- Vì lõi từ không xác định được là tốt hay không? Theo em Bác nên nâng cao chỉ số này lên để an toàn, thông thường là 45. Với giá trị Bác chọn 28 thì số vòng trên volt là: 28/19.5= 1.435897. quá thấp...>không an toàn cho cháy nổ. - Nếu Bác chọn 45 thì số vòng trên volt là : 45/19.5=2.307 khá hơn chút. ta có: vào 220 v ( số vòng là: 508 vòng) ra 100v (số vòng là : 231 vòng)
sao các bác cứ thích "xuyến" thế nhỉ, công nhận là xuyến ổn định hơn EI, nhưng EI dễ làm hôn chứ nhỉ, em chỉ là a ma tơ thôi, các bác cho em công thức tính để em nghịch với EI 36 cái, EI 36 em làm nguồn cao áp đuợc rồi nhưng với IC thì chưa, ai giúp dùm em cái.
Fe xuyến ở HN thì mua ở đâu các bác nhỉ, cứ đồng nát thì có phải lúc nào cũng có đâu. Bác nào biết chỉ giùm em với ạh.
+ Fe xuyến có nhiều ưu điểm bác à. - So với các đường đi khác thì đường tròn là đường tự nhiên nhất và ngắn nhất, ít bẻ cong đột ngột nhất, không chia từ thông ra 2 dòng như EI -> từ thông ổn định và không thoát ra ngoài gây nhiễu. Thích hợp cho audio. - Do cấu tạo lõi xuyến là một khối rắn nên khi làm Fe người ta có thể dùng thép cán lạnh được cuốn ép bằng máy -> lõi chặt, đồng đều nên cho mật độ từ thông cao hơn. - Lõi xuyến là một khối rắn chứ không phải hai nửa ghép lại từ nhiều mảnh Fe, nên ổn định hơn, không rung mà không cần phải ngâm tẩm hóa chất nhiều. - Cùng được thiết kế để quấn lượng dây như nhau thì Fe xuyến nhỏ và nhẹ hơn vì có diện tích trải dây lớn, không bị giới hạn như cửa sổ EI. - Đa số lõi xuyến được dùng trong các thiết bị cao cấp, nên khả năng mua được Fe phế liệu tốt thì Fe xuyến cao hơn. - Cùng công suất thì biến áp xuyến nhỏ gọn hơn, mỏng hơn, dễ bố trí vào vỏ máy chỉ với một lỗ vít. - Cùng công suất, do hình xuyến nên diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn EI, ít nóng. - Bản thân lõi xuyến cũng ít tỏa nhiệt, hiệu suất lên đến 95% so với 85% của EI. - Do diện tích trải dây rộng, dẫn đến dùng ít lớp dây, làm cho cuộn trong và cuộn ngoài chiều dài dây ít bị lệch (mặc dù cùng số vòng nhưng cuộn ngoài luôn nhiều vòng hơn cuộn trong) do đó ít bị lệch nội trở hơn. - Cùng cỡ dây, quấn xuyến ít hao dây hơn, như vậy cho nội trở nguồn nhỏ, lại góp phần tăng hiệu suất, mặc khác với Fe xuyến ta có thể dùng dây hơi to hơn do không gian rộng, càng làm giảm nội trở nguồn và tăng hiệu suất. - Không cần bọc chống nhiễu vì bản thân rất ít nhiễu, điều này lại làm tăng khả năng tỏa nhiệt và giảm chi phí. - Fe cũ dễ mua vì ít ai đi mua Fe xuyến về quấn để bán, Fe EI mua cũ thường bị hàn dính, ngâm véc ni khó gỡ ra, hoặc gỡ ra rồi Fe bị cong đóng trở lại không khít. Giá thì tương đương nhau. Mà Fe EI mua mới thì thôi rồi, lởm lắm. - Có thể quấn đẹp mà không cần máy, chỉ tốn công thôi. Tuy nhiên so với xuyến thì EI có một số ưu điểm. - Dễ dàng quấn bằng máy quấn bằng tay hoặc tự động, cho tốc độ sản xuất nhanh, tiết kiệm chi phí -> nên EI mới luôn rẻ hơn xuyến. - Có thể chêm air gap, quấn sandwich cùng một số cách quấn đặc biệt khác làm OPT, choke. - Đối với nguồn cao áp, OPT khi mà số vòng dây rất lớn và không cần nội trở nhỏ thì EI thích hợp hơn. - Dễ mua được Fe mới, có thông số được tiêu chuẩn hóa và phụ kiện đầy đủ.
Các bác chỉ giúp em định quấn một cái nguồn xuyến có thông số như sau Em tính lại) Xuyến tháo ở cái đồi nguồn 220v 600VA; ra 100v, 110v có đường kính ngoài 105mm, đường kính trong 65mm, cao 48mm Xuyến đường kính ngoài 105mm, đường kính trong 65mm, cao 48mm Em định cuốn sơ : 220v có CT, thứ 10v-0-10v x 1 , 0-10v x5 , 0-30 1 cuộn Tiết diện lõi S=(10,5-6,5)/2 x 4,8= 9,6 Cm2 Công suất: P= (S/1.2)2 = (9,6/1.2)^2= 64W Sao nó bé tạo vậy nhỉ, cũ ở bộ đổi nguồn Standar nó ghi 600VA cơ mà? Số vòng cuộn sơ: 35/9,6*220 = 872 vòng Quấn chắc mù mắt. Số vòng 1 cuộn thứ 10V 35/9,6x10= 37 vòng. Số vòng 1 cuộn thứ 30V 35/9,6x30= 110 vòng. Dòng điện cuộn sơ: 64/220=0,29A Bé tẹo thế này thì chạy cái gì? Đường kính dây sơ: 0.7x căn hai A= 0.7x sqrt(0,29)= 0,4mm. Dòng điện cuộn thứ 10V: 64/10=6,4A Đường kính dây thứ: 0.7xsqrt( 6,4)=1.8mm Dây này to đùng Dòng điện cuộn thứ 30V: 64/30=2,13A Đường kính dây thứ: 0.7xsqrt( 2,13)=1.1mm Em tính như vậy có đúng không, các bác chỉ giúp. Muốn nâng dòng của các cuộn thứ cấp thì phải nâng tiết diện của dây thứ cấp lên có đùng không? Sai ở đâu rồi mà em không biết.
Hì, hì cụ nhầm rồi kìa: 28-30/S là đối với công suất từ 200W trở lên, của Bác chưa nổi trăm W phải lấy cỡ 50-55/s cụ ạ. Xuyến bé này quấn phê phải biết cụ nhỉ.
28-30/S là đối với công suất từ 200W trở lên, của Bác chưa nổi trăm W phải lấy cỡ 50-55/s cụ ạ. Xuyến bé này quấn phê phải biết cụ nhỉ.[/quote] 50-55/S thì số vòng quận sơ cấp nó lên hơn ngàn vòng thì quấn sao nổi? em đọc ở đâu đó có ghi thế này - Với lõi xuyến công suât=50-100w thì N=(35-38)/S nếu vậy số vòng sơ cấp ít nhất cũng 800 vòng với dây dường kính 1,4mm, chết mất.
Lõi của bác nặng bao nhiêu? Em tính thử là khoảng gần 2Kg. Nếu 2Kg mà muốn cho ra 600W là không thể, đừng nên tin cái con số đó, phải tính lại. 600W là do người ta quấn kiểu tự ngẫu, tận dụng một phần cuộn sơ làm cuộn thứ nên mới có công suất lớn vậy. Thực tế biến áp của bác là cách ly, 2Kg cho khoảng 300W là tốt lắm rồi, mà nếu như em thì em chỉ tính là 250W, theo công thức dưới 500W thì một Kg Fe xuyến loại tốt cho 120W, bác mà tính dây to vậy, quấn xong cuộn sơ thì bít luôn cái lõi.
Bác tính nhầm công suất đó, chứ xuyến của em 4kg mà dây sơ có 0.8, dây thứ 1.3. lõi của bác từ cái đổi nguồn chắc không được 120w/1kg đâu.
Em thường dùng Fe xuyến của Liên Xô hoặc Âu Mỹ nên mới dùng tỉ lệ đó, đặc điểm loại Fe này là thép mỏng đều, thường là thép 0.35, cuốn máy rất đều, chặt và không có khe hở. Loại nàu được cắt sau khi cuốn nên lõi rất đều, màu xanh xám xi măng, không gỉ sét. Có loại của VN hay TQ cuốn không chặt, không đều và mau rỉ sét, nếu loại này mày dùng thì đúng là không được 120W/Kg.
Em xin hỏi các bác 1 câu : Có cách nào nâng cao công suất của biến áp ko ? Với 1 biến áp có sẵn, Bằng cách nắn điện bằng đi ốt ? :?: edit : @ anhtuanqn : em đang chờ 1 câu trả lời khác :mrgreen:
Em nghĩ là có bác à, khi quấn biến áp ta hay gặp cái hệ số Vòng/Volt, cái này phụ thuộc vào tần số, chất lượng và tiết diện lõi. Nếu lõi không đổi chỉ có cách tăng tần số. Thực tế Mỹ nó xài điện 60Hz thì về lý thuyết cùng một lõi biến áp mà quấn mang qua Mĩ xài thì công suất lớn hơn. Còn có cách khác là nắn điện bằng Diode (đúng như câu hỏi của bác), rồi dùng FET băm xung ra ở một tần số nhất định (thường rất cao) để nâng hiệu suất, sau đó đưa vào biến áp, bằng cách này người ta dùng biến áp bé tí, quấn có vài vòng thôi. Đây là nguyên tắc của nguồn xung trong máy tính, tuy nhiên em thấy trong audio người ta không ưa chuộng nguồn xung lắm.
Ké đây xin hỏi các Bác một câu : Có Bác nào đã dùng cục đổi điện 220v/127v của Liên Xô, cục hình tròn ,nhựa màu đen giồng như cục đổi điện lioa 600va. Cục đó nếu quấn lại làm nguồn cho amp thì nó được nhiu W vạyw các cụ? Cảm ơn các cụ nhìu !
Theo công thức tính Cục đó nếu quấn lại làm nguồn cho amp thì nó được 320W, trừ hao chắc chắn được 300W
Sau nhiều ngày mò mẫm giữa mớ công thức hỗn độn, em tạm rút cho mình công thức quấn xuyến đã qua 4 cái xuyến thành công. 1. Quấn từ đổi nguồn: Cái này dễ hơn ăn kem, các bác cân lên trừ hao số dây đồng đã quấn trên đó. mỗi Kg ta có 120w. Quấn 10 vòng rồi đo áp ra, từ đó cộng trừ nhân chia :mrgreen: Xong. 2. Lõi mới: - Cân lõi: mỗi kg cho 120w các cụ nhỉ. - Đo S= (đường kính ngoài - đường kính trong)/2x cao. - Vòng vol: + từ 100-300w các cụ cứ lấy từ 55-24 cho chắc ăn. ví dụ cục 250w em lấy 50/s + Sơ cấp x220. Thứ cấp nhân với số vol các cụ cần. - Dòng diện: I=p/u ra đòng điện rồi các cụ tra bảng này. Tái bút: các cụ quấn bằng con thoi cứ quấn thử 5 vòng trên thôi rồi quấn vào xuyến xem được bao nhiêu vòng rồi cộng trừ nhân chia ra số vòng cần quấn vào con thoi. Tính cẩn thận kẻo thừa.
Khai mau: Cụ quấn nguồn cho đèn hả? Có dự án nào hay, rẻ, dễ em theo với! Sơ bộ của cụ em tính ra thế này: S= 9,6cm vuông. Vòng/ vol lấy 50 cho chắc ăn vì công suất có 180w: 50/9.6= 5,2 vòng/vol. sơ cấp 5,2x220= 1.144 vòng. Dây 0,65mm. thứ cấp 5,2x200= 1.040 vòng. Dây 0,4mm 5,2x 12= 63 vòng. Dây 1,3mm 5,2x 6= 32 vòng x2 cuộn. Dây 1.3 mm. Cụ làm thử đi, nếu ngon thì kinh nghiệm của em càng dầy. Cụ ngại quấn để em quấn cho. Cụ chuyển cho em bóng đèn, em chuyển lại biến áp cho cụ. Được hôn
Em định làm cho cái bo IV của DAC đó. Sơ cấp mà quấn 1144 vòng thì vui đấy., quấn xong ngần ấy thứ ở trên thì chắc cửa sổ còn bằng cái bút chì Hay là quấn EI cho nó nhàn. :mrgreen: :mrgreen: Cụ mới tính cho em chiều cao, còn cân nặng nữa, tính nốt đi( thương thì thương cho chót chứ ).
Chứng minh cho cụ nhe: Đường kính trong 6,5cm, dây 0,65mm mỗi lớp cụ quấn được 314 vòng cuộn sơ chiếm: 3.5 lớp.x0,65= 2,2cm cuộn thứ chiếm khoảng 1,8cm hai cuộn còn lại chiếm khoảng 1,3cm nữa tổng chiếm 5,3cm cụ còn lại cái lỗ xỏ ốc vừa đẹp :mrgreen: Cái này cụ phải kiếm được cái lõi hơi đặc biệt có đường kính trong to, em đang có một lõi 1,8kg, đường kính trong 9cm lận.