Em thảo luận với cụ Xuân Bắc rồi chơi nguồn riêng cho VAS vì mạch zin GM ăn có 20mA là cùng nhưng chơi tách nguồn riêng cho VAS để hiend. Ổn áp cũng được nhưng sẽ không low cost nữa bác ah. Tầm bo cs và vas kia đã 140x100mm rồi đó cụ, còn tính chỗ cho biến áp nữa chứ. Low cost mà lại monoblock nữa thì gay :mrgreen:
Vậy là nắn lọc trong khối nguồn là xong. Theo em cụ lay out là sao cho mạch một kênh nằm trên một boad. Găbs nằm trên tấm tản nhiệt như Dartzell cho noa gọn bãi đẻ boar trải trên diện tích của thùng thì mất điện tích quá.
Về nguồn cho VAS em đề xuất dùng luôn cặp MJE340-350 vì dòng khoảng 40mA sụt áp cỡ 10v công suất 0.4W thì không cần tản nhiệt vẫn chịu được. cần xem xét phần biến áp nguồn. Nếu lấy chung +-80v với phần Công suất thì VAS chỉ còn 70V vì bị sụt áp 10v cho regu cho. khả năng phải tín lại chế độ là việc của VAS cho phù hợp với tầng Công suất. Tốt nhất biến áp nguồn có 2 quận CT: một cho Công suất +-60v và một cho VAS +-80v
Em đề nghị là cứ phải ốp tản nhiệt cho con này, vì 0.4w là không nhỏ đâu cụ, lưng con MJE sẽ không sờ nổi đâu => không an toàn chút nào !
Cặp này coa hai thể loại loại gián và loại gắn tản nhiệt nên gắn tản nhiệt cụ ạ nó rất nhỏ nên ko tốt diện tích em vẫn sợ nóng nó bị trôi nhiệt. Nguồn em cũng đồng ý với ý kiến của cụ. Nếu để tầng Pow chạy điện áp cao như vậy thì quá nóng khi ở class A
Topo symmetry 3 tầng vì dòng tĩnh tầng VAS phụ thuộc vào dòng tĩnh tầng vi sai vào và điện trở tải vi sai. Do đó, nếu cụ muốn dùng dòng tĩnh tầng đầu cho đèn rất cao, kiểu như 10mA, tải hàng chục kilo-Ohms thì sẽ bất khả thi trong việc xác định dòng tĩnh tầng VAS. Muốn fix vấn đề này cụ phải thêm 1 nguồn dòng không đổi CCS cho mạch VAS. Lúc đấy thì dòng tĩnh tầng VAS xem như được xác định bởi CCS này.
Cụ Bùi làm mạch như thế nào mà phán thế. Gm thông thường vẫn dùng 2 nguồn dòng đó thôi 1 cho tầng vi sai 1 cho tầng Vas. Mạch cụ Hào mới ts đưa ra cũng phải dùng hai đấy thôi. Mỗi tội lão khoai tây fix giấu nghề mà thôi. Mạch này phích nguồn dòng 10mA vậy mỗi một con đèn chỉ có 5mA vì vậy áp phân cực cho hai vế công suất sẽ ko bằng nhau đo điên áp DC trên output sẽ âm. Cắm loa vào sẽ có khói. Còn tắng vi sai không thể thiếu được nguồn dòng. Nguồn dòng lý tưởng dòng điện cố định và trở kháng gần vô cùng. Vì vậy nguồn dòng rất ít bị ảnh hưởng bởi tầng vi sai.
Vấn đề bác Nguyen đề cập bao gồm 2 phần: - Nguồn cho VAS - DC Offsets. Phần nguồn tương đối phức tạp nếu dùng thêm 1 nguồn riêng cho VAS do tằng chi phí. Phần DC offsets em đang xem phần Vas xịn GM. Nguyên lý hoạt động hoàn hảo. Họ dùng nửa sau của tầng vi sai hồi tiếp DC về qua khuếch đại Cascode điều khiển 4 em FZT để điện áp rơi trên R19 330R thay đổi. Đó chính là bias cho tầng đệm dòng. Khi can thiệp vào tầng đầu của VAS. Tube không có hệ số mu lớn như bán dẫn và phải bỏ đi tầng Cascode nên hệ số điều chỉnh DC sevor giảm nhiều. Em dự kiến dùng điều chỉnh DC Offset tự động nhưng chia thành mạch độc lập: - hồi tiếp DC riêng để lấy DC về cao nhất. - hồi tiếp AC riêng để chỉnh gain tuỳ ý
Cụ cứ mạnh dạn gọi tầng đầu vào là tầng khuếch đại vi sai đi ạ và chắc chắn nó là tầng kđ vi sai Mạch này lão thiết kế làm mạch Cascode với các mục đích sau: 1. Các jfet thường chịu được điện áp thấp 30-40V GM thiết kế điện áp cho tầng Vas rất cao và jfet hoạt động tốt nhất có đặc tuyến đẹp nhất ở UDS = 15-25 V tuỳ loại jfet. Khi điện áp Uds quá cao jfet dễ dia và lúc đó các động tủ có động năng lớn gia tăng tạp âm. 2 Làm giảm tác đọng của tầng Vas đối với tầng visai để cho visai hoạt động ổn định. Tầng Vas có nhiệm vụ kđ điện áp mạch vi sai điều khiển hai con vế trên của Vas là mấy con FZT mà cụ nói 2 con FZT vế trên thực hiện khuếch đại điện áp. Và tầng này vẫn có nguồn dòng gồm 2 con ở vế dưới đây là dạng gương dòng điện vì la nguồn dòng thì dòng điện const vì vậy dòng điện đi qua 390R rát ít thay đổi và luôn được hiệu chỉnh không bị thay đổi bởi cặp bên trái. Vì vậy việc điều chỉnh điện áp trên thông qua mạch cascode lên con trở 390 R là ko thể.
Cụ muốn làm mạch điều khiển DC offset như vậy là quá phức tạp lắm linh kiện lại rước thêm nhiễu, tự kích. Cụ vẫn làm mạch hồi tiếp thông thường như Pow naim A rã rời ... Muốn tiếng hay lời đẹp thì dùng con tụ trong mạch hồi tiếp cho tốt 5,7 $ gì đấy. Một điều cực kỳ quan trọng là layout là thế nào cho mạch hồi tiếp phải ngắn nhất, linh kiện chuẩn nhì.
Gọi là mạch cho oai thôi chứ nó có 4 linh kiện. Em sẽ post lên sau để bác chém. DC ra sẽ vào khoảng 40-50mV. Mức này có lẽ chấp nhận được
GM layout hai modul VAS và CS cách xa nhau hồi tiếp sẽ dài đến cả hai chục cm nhưng hãng vẫn không sợ. Hãng dùng dây tép lông cho phần FB này cụ ah.
Ở top khác em đã phân tích về dây rồi đấy với tần số audio thì không sao cả nhưng nhiễu tần số cao, rồi tự kích tần số cao thậm chí có mạch tự kích ở tần số rất cao 500kHz, 800kHz đố kiểm tra bằng đồng vạn năng thấy mạch nóng bất thường bias trôi Đem soi trên osilo mới thấy. Layout lại mạch mất liền. Cho nên chọn tụ hồi tiếp tụ tôt là thế. Dây teflon có bọc chống nhiều ko ạ. Nếu ko nhầm trong máy thu phát vô tuyến chất lượng cao có dùng loại dây này làm dây dãn tín hiệu cao tần giữa các mudun. Vì vậy layout mới là điều quyết định hàng đầu về sự thành công và chất lượng. Còn linh kiện tốt có nhiều tiền là mua được
Vì vậy hai mudun tín hiệu phải đi dây bọc chống nhiễu. Cái này đôi chút ảnh hưởng đến thanh vs sắc nếu ko chọn được day phù hợp
Vas xịn Con FZT dán tản nhiệt chân C bé tý thế chịu được 1W không? Em dự kiến khai thác đến 0.8W sẽ hơi nóng. Bác layout chỗ đắp thiếc rộng thêm được không? Họ hướng dẫn diện tích chân C 52x52mm đồng dầy 2oz là đạt 1W lên đến 110 độ vô tư http://www.mouser.com/ds/2/115/FZT957-464961.pdf