Sẽ gửi và anh nói trc là Soft anh dùng không có biểu tượng Pentode ( Symbol 5 cực như EL34, EL84, ГY50, KT88 ....) nên anh chỉ vẽ Symbol 3 cực và chú giải thêm G2 nối về Anode nếu là SE, G2 nối về Ul High hay Ul Low với PP như đã từng làm, tránh 1 ếch nhựa khg hiểu gì cả, tưởng là đèn ba cực lại có G2 và chì chiết đay nghiến như Mẹ chồng sớm góa . Đây cũng là lý do để anh khg gửi công khai vì khg muốn ếch nhựa vào góp ý vô duyên, nhận xằng lung tung dễ gây hiểu lầm giữa mấy Anh Em có đủ năng lực hành vi dân sự :
Khi khg chay UL, nối thẳng G2 lên Anode, qua trở cũng đc cho an toàn thôi và anh sẽ tính lại Rk sau. Đã PM đến 2 AE rồi nhé
Bác ở đâu, có ở Hà nội khg, hôm nào về ta cùng test đèn EL84 của RFT Đức và 6П14П-EP NOS hết xem trên máy bác nếu bác cho đông ý. Năm 2013 cặp EL84 Telefunkend đánh trên loa AR4 Escran bao tải trc 1975 rất khó trị bằng các Amply khác, khi thay 6П14П-EP, tiếng bass đằm hơn hẳn, như thể có tấm màn thả từ trên cao xuống, xòe rộng trùm phủ cả không gian nơi test, có thể bác đó khg nghe nhiều nhạc nên cảm giác chưa chuẩn.
Em trong nam bác ơi. Em là dân kt nhưng cũng gà mờ vụ tube này lắm. Lần đầu làm nên cũng chuẩn bị kĩ lưỡng. Mua toàn lk mới cho chắc...hôm nào về đủ hàng có gì nhờ các bác giúp
Mullar mới tức là NOS hay mới sản xuất, vụ mới sản xuát này bác có thể cho xem link đặt hàng không? Châu Âu bây giờ đều đặt Shuquang làm đấy. Trong Nam có anh Phương Viagraless cũng hay ship đồ xịn về lắm. Nhưng xịn theo nghĩa đồ NOS còn tồn kho chứ mới làm chưa chắc đã tốt đâu. Có anh ở Hàng Nón, nhà trc rất thân thế từ thời Pháp, toàn mua trở Mỹ 1970s, tụ Mỹ, dây Mỹ, Tape R2R Maxell, Schot đầy cả tầng 3 từ 2011, chơi thế là an toàn bác ạ.
Các bác cho e hỏi thêm tí: cái bóng công suất el84 lúc thì chạy theo kiểu 3 cực, lúc thì 5 cực. Vậy mỗi kiểu thì ưu, khuyết điểm thế nào ạ. Theo kinh nghiệm của các bác thì nên lắp theo kiểu nào. E cảm ơn, cái món đèn đóm lằng ngoằng, phức tạp thật.
E chạy cả 2 kiểu đi, chuyển đổi qua 1 cái Relay ít nhất có 4 tiếp điểm. 5 cực, áp Anode khác áp G2: Cho ra công suất lớn hơn và theo lý thuyết xuông nó méo nhiều hơn. Tuy nhiên ngay nay, hầu hết Anh Em nghe trên CD nên dải tần rất rộng, khg đáng ngại. Nghe chế độ này loa khg cần độ nhạy rất cao ( Nhất là SE ); Chạy ba cực: G2 nối lên Anode và G3 về kathod nếu G3 khg nối sẵn với Kathode như EL84 ( Người Nga hay chạy) Hoặc cả G2G3 đều nối về Anode ( Tây Âu Mỹ hay chạy hơn nếu G3 khg nối sẵn với Kathode như EL84 ), công suất yếu hơn, nhưng nếu là PP thì chắc loa 85dB vẫn đánh tốt em ạ,khg lo đâu. Chứ SE EL84 lại đánh loa còi, bass drive bé như sọ con gián thì tiếng phều phào lắm. em tùy bộ loa đang có mà chơi, thế nên hay hơn cả là làm công tắc chuyển.
Thực ra chạy 3 cực và 5 cực nó có nhiều điểm khác nhau.... 1- Rout thay đổi rất nhiều... Khi mà ta không thay đổi từ 5 cực thành 3 cực..Rout thì đặc tuyến tần số ra không được tối ưu.. Và do vậy những cái gì hag những cái gì tốt của những tầng trên sẽ coi như bỏ sông bỏ biển.... Mạch sẽ chỉ kêu cho gọi là có tiếng ra loa... 2- Đổi lại phần công suất ra của đèn sẽ giảm tạp âm đi nhiều vì lúc này đèn chạy theo chế độ của đèn 3 cực.... Và công suất ra bị giảm đi nhiều, hệ số khuếch đại chung của toàn máy sẽ giảm đi nhiều... Vậy nên bạn có thể khắc phục được những điểm bất lợi trên cũng như tận dụng tối đa những ưu điểm của mạch đèn ba cực thì hãy nên tận dụng theo kiểu mạch đó. Vì đèn 3 cực công suất nó khác hẳn đèn 5 cực công suất bạn ạ... Khi bạn biến cái đèn 5 cực công suất hay thành cái đèn 3 cực thì nhiều khả năng nó sẽ thành cái đèn 3 cực dở chứ không là cái đèn 3 cực hay được đâu...
"Chạy ba cực: G2 nối lên Anode và G3 về kathod nếu G3 khg nối sẵn với Kathode như EL84 ( Người Nga hay chạy) Hoặc cả G2G3 đều nối về Anode": chỗ này có cần nối qua con điện trở ko, nếu nối thì trị số trở bao nhiêu. E thấy có mạch nối trực tiếp, có mạch thì qua trở 100r, có mạch 200r.......
E lúc nào qua nhà anh, ГY50 anh chạy 650 VDC G2 nối thăng Anode luôn từ 2007. Cái trở đó có tác dụng hãm để dòng G2 khg tăng quá nhanh, khi tần số cao sẽ có hệ quả, Audio thì em vô tư đi. Riêng người Mỹ, Âu đã chạy rồi thì em càng yên tâm, hay anh scan sách tube lên đây nhỉ, thế có vẻ quá, dự định làm vài lần rồi nhưng ngại.
Em có chút ý kiến đến bác. Sau vụ bác thái rồi bác cũng kg bớt ngôn từ lại chút nào. Bác tư vấn như chợ giữa đàng. Làm cũng được. Không làm cũng được. Có cũng như kg. Hàm ý về nhà bác mọi việc sẽ tốt hơn. Bác làm vậy để làm gì. Chấp nhất câu chữ. Hơn thua trên diễn đàn. Bác có hiểu diễn đàn là gì không.. Bác nên xem lại bản thân mình chút. Kiếm tiền là cuộc sống. Nhưng kiếm tiền bằng mọi giá với tuổi như bác thì kg nên. Em kg đủ tuổi để khuyên bác. Nhưng bác cứ như vậy em cãi bác mãi... Đừng chấp em dạy đời. Em đã dạy hơn chục thợ giờ giám đốc các kiểu.... Kính bác.. Nhưng tôn trọng thì em đợi bác...
Bác nguyenha7940 khỏi like em nhé. Em đang tranh luận với bác. Còn bác cảm thấy đời giờ đám trẻ như con nít thì em tẩy chay bác. Đời không hơn gang tay mà sống chẳng dài hơn ngón tay đâu bác.. đừng vừa chơi vừa bố đời như vậy...
Vừa rồi ae đang trao đổi, bàn luận mạch. Chẳng liên quan tới "ai đó" thì có "ai đó" từ dưới đất chui lên khích bác chuyện ngày xửa ngày xưa, chẳng ra làm sao. Lớn rồi mà chưa khôn được, đừng để mấy đứa trẻ trâu nó phang ngang bổ củi, thế chẳng khác nào cá mè một lứa.
Em nghĩ chọn chế độ nào tùy thuộc vào loa của bác. Nếu loa của bác là loa độ nhạy chắc chắn trên 100dB thì theo em nên dùng triode. Còn nếu loa của bác có độ nhạy chỉ tầm 95 dB thì nên dùng chế độ pentode vì công suất của triode thấp hơn nhiều so với pentode, nếu chạy chế độ triode gần với công suất max của tube thì sẽ méo rất nhiều. Chạy ở triode có một lợi thế là độ méo tự nhiên trên cùng một đèn của triode thấp hơn pentode khi tạo ra cùng một công suất đủ nhỏ, nên sẽ không nhất thiết phải dùng hồi tiếp âm, chưa kể trở kháng ra cũng nhỏ hơn. Khi chạy đèn ở chế độ pentode, thông thường cần phải có chút hồi tiếp âm (toàn cục hoặc cục bộ) hoặc người ta sẽ thiết kế mạch ultralinear
Sau Hội nghị thượng đình Mỹ- Triều tiên hôm 27/2/2019 vừa qua. Tuy không có tuyên bố chung nhưng cả 2 bác vẫn thống nhất cao quan điểm: Chỉ có hòa bình, hợp tác và phát triển là tinh thần quốc tế trong sáng. E thấy rất quan ngại khi các bác cứ nói nhau như vậy. Hqua ko ngủ dc, e hỏi thêm tí nữa: tụ nối tâng cho el84 se hay pp lúc thì tụ nhỏ (0.01-> 0.047), lúc thì tụ to (0.1->0.47). Cái mạch cổ chủ yếu là tụ nhỏ nhưng vẫn rất hay. Vậy có quy ước nào để chọn: bóng công suất nào thì tụ nối tầng ấy ko ạ, nếu có các bác liệt kê dc ko. còn nếu dùng lẫn lộn nhau thì chú ý cái gì ạ. Ví dụ: Bóng bé (el84...) thì dùng tụ to (0.1->0.47) hay bóng to (811....) thì dùng tụ nhỏ (0.01-> 0.047). Các bác nói đơn giản thôi để e còn hiểu dc ạ. E xin đội ơn các bác.
Em lanh chanh chút... Ampli hãng ráp bóng gì. Chế độ chạy như thế nào. Rồi đưa lên máy soi. Rồi gia giảm tụ nối nầng. Chứ chẳng có cái công thức chuẩn cho mấy món đồ cổ này cả. Thường thì em đo trong khoảng 0.1 đến 0.68uf. em thấy bình thường như nhau. Trong tần số nghe 20hz đến 20khz
Anh đính chính lại do anh viết sai chỗ này: Relay ít nhất 6 tiếp điểm nếu em chỉ bấm 1 công tắc duy nhất.
Em vẫn thấy trước nay đối với cả amp tube và bán dẫn (tất nhiên là amp diy ạ), người ta vẫn hay nói về khái niệm tụ "bypass" nối tầng (em đọc trên vnav), nghĩa là kẹp song song thêm 1 tụ có giá trị bé khoảng 0,01uf với tụ nối tầng (0,22uf-0,47uf), nhằm mục đích "lấy thêm" tín hiệu dải cao (theo em hiểu thì lấy thêm trelb ạ)... Với mạch EL84pp này thì việc em muốn nhờ bác Maidanhan và bác Hoangphung tư vấn xem có cần thiết lắp thêm 4 em tụ "bypass" này không, lợi và hại (nếu có) về mặt làm việc của mạch amp sẽ ntn ạ... Và nhân tiện, em cũng thấy có thông tin rằng tụ nối tầng K40-Y9 của Nga thường "đuối ở giải cao" nên đang tính kiếm cặp K40-Y9 trị số 0,01uf "kẹp" vào xem sao ạ !
Tụ nối tầng đến đèn tiếp theo sẽ phụ thuộc vào trở grid Rg ngay sau tụ nối tầng cũng như băng thông mà bác mong muốn đạt được Công thức thường dùng sẽ là C = 10/ (2 * Pi *Rg *Fmin) Với bóng bé, trở kháng đầu vào vô cùng lớn nên người ta có thể chọn trở Rg bằng 1M Ohm thành thử tụ nối tầng có giá trị nhỏ. Với bóng lớn như 811, Rg phải chọn giá trị vừa phải tầm 47kOhm thành thử tụ nối tầng phải tương đối một chút (0.1 - 0.47 uF) Tụ bypass ở vị trí trên cũng chẳng có lợi hại gì lắm trong mạch tube trừ việc thay đổi chất âm để tạo nên âm thanh vừa ý với người nghe bác ạ. Kĩ thuật này đặc biệt có ích vào thời xưa khi người ta hay dùng tụ hóa 0.1-0.47uF để nối tầng (vì lý do kinh tế), mà tụ hóa thì chất lượng hơi ẹ so với tụ film loại tốt (polypropylen, polystyren, Teflon). Thành thử mắc bypass tụ hóa với một tụ film loại nhỏ 0.01 uF sẽ rất kinh tế so với dùng tụ film 0.1uF -0.47uF. Nếu bác dùng tụ film mà vừa ý rồi thì cũng chẳng cần thêm làm gì
Thanks bác Trung224, cũng trong phần nội dung về tụ bypass này, có bác bảo là ko nên kẹp // như thế, vì hai tụ có cấu tạo và trị số khác nhau, lệch nhau về mặt trở kháng (ko biết em nhớ chính xác câu chữ hay không) nên dễ dẫn tới việc âm thamh các dải truyền tải với tốc độ không đồng nhất. Nghĩa là đầu vào thì cùng lúc, nhưng đầu ra thì lệch nhau... Em không biết liệu phân tích đó có đúng hay không. Thực tế thì em thấy có một số pcb dành cho diy (cả amp và pre) đều có "option" cho diyer thích thì lắp thêm tụ bypass này!
Lý do trên nghe rất hấp dẫn nhưng thật sự em chưa tìm ra ý tưởng liên hệ nào của nó với những công thức vật lý và điện từ học em biết cả Mà cả cả nó đúng thì em thấy cũng chẳng thể dùng làm lý do để không bypass cả. Vì khi các bác không nối tầng trực tiếp mà dùng tụ thì bản chất tín hiệu cũng đã bị ảnh hưởng rồi, tức là tín hiệu đến được tube tiếp theo (sau khi qua tụ) cũng đã chẳng giống với tín hiệu đi ra từ tube trước (trước khi đến tụ). Một khi tín hiệu đã không còn toàn vẹn thì có thêm 1 con tụ bypass cũng chả ảnh hưởng gì, nhất là khi tụ bypass thường là tụ film có chất lượng cao, gây rất ít méo. Bác tưởng tượng tín hiệu sau khi ra khỏi tube 1 như một tờ giấy trăng, sau khi đi qua tụ nối tầng to thì nó bị dinh một vết mực lớn. Vì đã bị lem nên dù thế nào cũng không thể nói nó sạch được, và đã lem rồi thì thêm vài vết vẽ lên thì cũng chẳng ảnh hưởng gì. Việc bypass tụ nhỏ cũng tương tự như việc vẽ lên tờ giấy bị lem vậy, nếu vẽ xấu thì đằng nào tờ giấy cũng lem rồi, còn vẽ đẹp thì có thể tạo ra sự hài hòa và có thể che giấu đi điểm yếu là cái vết lem đó. Nói chung việc bypass này các bác cứ nghĩ nó như một cách để chỉnh sửa chất âm cho hợp ý mình đi. Chú ý là tụ nối tầng nên dùng tụ film chất lượng cao là được (Polypropylen, Polystyren hoặc Teflon) là được vì các tụ này gây rất it méo. Ngoài ra tụ teflon còn có một đặc tính hay nữa là độ microphonic rất thấp (do không chịu ảnh hưởng của hiệu ứng áp điện piezoelectric)