KL làng hoà nhập nhưng kô hoà tan như những tên du thủ chốn khác , bọn chỉ thích tung hô vạn tuế đích thị là bầy chẩu tre :lol:
Ok, vậy là chọn em Exicon đế đôi ECW-20N20Z/ECW-20P20Z, Em nó sẽ cần 1 cặp driver thúc như mạch GM, nhưng yêu cầu dòng thúc phải cao hơn, do Ciss con này cao gấp rưỡi con đế đơn. Tính toán bằng cái công thức Semelab em đã post. Tính luôn giá trị Rg để đạt BW mong muốn (chứ không cần phải bê y nguyên giá trị của GM vào) => f (-3dB) = 1/(2.Pi.Rg.Ciss). Trans thúc loại TO-126, kẹp thêm tản nhiệt nhỏ, nguồn chung nguồn VAS. Do cụ DIY layout đã thành thần rồi, nên em hân hạnh nhường cái công việc tốn coffee và thuốc lá này cho cụ ấy. :lol: // Ế mà profusion báo là em nó EOL rùi kìa. Chậc, không lẽ phải quay về 4 em đế đơn ECX10N20/10P20?!
Exicon ECW-20N20Z/ECW-20P20Z em đang hỏi shop linh kiện họ nói chưa liên hệ được với nơi bán. Đã mail yêu cầu rồi. khi có thông tin sẽ báo sơm. Trường hợp không mua được sẽ tìm cắp khác thay thế vậy. Trong lúc này em cũng muốn hoàn thiện mạch Driver. Em đề xuất bổ sung 1 tầng buffer darlington. vì nó có quá nhiều ưu điểm đối với khuếch đại dòng mà chi phí thấp. ta sẽ có hệ số khuếch đại dòng được nhận đôi; trở kháng đầu vào tăng 2 lần; trở kháng đầu ra giảm 2 lần lái Fet dễ hơn. Thực tế em đã dùng kiểu này âm thanh hầu không bị thay đổi qua các tầng đệm dòng.
Tại sao lãi lại phải thêm e hai tầng làm gì. Cụ cho biết cái nguyên nhân của việc đó cụ sợ con lái ko đủ gain à. Đấu kiểu đó mà cụ bảo gain tăng gấp 2 thì em cũng lạy giời. Cụ lấy công thức nào để tính cái vụ, này và lão tinh dòng lái cho pow tối đa bao nhiêu ở tần số nào Ghép trực tiếp hai con như vậy ko đơn giản như cụ tính các pow dạng này người ta cũng ít chọn con drive gain cao đấy Có vẽ lão ưu phức tạp nhỉ
Mạch đó liên quan đến tốc suất đó. Chỉ một tín hiệu nhỏ cũng kích đủ dòng cho sò công suất. Âm thanh sẽ chi tiết sống động không bỏ sót một tín hiệu nào dù là nhỏ nhất. Độ tương phản cao. Gà chọi thì phải chơi gấu thế chứ. Phải có chỗ khác háng chứ :lol: Rất nhiều mạch dùng kiểu này chắc bác không để ý. Opa gần như toàn bộ.
Cái này lãi phải đi tham khảo xem cách mạch power nó lái kiểu gì chứ toàn áp dụng theo cảm hứng nghệ thuật. Ghép darlington nó cũng phải có cách ghép của nó chứ ko đơn thuần là lấy tran ghep vs tran được. Phải có mối quan hệ Ib Q2 vs Ie Q1 nhà sản xuất linh vi mạch nó đã tính đến để đúc ra con Q1 & con Q2 rồi cụ cũng như lão tính con drive lái con công suất ý. Mà ko đơn thuần gain tính theo cảm hứng của lão cho con drive được. Còn lão ko tin thì cứ là cú phone cho lão Láp xem lão ý phán thế nào thì biết. Nói vs lão nhiều cũng mỏi
Mạch drlington nó có đấu như lãi đâu của lão chỉ đơn thuần là đấu tran vs tran thôi mừ lão nhìn lại mạch đi con tran sau có Ib tương đương với Ie con tran trước đới cụ
Ô Bán dẫn có 3 cách ghép cơ bản mà bác nào nghịch cũng đều biết. - Ghép Vi sai - Ghép Darlington - Ghép Cascode. Mỗi cách ghép sẽ có ứng dụng riêng. trong đo Darlington lợi về dòng và phối hợp trở kháng. cách ghép này rất an toan và dễ dàng và em cũng đang ghép 3 tầng Darlington lái 1 cặp Fet 10N20 chạy ngon lành cành đào 1 năm nay không thấy cháy nổ.
Ô thế túm cái váy lại là các cụ thôn mềnh có vác chuyện của pao ra ao oánh nhau nữa không? hay là cụ cao có tí vai vế làm sớ đăng kí hẳn một góc đình làng cho khí thế. :mrgreen: Lâu rồi làng mềnh chả có đám nhể
Hôm nay mới ngó cái mạch của cụ Bùi, kết luận rống kiểu Goldmund thay Jfet bằng Tube. Tính khả thi em thấy OK. Mạch dạng này khá thành công trong một số dòng OPAMP. Ưu điểm tự cân bằng rất tốt, nhược điểm bán kỳ + và - đi 2 con đường dài ngắn khác nhau. Với ưu điểm thì rõ ràng rồi, nó bụp rất ít khi tắt mở nguồn khi mà chế độ chưa đi vào điểm hoạt động chính xác đã thể hiện tính tự cân bằng tốt. mà nhưng mạch tự cân bằng tốt nghe sẽ ít mệt mỏi, loa ít nhún nhảy. Nhược điểm do tín hiệu +- đi con đường dài ngắn khác nhau, nếu mạch tốc độ ko đủ lớn sẽ có sai pha chu kỳ +- gai nhọn khi đo xung vuông sẽ xuất hiện. Nghe thì chói giải cao rất rõ. Mạch này hồi tiếp âm khá sâu, giải tần mạch ko đủ lớn thì hại nhiều hơn lợi. Cụ Bùi ko nên thêm nhiều tầng làm gì, trễ pha sẽ càng cao. Cụ nên chọn tube hàng Mê ga héc mới đảm bảo. Đi theo topo này cụ sẽ mệt phần layout thử và chỉnh sửa, cho dù tính toán và mô phỏng đúng. Em dự là ko hơn GM được. Vgk tube của cụ cao hơn Vgs Jfet nhiều.
Thế nào là ghép visai lão cho em một ví dụ. Rõ ràng cái mạch trên của lão khác với cái mạch lão vì dụ khác một trời một vực. Khác nhau hoàn toàn về về cách thức. Mạch của lão chỉ là ghép trực tiếp tran vs tran mà thôi làm gì có tý hơi darlington ở đây. Mà mạch gốc của GM nó đã tính lái cho con pow dư sức ra rồi. Nếu cần thiết thì lão chọn con drive khác có gain cao hơn dòng lớn hơn việc gì cứ bê cái phức tạo oằn tà là vằn ra vậy. Rồi lão có biết tự kích là gì ko ợ chỉ cần có nấy đủ đau đầu, mấy cai tầng này gain cao nhiều tầng tăng méo tăng tạp âm dễ tự kích thì hái end làm sao được lão
Băng thông cụ chỉ vài trăm KHz thì không có gì phức tạp lắm đâu ạ. Thiết kế MHz mới là chuyện khác. TO-126 ưu điểm hơn TO-220 ở chỗ tần số cắt Ft cao, điện dung ngõ ra Cob thấp. Tuy hạn chế về công suất nhiệt hơn loại TO-220 nhưng với nhu cầu là kích cho MOSFET với Ciss thấp như này thì không quan trọng dòng lắm. TO-126 em sàng lọc các loại có bán trên thị trường hiện nay thì có ON Semi 2SC3902/2SA1507 và Fairchild KSC2690A/KSA1220A. Thành thật khuyên cụ không nên dùng kiểu darlington đấy cho MOSFET. Loại mắc như vậy vốn chỉ dành cho BJT, được gọi là Triple Emitter Follower EF3, mẫu của Bart N. Locanthi. Em đã giới thiệu khá lâu trong X250 đời đầu ở diễn đàn này. Vì BJT lái bằng dòng nên nó yêu cầu dòng kích lớn. Hfe tổng = Hfe 1 x Hfe 2 x Hfe 3, sẽ lên tới cả triệu. Tổng trở vào cũng rất lớn, hàng mê. Vì vậy nó thích hợp cho ampli BJT tải nặng, nhiều sò, phân cực VAS thấp, tầng VAS là dạng cascode... Vì Hfe rất lớn, nên nó cũng dễ tự sướng. Mặt khác, MOSFET lái bằng áp, cần dòng kích nhỏ để nạp xả nội điện dung ngõ vào Ciss thôi. Lí do nào bác lại muốn DÒNG kích cao?!
Thư lại vưỡn là thư lại. Em túm lại mấy thứ để cụ Point có cái bắt vạ con Thị Mầu Mạch kiểu 1: vừa gõ vừa enter làm câu chữ ngắt nhảy lung tung, chết mịa thằng đọc. Kiểu này có xu hướng làm bố thiên hạ Mạch kiểu 2: giả ngoọng để cho thằng đọc éo biết đường nào mà lần. Kiểu này có xu hướng làm điên thiên hạ Mạch kiểu 3: nhặt hết dấu quote để các cụ dính tịt vào với nhau. Kiểu này làm loạn thiên hạ Mạch kiểu 4: thỉnh thoảng ló ra, xón vài cục vón về sách vở, vẹo vọ. Kiểu này làm đơ thiên hạ. Tùy cụ xử từng loại mạch.
Tốc xuất?! Chắc là slew rate. Slew rate phụ thuộc dòng tĩnh tầng đầu và điện dung tụ bù. Cụ chạy dòng tĩnh tầng đầu đến 20mA, lại có tải là gương dòng điện (x 2 slew rate) + nếu tụ bù không quá lớn thì slew rate của cụ sẽ rất cao, hàng trăm V/uS.