em mô tả sơ qua anh Liêm cố hình dung nhé. xover loa bass : cực dương->1 cuộn cảm-> củ loa-> cực âm. bypass ngay sau cuộn cảm là 1 tụ và 1 trở 3.3R. tức là 1 tụ và 1 trở mắc song song củ loa. lúc đầu em nghĩ đây là mạch cắt bậc 1 cộng với mạch cân bằng trở kháng impedance equalizer. sau đó em tính lại thấy trở 3.3R không hợp với củ loa. thường trở này khoảng 8R hay 16R tức là ngang với trở kháng củ loa. chẳng lẽ củ loa này 3-4 Ohms ?
Thường thì mạch Zobel được dùng để cân bằng trở kháng của mạch. Đây là web site có cái Zobel calculator: http://diyaudioprojects.com/Technical/Speaker-Zobel/ Khi gắn Zobel thì cần phải biết thêm nhiều qui luật của filter design chứ không phải gắn vào cái nào cũng được. Trị số cái tụ là bao nhiêu vậy? Cả cuộn cảm nửa?
người ta không có ghi trị số anh à trong khi em không có máy đo tụ và cảm. em tìm sơ thì không thấy trên Google nên đành chịu. có mạch nào cắt bậc 2 cho loa bass mà gắn thêm 1 con trở nối tiếp với tụ không anh ?
Có! Một số nhà làm loa dùng cách này để làm tăng dộ dốc hay là notch filter (tạo lổ hổng) để làm giảm các đoạn tăng cao đột ngột của driver. Cách đo này thường là do mấy nhà thiết kế gắn vào trong phòng đo âm thanh để làm cân bằng các đoạn âm thanh gia tăng thất thường của các driver. JBL dùng cách này trong các mạch của các loại loa đắt tiền sau này, nhưng họ dùng toàn link kiện rẽ tiền.
em đang quan tâm chuyện này vì bạn em muốn loa bass Tannoy này làm mid và gắn thêm 1 loa subwoofer rời nữa. nếu đây đúng là mạch lọc cấp 1 thì em chỉ cần thêm 1 tụ điện ngay sau cuộn cảm nữa là có một bandpass filter. nếu căng quá thì em cho loa này oánh tự do và chỉ cắt loa subwoofer thôi
theo lý thuyết thì nếu dùng mạch Zobel thì trở kháng trong mạch phải lớn hơn một chút so với trở kháng củ loa. thực tế loa Stirling thì trở kháng này là 3.3R. suy ra trở kháng củ loa sẽ là 2.7R. theo em biết thì Tannoy chả làm cái củ loa nào có Re là 2.7 cả, mà đa phần là 8R. từ đó suy ra mạch trên không phải là Zobel, mà là mạch lọc cấp 2 cộng với 1 trở làm giảm notch. nếu là mạch lọc cấp 2, em có thể thêm 1 tụ trị số cao trước mạch này để thành mạch lọc 2 đầu - bandpass filter được không anh Liêm ?
bác sĩ ơi em tưởng mạch notch filter là cuộn cảm - tụ - trở đều mắc nối tiếp với nhau và // với loa chứ nhỉ? Cái này của bác lại ngược lại http://www.diyaudioandvideo.com/Tutoria ... snotch.gif
Thanks bác, em cũng dùng nó với cái ampli xem phim còi thôi ạ Cái hình simulator giúp em hết thắc mắc sao cái loa cua minh nghe "kỳ" thế
cái này người ta gọi là mạch lọc đỉnh cộng hưởng, tiếng anh gọi là serial notch filter. khi các linh kiện này mắc song song thì gọi là parallel notch filter với mục đích làm giảm đáp tần tại 1 khoảng nào đấy.
Bác sĩ cho em hỏi thêm tý nữa: Vậy là serial notch filter là để ngăn hiện tượng cộng hưởng đột biến ở một tần số xác định, còn parallel notch filter thì sẽ làm giảm đều đáp tần trong một khoảng nào đó?
Em thì không hiểu cái gọi là parallel notch filter này là thế nào nhưng về serial notch filter và ảnh hưởng lên phân tần truyền thống thì em tham khảo của chú này: http://sound.westhost.com/lr-passive.htm Em thấy là cũng khá đầy đủ thông tin. Riêng về cái mà bác sỹ nói là parallel notch filter thì em nghĩ nó là cái Baffle step compensation đề cập ở đây thì phải: http://trueaudio.com/st_diff1.htm
đúng rồi bác ạ. hình minh họa trên bác thấy đáp tần có đỉnh nhô lên là F, 2 điểm bắt đầu nhô lên là F1 và F2. chổ nhô lên này sẽ cho tiếng bị chói, đanh trong khoảng tần nào đó thường là khoảng tần mid high hay treble. lọc notch này sẽ làm phẳng lại phân tần đó. lọc notch serial là làm mất đi đỉnh cộng hưởng của củ loa, để bảo vệ loa và làm giảm đi sự ảnh hưởng xấu của cộng hưởng này lên âm thanh tần số cao phía trên. thường mạch này làm cho loa treble, đôi khi cho loa mid-bass. em thỉnh thoảng tháo loa ra xem thấy mấy loa đắt tiền, hãng loa lớn họ hay làm mạch lọc đỉnh cộng hưởng này. em khoái cái mạch này lắm nhất là cho loa mid và bass, nhưng khổ cái linh kiện không có sẵn nên thôi.
Em hỏi hơi dốt tí nhưng làm sao ta biết được tần số cộng hưởng bất thường của củ loa nếu không đo trong phòng đặc biệt để mà tính cái mạch Notch filter này vậy bác ơi. :?:
ừ thì na ná thế. đỉnh này thường do 2 nguyên nhân gây nên : - tại vị trí cắt.tại đây 1 số phân tần làm cho điểm cắt gồ lên cao do sóng bị chặn lại đột ngột. càng chặn dốc, chổ gồ có thể càng cao. - bản thân củ loa gây nên. nhất là các loa toàn dãi có màng phụ whizzer cone. bác Chip, bác hỏi em câu mà bác biết trả nhời rồi nhá. Fs= tần số đỉnh cộng hưởng tự do ngoài không khí thì hãng cung cấp rồi, mình khỏi đo. khi cho 1 loa vào thùng loa, đỉnh này có khuynh hướng tăng lên chút đỉnh. làm sao biết nó là bao nhiêu khi 1 củ loa nằm trong 1 thùng nào đấy. chỉ có thể làm thực nghiệm thôi.
Fs thì thường chỉ có ý nghĩa và thường được cung cấp với loa bass và loa mid mà thôi. Riêng với các loa treble thì gần như chẳng bao giờ có thông số Fs và đường trở kháng theo tần số cùng hầu như rất phẳng. Có thể cái mạch notch filter tại Fs được dùng cho loa mid. Riêng loa treble thì em không nghĩ cái mạch notch filter tại Fs là cần thiết. Em cũng đang tự hỏi là cái mạch Notch filter này nó có khi nào được dùng để loại các peak bất thường của củ loa (mà cái này thì phải đo mới biết) hay không? Ngoài ra thì cái mạch baffle step compensation (cũng khá tương tự) thì cũng chỉ thấy vài bác DIY quan tâm như bác MJ King ở trang Quarter-wave chứ ít gặp.
về thực tế loa treble cần được mạch này nhất. tuy nhiên nếu chúng ta cắt xa vị trí Fs 2 octave và cắt bậc hai trở lên thì không cần mạch lọc cộng hưởng nữa. đầy là hình minh họa cho tác dụng lọc. từ các chỉ số, có Fs ta suy ra các trị số mạch lọc.
Cả hai mạch nối Parallel và Serial 3 cái L,C,R đều là notch filter cả. Tùy theo người ta xử dụng như thế nào và giúp ich cái gì thì người ta đặ tên cho nó. Khi dùng cả ba linh kiên cùng chỉ số thì notch filter sẽ xuất hiện tại cùng một tần số. Nhưng độ sâu, Bandwdith & trở kháng của nó khác nhau hoàn toàn. Dựa theo nhừng dữ kiện này mà mình có thể dùng nó vào nhiều việc khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là dùng để làm giảm phần tăng cao của độ nhạy của driver (không nhất thiết phải là tại điểm Fs của driver). JBL sau này xử dụng rất nhiều vào hệ thống xover của họ, nhưng gắn càng nhiều linh kiện chỉ làm giảm đi sự chính xác lẫn sự trong sạch của nguồn điện chạy qua. Sau đây là sự so sánh giử hai cái notch filter xử dụng cùng linh kiện LCR có trị số khác nhau:
vì chẳng ai thử tần số thấp vào loa treble, nhỡ hư thì tèo. em chứng kiến 1 bác nhỡ tay cắm loa super trép vào ampli thử xem thế nào... đứt. đây là loa trép khá thông dụng, các hãng vẫn công bố Fs đàng hoàn. có điều Fs là 500 hz, trong khi khuyến cáo hãng cắt trên 7khz thì mình chẳng cần quan tâm đến Fs nữa.
Cảm ơn anh Cau Yem đã minh họa giúp bọn em tác động của mạch notch filter. Em vẫn còn một điểm nữa muốn hỏi là các phần mô phỏng lại cái mạch phân tần của bác Info_Seeker em thấy hình như anh đang dùng dựa trên trở kháng danh định của các củ loa (8Ohm) đúng không ạ? Liệu khi áp dụng vào các củ loa thực tế của bác ấy với trở kháng thay đổi theo tần số và không bằng 8Ohm thì liệu tần số cắt và độ dốc có bị thay đổi so với hình anh đưa không anh ơi?