Em thấy trang 100 ghi toàn những cái liên quan đến 100. Ví dụ : 1.Chơi loa có gắng tới 100db 2.Ampli đèn có gắng DIY đến 100W 3.Nhắc chúng ta nhớ cắm đầu CD Nhật nội địa vào nguồn điện 100V. 4.Đi làm cố gắng kiếm 100USD/ngày. 5.Sống cố gắng đến 100 tuổi. ......... ......... 100. Nhớ CHĂM VỢ CHĂM CON trước khi CHĂM NGHE NHẠC (CHĂM này có khác 100 này). :lol: :lol: :lol: Mời các Bác luyện tiếp.
:lol: :lol: :lol: Toàn là dị bản cả. Bản gốc em đốt rồi mà. Sao bác nào cũng nói đã đọc nhỉ. bó tay, bó tay... :lol: :lol: :lol:
dạo này các cao thủ lo luyện " võ lâm truyền kỳ " ko chú tâm luyện "mộc âm tuyệt kỹ " nên phải chuyển qua nhà mới ! em nghe nó cuối con trăng này sẽ có một cao thủ bên " tây phương cực lạc " sang nước Việt ta mở hội thảo về " dẫn nhập binh pháp" tại khách điếm Tân thế giới " các bác nào quan tâm thì tới tham gia chung nhé !
Chào các bác. Ý tưởng của người lập ra topic này ngay từ ban đầu nhằm chủ đích trao đổi các vấn đề về kỹ thuật âm thanh, tuy nhiên do cách diễn đạt khá hài hước của tác giả làm cho 1 số bài viết của các bạn khác cũng bị "nhiễm", thành ra gần đây hơi bị lộn xộn, đến nỗi có thể bị coi là phù hợp hơn nếu đưa vào box thư giãn. Sau khi trao đổi với nhóm GVteam, chúng tôi quyết định chuyển topic trở lại mục " trao đổi, thảo luận..." đúng như tiêu chí ban đầu. Vậy rất mong các bạn tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến, tuy nhiên cũng nên chú ý tập trung tránh lệch lạc làm mất đi sự nghiêm túc như ý nguyện của tác giả. Xin cảm ơn.
Mời GVteam pót tiếp bí kíp, ăn trưa lâu quá . bày tỏ bí kíp mà viết ngắn gọn quá thì chả ai hiểu và cũng giống như spam .
- Chương... (sách bị mờ nên không đọc ra số chương)... ??? . Lời kinh: "Hồi tiếp trị bách bệnh". . Bình chú: Luyện thành chương này, thiên hạ vô địch. . Diễn dải: Muốn luyện chương này, phải có căn cơ nội công cỡ 50 năm thành công lực. Nóng vội là tẩu hỏa nhập ma.
Bịnh thứ nhất: Trị noise. Các bạn đều biết rằng linh kiện (đèn, transistor, điện trở, biến thế, dây dẫn...) đều có khả năng làm phát sinh tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Tiếng ồn này tất nhiên không phải là âm nhạc. Tiếng ồn này lớn (hay nhỏ) tùy theo loại linh kiện. Có khi tiếng ồn nhỏ đến mức tai không nghe được (nhưng vẫn cảm nhận được). Do vậy, hồi tiếp ở mức hợp lý sẽ giúp triệt bỏ tiếng ồn này, và âm thanh trung thực hơn. Tóm lại là riêng cái vụ ồn này thì có hồi tiếp sẽ hí ènd hơn không hồi tiếp. Tuy nhiên, không nên áp dụng hồi tiếp khi chưa trị hết ù xì ở mức độ tai còn nghe thấy ù xì. Vì lúc đó, sản phẩm chưa đạt chuẩn hi - fi. Chỉ khi đã trị hết ù xì rồi, tức sản phẩm đã đạt hi - fi rồi. Thì mới cho hồi tiếp một chút, cho nó hí - ènd. Mời các bác tiếp
Đã là thuốc thì đương nhiên phải có tác dụng phụ, có chống chỉ định với những cơ địa mẫn cảm với thuốc. Đương nhiên là phải dùng thuốc đúng cách. Thế mới nói cần nội công thâm hậu cỡ 50 năm thành công lực.
Bịnh thứ 2: trị Muller. Các bạn đều biết hiệu ứng Muller gây mất trbe, nhất là ở những tầng khuyếch đại có trở kháng vào thấp. Khi đó, âm thanh thay đổi rất nhiều theo biến trở vào. Để trị bệnh này, có thể dùng hồi tiếp nối tiếp để tăng trở kháng vào tùy ý. Khỏe re. Khà khà... không sợ ông Muller đâu. Mời các bác tiếp. Các trưởng lão GVteam lưu ý: nếu tiểu điệt có post lộn tiệm thì vô edit giùm
DẠ ! Thưa các bác !!! Cho phép tớ hỏi tý , Có phải tiêu chí của một máy hí_ènd là có độ méo ít nhất không ahj. Nếu đúng thế thì phải chơi hồi tiếp rồi , Bởi vì có sư phụ bảo là hồi tiếp sẽ giảm méo (còn méo gì thì tớ không biết) Có khả năng cụ ZDEE biết !
Theo em biết thì chưa có bệnh Muller mà giới audio mới chỉ phát hiện ra bệnh Miller (capacitance effect) :lol: Và thuốc trị bệnh Miller hiệu quả nhất là dùng đầu vào ballance rồi làm phép thế nào nữa thì...em không biết. Còn hồi tiếp thì nhiều anh nhà ta kiêng dùng vì thuốc này không... cao sang :lol:
Hà hà nghe tới "hồi tiếp" là em thấy phái rồi Nếu một hệ thống có hệ số khuyếch đại thật cao, pha không đổi 180 độ trong vùng khuyếch đại thì trên lý thuyết lẫn thực tế thì dùng hồi tiếp vô tư đi chứ. Vậy thì tại sao ta không dùng hồi tiếp để chữa bách bệnh nhỉ? Tất nhiên đây là nói về hồi tiếp âm (cứ có âm là em khoái) Số là ampli dùng OPT - em xin lỗi các Fan OPT- là cái OPT ở giải thấp và giải cao nó thay đổi pha nhiều lắm nên không thể dùng hồi tiếp nhiều được nếu không nó sẽ chuyển thành hồi tiếp dương thì giao động tự kích thì khổ. Còn những ampli dùng xuất thẳng hoặc ít dùng tụ liên lạc hoặc không dùng tải cảm thì pha đổi rất từ từ hoặc/và rất ít nên dùng hồi tiếp thoải mái. Ví dụ như vi mạch OPAMP có hệ số khuyếch đại gần cả triệu V/V và băng thông không hồi tiếp lên đến 1MHz - 2.2 GHz. Lúc này dùng hồi tiếp thoải mái. Ai bảo vi mạch OPAMP có rất nhiều hồi tiếp là có bệnh nội khoa trầm trọng đâu nào? Nó gần như xuất hiện trên 90% ngõ ra của CDP hay DVDP là phần nguồn phát cho dàn nhạc. Nếu vi mạch OPAMP có bệnh trầm trọng thì chúng ta đầu tư mắc tiền vô dàn nghe để làm chi trong khi phần nguồn đã mang bệnh trầm trọng. Tất nhiên hồi tiếp là hình thức "dĩ độc trị độc" hay nôm na là "uống thuốc độc vô , 1 ít thời gian thấm vô máu, rồi trị độc trong cơ thể" . Điều này cũng tương tự dùng "nhựa cóc rất độc để chữa bướu ung thư". Tuy nhiên nếu để thời gian ngấm vô máu quá lâu mà không chữa kịp ung độc hay là cơ thể đã quá suy yếu thì đâu còn sức để cho thuốc độc di chuyển vào ung độc mà trị ung thì lấy đâu mà trị nữa như thế chất độc sẽ nằm trong người và trở nên nguy hiểm không khéo chắc chắn là tèo Ấy thê mới cần nội công tối thiểu nửa đời người (50 năm) để sử dụng nó hữu hiệu .... Hà hà chương này ngộ được của GVTeam quả thật là tuyệt kỹ mà em đã từng mong đợi để được nghe sấm ký này .....
Bịnh thứ 3: Damping factor Các bạn đều biết hệ số damping factor là tiêu chí đánh giá cực kỳ quan trọng trong các mạch khuyếch đại. Hệ số này thấp thì sẽ phát huy tối đa... méo của loa. Lúc đó, âm thanh trở nên... lùng nhùng thiếu kiểm soát. Trị bịnh này bằng cách hồi tiếp song song ngõ ra. Cách hồi tiếp này còn giúp giảm trở kháng ra. Khà khà... mạch khuyếch đại trở kháng ra thấp luôn là ước mơ của các nhà thiết kế. Một lần nữa, mạch khuyếch đại có hồi tiếp... hí - ènd hơn mạch không hồi tiếp Mời các bác tiếp
Nói tiếp: Hồi tiếp đẻ ra bệnh Cấu hình 1 ampli SE đơn giản gồm 1 tầng khuếch đại ngõ vô và 1 tầng khuếch đại công suất, OPT đồng pha có đánh dấu (P), (B+), (0 ohm), (8 ohm). Cọc loa đen (-) nối vô (0 ohm), cọc loa đỏ (+) nối vô (8 ohm) Trường hợp 1: Dây loa (+) nối vô cọc loa đỏ, dây loa(-) nối vô cọc loa đen,Ko có hồi tiếp âm, OK Trường hợp 2: Thêm đường hồi tiếp. Đường OPT (0 ohm) cùng với cọc loa Đen nối Mass. Đường OPT 8ohm qua điện trở vài Kohm …cho an tòan (!), về cathode đèn tiền khuếch đại, máy nhạy hơn : hồi tiếp dương vì tín hiệu ngõ ra cùng pha với tín hiệu ngõ vô, thay vì hồi tiếp âm. Trường hợp 3: Tiếp tục Mod trường hợp 2: Giảm bớt điện trở hồi tiếp xem thử có hay hơn ko: máy rống vì hồi tiếp dương quá nhiều. Cách chữa: Đảo 2 mối sơ cấp hoặc đảo 2 mối thứ cấp của OPT. Máy êm. Audiophile đốt điếu thuốc rung đùi gật gù khen hồi tiếp âm giảm méo, tăng băng thông vv.. Tuy nhiên lúc nầy OPT trở thành 1 OPT nghịch pha trong lúc dây loa (+) vẫn nối với cọc loa Đỏ và dây loa (-) vẫn còn nối với cọc loa Đen. Sự di chuyển của màng loa ngược với chiều (+)(-) theo thiết kế. Biên độ (+) làm màng loa thụt vô thay vì ..thòi ra. Bệnh này gọi là “Âm dương bất…biết”.
Em có nhớ là BA làm trễ pha còn tụ điện đi ... sớm :lol: Lấy HTA từ thứ cấp OPT qua thêm cái tụ để bù pha chắc là ổn cụ nhể ?
Trùi !!! Nội công 50 năm thượng thừa như bí kíp phán thì phải biết khi nào hoặc/và lúc nào sẽ là hồi tiếp âm hay dương chứ nhỉ ??? Cũng giống như dùng thuốc phải biết liều lượng và lúc nào xài thuốc gì cho hiệu quả Nói thế hồi tiếp dương không phải là kẻ thù của Hí Ènd mà còn dùng rất nhiều trong những ampli Hí Ènd lẫy lừng thế giới ví dụ Tube OTL. Khà khà "boostrap" là hình thức của hồi tiếp DƯƠNG. Boostrap dùng rất nhiều trong những mạch ampli dùng sò công suất không bổ phụ (cả hai con đều cùng NPN hay N-channel) hay rất nhiều mạch tube OTL nguyên do Tube chỉ có 1 giới tính. Vi mạch TDA7294 và rất nhiều vi mạch công suất có mạch boostrap dùng tụ điện bên ngoài nguyên nhân là vi mạch TDA7294 dùng MOSFET công suất chỉ có 1 giống là kênh N (N-channel). Bên ngoài còn có thêm hồi tiếp âm toàn cục (global feedback)nữa. Lúc này hồi tiếp âm và dương được dùng cùng lúc âm dương hòa hợp thiệt là tuyệt học! Theo em ngộ được bí kíp đọc lên của Gờ Vờ Tim là chỉ và đang nói đến hồi tiếp âm thôi thì phải mà không bàn nói đến làm sao để biết khi nào là hồi tiếp âm và khi nào là hồi tiếp dương. E rằng bí kíp này còn thiếu 1 đoạn bị xé rách rồi hay sao ấy..... Mong Gờ Vờ Tim ra chợ sách "TroChoDa" (Chợ Trời Đã) đi tìm thêm có bí mật gì mới chăng ....
Tín hiệu ra luôn đối xứng, nên theo em, việc đảo cọc loa không ảnh hưởng đến âm thanh. Cho dù không có hồi tiếp thì vẫn có chuyện tín hiệu ra nghịch (hay thuận) chiều với tín hiệu vào tùy theo số tầng khuyếch đại. Số tầng khuyếch đại chẵn, thì thuận, số tầng khuyếch đại lẻ, thì nghịch. Như vậy chuyện loa thụt vô, hay lồi ra thì cho dù không hồi tiếp, vẫn không tránh được. Nhưng như trên đã nói, tín hiệu ra đối xứng, nên không ảnh hưởng âm thanh. Khi hồi tiế, tùy theo số tầng khuyếch đại chẵn hay lẻ, mà ta chọn điểm hồi tiếp so cho có được hồi tiếp âm. Theo tiêu chuẩn cổ điển, một mạch khuyếch đại hi - fi phải có TDH (total distort harmony) không quá 0,1 - 1%. Trong lúc đó, những cây đèn công suất tuyến tính nhất như 300B, 845 chạy đúng chế độ tiêu chuẩn đã méo tới 5%. Không dùng hồi tiếp, làm sao đạt nổi chuẩn Hi - fi. Và như vậy không có hồi tiếp thì không thể nói hí ènd được. Còn nếu nói méo càng nhiều càng hí ènd thì... dễ ẹc. Cứ cho linh kiện chạy sai chế độ là méo liền chứ gì.
Nói chính xác là tín hiệu ra có dạng của tín hiệu vào, nhưng tín hiệu ra có nhanh pha hay chậm pha, đồng pha hay ngược pha với tín hiệu vào...việc đổi cọc loa là đã thay đổi pha của tin hiệu. GVTeam luyện Hàm Mô Công nhiều quá nên...tẩu rồi. hehehe
Bạn cứ về nhà đảo chiều dây (dây đỏ đấu vào cọc đen, dây đen đấu vào cọc đỏ), nhớ đổi đồng thời cả 2 loa, xem nghe có khác nhau không là biết liền? Khoan nói về trễ pha, theo em hiểu, ý các bác Gvteam là tín hiệu ra luôn đối xứng, nên dù đồng pha hay nghịch pha với tín hiệu vào, thì cũng không ảnh hưởng đến âm thanh. Các hãng vẫn sử dụng những thiết kế có số tầng khuyếch đại là số lẻ, khi đó, tín hiệu ra nghịch chiều với tín hiệu vào. Đâu có sao đâu? Nên việc đảo chiều dây loa không sao cả, trừ khi 2 kênh 2 chiều khác nhau. Chương này quả nhiên phức tạp. Mời các bác tiếp
Nếu bạn chỉ dùng 1 amply đánh 1 cặp loa, thì không cần quan tâm đến trễ pha, vì theo các nghiên cứu đo đạc cổ điển, tai người không thể phân biệt được độ trễ pha này. Tuy nhiên, nếu dùng phân tần chủ động, nhiều amply đánh nhiều tầng loa. Thì chuyện trễ pha lại là vấn đề hàng đầu cần quan tâm. Nhưng vấn đề này nằm trong chương khác. Chương này đang nói chuyện hồi tiếp. Tóm lại là chỉ cần chọn điểm hồi tiếp sao cho ra hồi tiếp âm là được. Với những mạch khuyếch đại cỡ 3 tầng trở xuống, hiếm khi trễ pha 180 độ, nên cứ cho hồi tiếp thoải mái mà không sợ hồi tiếp âm biến thành hồi tiếp dương.
Em nói là đảo chiều dây là đã thay đổi pha của tín hiệu...còn âm thanh thay đổ thế nào em...kô biết (thực ra em kô phân biệt được ) còn tín hiệu ra chỉ có thể có dạng của tín hiệu vào thôi làm sao luôn đối xứng được ...
Tín hiệu là AC, nên có 2 bán kỳ đối xứng nhau. Em đã thử mạch lái 845 ra méo tới 8%, thêm tầng 845 vào, méo giảm xuống còn 2% nhờ cơ chế bù méo khi thêm tầng khuyếch đại, tín hiệu được đảo pha. Em thấy 2% là chưa đạt chuẩn hi - fi nên cho hồi tiếp 10K. Kết quả là giảm méo xuống còn 0,2%. Có thể hồi tiếp sâu hơn để giảm méo xuống nữa nhưng em sợ ít méo quá sẽ không hay ??