Hùng. Bác ấy sẽ cuốn cuộn cảm và vẽ sơ đồ cho bác , bác tự mua linh kiện về ráp theo sơ đồ mạch đó. Nếu bác muốn tự làm hết cả khâu thiết kế phân tần có lẽ bác phải tham khảo ý kiến bang hội kenken.
Em chỉ có đĩa CD các file thuộc dải tần 20 Hz đến 20 KHz và vôn kế, nếu chỉ với các thiết bị đó không đo kiểm được tần số cắt thì chắc cũng không thử nữa. Phân tần thì em copy như mạch tham khảo từ mạng, cơ bản là muốn thử đo xem có đúng là cắt tại tần số như thiết kế không. Tks...
Thế thì dùng tai đi bác. Chuyện nhỏ mà. Cần nhớ là vì một vài lý do, không thể nào xác định đúng boong điểm cắt tần cả. Sai số khoảng +/- 10% được coi là chấp nhận được, miễn là không bị 1 khoảng hụt tần số. (Bass quá thấp, treble cắt quá cao khiến có 1 khoảng tần số loa không phát được) Mạch copy trên mạng là OK rồi. VD kiểm tra thế này: Điểm cắt tần dự định là 500Hz. Vậy bác phát các file sin 450Hz, 460 Hz,... 550Hz ở âm lượng nhỏ và kê tai vào loa nghe thử xem âm thanh ở tần số nào thì loa nào phát và độ lớn bé thế nào. Phòng cách âm tốt với bên ngoài thì rất dễ nghe. Nếu có 1 file nào đó mà bác thấy loa kêu nhỏ hẳn đi, hoặc tệ hơn nữa là mất hẳn tiếng, thì nhất định bác phải chỉnh lại mạch phân tần rồi.
Tạm thời em sẽ làm theo cách này, nhưng vẫn mong có cách nào đơn giản, định lượng một cách khách quan hơn. Tks...
Em mượn một bác đến đo thử phân tần, nguồn phát từ CD các file 20 Hz đến 20 KHz, kết quả như thế này: Các bác giúp cho: Nếu căn cứ vào kết quả này thì có thể xác định được mạch phân tần (theo sơ đồ thiết kế là cắt ở 500 Hz) đã hoạt động tốt hay cần phải thay đổi gì khác? Tks...
Cần thêm 2 hình nữa: Dải đáp tần của loa bass và loa treble khi không có phân tầng. Thêm thông tin: Micro đặt cách loa bao xa. Loa đặt cách tường bao xa. Thùng loa có lỗ thông hơi hay không?
Driver: JBL 136A và Altec 808-8A; horn 511. Cabinet 825 Knone http://www.google.com.vn/imgres?img...ct=rc&uact=3&dur=3948&page=5&start=71&ndsp=20 Hình em mượn trên mạng... Micro đặt cách loa khoảng 3m, loa cách tường cỡ 10 cm. Nhờ bác giúp... Tks...
Em thấy đáp tần giống như chỉ có đo 1 mình loa bass vậy. Bác có chắc là loa treble có phát ra tiếng không? Nếu đáp tần trên là của cả 2 loa, thì chắc bác đánh giá cặp loa của mình là có chất âm trầm ấm đúng không? Trong trường hợp đáp tần là của cả 2 loa, thì ở đoạn 400Hz ~ 600Hz có vẻ êm, chắc là điểm cắt tần ổn rồi. 2 chỗ hụp xuống ở 300Hz và 650Hz chắc là đặc tính của thùng hoặc đặc tính của phòng, có thể do vị trí đặt loa nữa.
Micro đặt cách đều hai loa và gần cuối phòng, có một chút thay đổi khi điều chỉnh để nghe: - bật loudness; - tắt loudness; Tạm thời hài lòng với bộ phân tần DIY! Em thấy trong khoảng 100 - 400 Hz có 2 điểm bị suy giảm mạnh, có thể khắc phục được bằng cách nào nhờ bác xem giúp! Tks...
Điểm đó là em đoán là đặc tính phòng hoặc đặc tính thùng. Đặc tính phòng: Đổi phòng khác Đặc tính thùng: Đổi thùng khác. Muốn biết chắc chắn là đặc tính thùng hay đặc tính phòng thì phải đem qua phòng câm mà đo đáp tần lại rồi dùng phương pháp loại suy bác ạ. Nếu bác nghe thấy ổn thì coi như ý kiến chỉ để tham khảo thôi nhé. Hi hi.... Ngoài ra đo thực tế như bác, 1 micro đo cả 2 loa cũng có cái hay, nhưng để đơn giản hóa việc đo kiểm và đánh giá, thường thì người ta chỉ đo từng loa 1 thôi bác ạ.
Và 1 điều nữa em thắc mắc với bác, là bác dùng micro nào để đo vậy? Micro của bác có đáp tần thế nào? Nếu chỉ để đo 1 khúc ngắn xung quanh 500Hz xem tiếng nó chạy từ loa bass sang mid-treble thế nào thì micro nào cũng OK. Nhưng để quét toàn bộ dải đáp tần thì việc dùng micro nào, đặt ở đâu, vị trí loa thế nào, tiêu tán âm thế nào để loại bỏ các yếu tố cộng hưởng phòng, phản xạ của chính cái chân đỡ micro lại hết sức quan trọng. Bác thử xem lại mấy cái hình bác post lên xem có cái hình nào giống cái hình nào hay không. Hi hi.... À mà em quên hỏi bác, mạch phân tần bác lấy từ trên mạng người ta có nói là mạch Butterworth hay Linkwitz-Riley hay không? Em có cảm tưởng mạch của bác là Butterworth không biết có đúng không. (Do 2 cái dip 2 đầu và cục lồi ngay điểm 500Hz)
Em nhờ người khác đo nên không biết… Nói chung là nghe tàm tạm rồi nên em cũng chưa thay đổi gì cả. Tks bác …
Các bác cho e hỏi mua cuộn cảm làm phân tần thì mua ở đâu, nếu đặt ở trang web nước nhoài thì lâu quá, e lại ko biết cuốn nữa.
em xin ý kiến các bác ạ.em muốn diy lại phân tần loa pioneer cs88 trơn ạ.hay nói cách khác là em muốn thay tụ zin của loa thì nên thay loại tụ nào ạ.cho hợp với loa ạ.em chỉ nghe nhạc vàng thôi.
Tùy theo bác muốn thay bao nhiêu tụ, các trị số nào và khả năng chi trả ra sao 0. Hàng Bình dân: Wima, Visay (chọn loại có trị số volt thấp) => mouser.com order trực tiếp, hàng gửi từ Thái qua nên phí gửi cũng rẻ. 1. Hàng trung cấp: SCR, Solen, Dayton => Liên hệ shop Dũng Audio 2. Hàng trung cao cấp: Dayton Precision, Jantzen Standard Cap => Liên hệ shop VNDIY (nhờ mua Parts-express) 3. Hàng cao cấp: Jantzen Z-Superior => Liên hệ shop VNDIY (nhờ mua Parts-express) 4. Hàng siêu cao cấp: Mundorf, Jantzen Silver/Gold => Liên hệ shop VNDIY hay QH Audio, nhờ mua Partsconnexion hoặc Parts-express. Trong phân khúc cao cấp, còn rất nhiều thương hiệu tụ khác nhưng trong khuôn khổ bài viết có hạn, em giới thiệu các loại tụ mà các anh em khác đã mua về chơi thôi. Thường khi dạo web chọn tụ, bác cứ tìm loại Metalized Propylen hoặc Metalize Polipropylen là ổn. Tụ Wima và Visay tùy gọi là bình dân nhưng chất lượng dư sức cạnh tranh với các loại tụ trung cao cấp khác, được dùng trong phân tần các loại loa hàng gấu của Sony, Yamaha, JBL pro. Nếu không sẵn sàng phóng tay chi tiền, thì các tụ mắc song song với loa bác chỉ cần dùng tụ hóa tầm 60V là ổn rồi.
điều trước tiên là em xin cảm ơn bác đã trả lời câu hỏi của em.loa của em có 5 tụ mà em thay ghi chỉ có 25v thôi.vậy em xin hỏi là nếu thay tụ khác có von cao hơn rất nhiều có ảnh hưởng gì không ạ.em xem các tụ bây giờ đều ghi là mẩy trăm von.vac.vdc.vậy em hỏi xem thay tụ von hay vdc hay vac có ảnh hưởng gì không ạ. và em hỏi xem thay tụ nào cho hợp lý ạ.thay tụ mấy trăm von có được không. và có cần đúng số mf nhiều hay ít hơn thì hợp lý ạ.em xin chân thành cảm ơn
1. Thay tụ đúng với trị số mf ghi trên tụ. Nên tháo tụ và và thay lần lượt từng tụ một, không nên tháo hết cả đám rồi không biết hàn lại thế nào. 2. Có thể dùng tụ có điện áp cao hơn. 3. Dùng tụ có điện áp cao hơn có ảnh hưởng là: Viêm màng túi nặng hơn.
bác nói rõ được không bác.ý em là nên thay tụ nào ví dụ như solen.hay jensen.em google chỉ thấy toàn loại đấy thui mà giá cao quá.em chỉ có thể thay mấy con tụ đó khoang một củ một vế thui.tổng là hai củ 2 vế có được không bác.các bác độ rùi cho em lời khuyên được không ạ.
Tầm tiền đó thì chắc chỉ còn dùng tụ SCR thôi. Bác liên hệ shop Dũng Audio, mang theo danh sách các tụ cần mua nhé. Để tiết kiệm tiền thì con tụ trị số lớn nhất (50uF) có thể dùng tụ hóa Nichicon hay Panasonic thay thế, mắc song song với 1 con tụ nhỏ 0.1uF để giảm điện trở ESR là được. Tụ này mắc song song với củ loa nên có thể dùng tụ hóa để tiết kiệm chi phí. Bảng giá của Dũng Audio nè: Nếu chỉ thay tụ thì 1tr/1 thùng loa là khá thoải mái rồi bác. Link shop: viewtopic.php?f=35&t=16777&start=50 tụ 400v 1.0 uf ------ 400V------ 45k/cái 1.2 uf---------------------50k 1.5 uf---------------------50k 1.8 uf---------------------50k 2.0 uf---------------------50k 2.2 uf---------------------50k 2.7 uf---------------------50k 3.3 uf---------------------55k 4.0 uf---------------------55k 4.7 uf---------------------60k 5.6 uf---------------------65k 6.0 uf---------------------70k 6.8 uf---------------------75k 8.0 uf---------------------75k 8.2 uf---------------------80k 10 uf----------------------85k 12 uf----------------------95k 15 uf----------------------100k 18 uf----------------------120k 22 uf----------------------145k ==o==loại 250V==o== - 25uf - 250v = 160k/cái - 28 uf - 250v = 180k/cái - 30 uf - 250v = 200k/cái - 33 uf - 250v = 220k/cái - 39 uf - 250v = 240k/cái - 47 uf - 250v = 270k/cái - 56 uf - 250v = 310k/cái - 68 uf - 250v = 350k/cái ==o==loại 400V==o== - 25uf - 400v = 210k/cái - 28 uf - 400v = 230k/cái - 30 uf - 400v = 250k/cái - 33 uf - 400v = 270k/cái - 39 uf - 400v = 290k/cái - 47 uf - 400v = 330k/cái - 56 uf - 400v = 370k/cái - 68 uf - 400v = 400k/cái
Bác cho em hỏi ké xíu: Em dự định DIY theo mạch Altec N1209-8A Net work . Nếu như DIY theo mạch này thì em dùng cuộn cảm 1 mH hoặc 1,1mH thay cho cuộn 1,06mH có được không? (ưu tiên 1mH hay 1,1mH) rồi cuộn cảm trị số 1,91mH em dùng cuộn 2mH có được không? Vì em tìm trên mạng chỉ có sẵn những thông số 1mH, 1,1mH, 2mH chứ không có trị số lẻ như shematic N1209-8A, Hệ thống loa của em : bass 515-8G thùng Onken 360, kèn 802-8D họng 511B. Phòng nghe kích thước 4,5m x 3,8m. Em mới chơi altec và cũng chưa biết gì về phân tần .... chỉ có sẵn máu DIY mong được các bác giúp đỡ
Cứ mua cục 1,1mH và 2mH mà dùng bác ạ. Chú ý mua sao cho trị số điện trở 1 chiều không chênh lệch quá lớn. Nếu cầu kỳ thì sau khi mua 2 cục đó về, gỡ vài vòng dây ra là trị số L sẽ giảm xuống đúng boong như bản vẽ (nhớ lấy máy đo đo lại nhé, đừng gỡ quá tay)
Em đang nhăm nhe ở đây nè. Mà trễ chuyến đò rồi http://www.partsconnexion.com/cgi-bin/sc/order.cgi Em thấy Jantzen ở : http://www.parts-express.com/jantzen-20mh-20-awg-air-core-inductor-crossover-coil--255-054 rẻ hơn solen vậy có chắc solen hay hơn không nhỉ ? Cám ơn bác nhiều!
các bác ơi cho em hỏi tý ạ.số vôn của tụ trong cùng một phân tần có cần giống nhau không ạ.và em vẫn chưa hiểu chỉ số VÔN trên tụ ghi là.VÔN,VAC,VDC có ý nghĩa gì không khi mà nguồn phân tần loa chỉ là đường tín hiệu thôi.em xin cảm ơn.