Tại em thấy nó cũng mỏng mỏng, vàng vàng giống cái giấy mua ở tiệm nên nghĩ hổng việc gì, vừa hỏi ông bạn bên phòng vũ khí thì hắn nói rằng giấy để lâu sẽ ngấm thuốc nổ sang, hãi quá.
các bác cho em hỏi , em đang thi công cục nguồn EI , lõi không đã 8kg , và em đang làm cái khung để quấn dây cho em nó , em làm bằng Mi-ca 1,5mm ạ , nhưng khi làm ... gần xong , em lấy 1 cái đốt thử thì mi-ca nó cháy khá ghê :cry: , không biết em để nó vào trong cục nguồn thì có an toàn không ạ , các bác cho em xin ý kiến với , em sợ nguồn nóng nó chảy ra thì chít :evil: em xin cám ơn ạh
Bác phải dùng phíp, loại màu nâu (ebolit) hoặc vàng ( phíp sợi thủy tinh) ấy. Nếu ko bìa cách điện cũng ok. Mica ko chịu nhiệt đâu, nóng tý sun lại ngay :mrgreen:
Theo em bác dùng phip thì tốt hơn hay là ra chợ mua 1 cái khung lớn hơn về chế lại tí thì vừa đẹp vừa lành
em cũng đã thử chế rùi , nhưng mà cục biến áp em hơi độc :roll: , fe 45 , cửa sổ lại 2,8cm x 7,5cm , mua cái to lắm chỉ được fe 45 , nhưng cửa sổ lại 1,8cm x 6cm :evil: . cuối cùng thấy tự chế là đẹp và bền mà kinh tế nhất :mrgreen:
các bác xem quả này chú này thông minh vãi :lol: http://www.youtube.com/watch?v=_z4OVsFW ... re=related
Không hay lắm bác ah. hồi em học ĐH e có làm máy bán hàng tự động làm mấy cái mạch kiểm tra chất liệu tiền xu e quấn dây nhiều mà hay quên thế là e cũng dùng cách như bác này. nhưng em dùng một cái cổ góp gây ngắn mạch rồi hàn luôn vô mạch cái máy tính, chính xác lắm bác ợ. nhung nhanh quá la hổng được. Làm như bác trên chắc quấn 1 MBA là mua cái máy tính khác bỏ vô
Em lột cái đổi nguồn của nga ra lấy cái lõi xuyến nhỏ kích thước như sau: D ngoài =10cm. D-trong = 7.8cm, cao 3.2cm. Em định dệt 1 cái biến áp cho bo IV DAC , Các bác tính hộ em dây sơ cấp và lượng dây cần mua tính thế nào ah. Em không có cân nên không biết nó được nhiêu.
Tính : S= 7.04 cm2 , lấy K=42 nha => N= 6 vòng / 1V => các cấp điện áp bác cần , đường kính dây phụ thuộc vào công suất của cái nguồn bác định dệt : Ví dụ : thứ cấp cần áp gì ? dòng điện cần cấp của cuộn đó là ? cần những cuộn nào , dòng => tổng công suất => đường kính dây sơ cấp , vậy xong rồi nha . (Phương pháp tính lõi loại này em mới có được truyền âm nhập mật của một cao thủ chuyên phụ trách vụ dệt của hãng ổn áp nổi tiếng của VN nha , cụ nào không thích tính kiểu này cũng ko sao , đừng pháo em đấy , còn vụ dệt sao cho nhanh và đẹp như máy thì ... em chưa nói đâu , hé hé , giờ em lại thích dệt nguồn dùng biến áp lõi xuyến )
Bác có đo nhầm không đó D ngoài 10cm, D trong 7,8cm, vậy D ngoài-D trong = 2,2cm lấy số này chia 2 mới được chiều dày của lõi =1,1.
[/MEDIA] Em xxx về cái nì lắm , bác chỉ cho em rõ hơn được không? K là cái gì? với S=7.04 như thế thì con này được khoảng bao nhiêu W, va dây sơ em phải dùng dây bao nhiêu ah. Thứ cấp chắc em tự tính được. Em viết nhầm D-trong = 5.6 thì mới đúng, S=7.04 là chính xác.
K là chữ cái đó cụ , cái này chọn theo chất lượng lõi, lõi tốt thì chọn nhỏ dao động trong khoảng 32 - 48. Công xuất thì cụ cứ cân lõi lên, 1kg lõi được khoảng 120w. Em hỏi trước thế này, nếu cụ đủ tính kiên trì, và một chút khéo tay thì hãy đu vào, nếu không rất dễ đẽo cày giữa đường, nếu đủ can đảm mời cụ: Gửi cụ cái này. đây là một file tính toán rất tốt của một cao thủ trên diễn đàn này. Cụ cứ nghiên cứu dần dần sẽ thông, tuy tính toán cho EI nhưng áp dụng cho xuyến cũng chẳng sai tí nào. Các bước như sau: 1. sơ cấp: đương nhiên là 220v, trừ khi cụ định mang qua nước khác. 2. thứ cấp: cụ hãy điền vào áp, dòng cần có, file sẽ cho cụ đường kính dây, số vòng cần quấn, miễn là công xuất đừng vượt quá công xuất lõi. 3. Số vòng vôn: chính là cái K đó cụ. 4. Kích thước lưỡi: Cái này thì cụ cứ đo dày, cao của xuyến táng vào là OK. Chú ý: Các ô đã được cao thủ áp công thức chính sác, cụ đừng thay đổi thuật toán nhé.
Chính xác bác ui, chính vì vậy mà ổn áp Lioa hay bị ù . E hay dùng Fe xuyến tháo máy xịn cũng dùng K cỡ này
Thế là tốt rồi, đừng mang vào cơ quan dệt nhá, em bị sếp túm một lần hú hồn. Sơ cấp bác nên chập đôi dây sẽ nhanh hơn rất nhiều, với lõi của bác em quấn khoảng nửa ngày là xong. Giữa các lớp bác nên lót giấy loại mỏng vừa dễ quấn, đẹp và an toàn hơn.
Xưa kia , khi mới bắt đầu thành lập , hãng ổn áp nọ gỡ ngay cái ổn áp của anh Hai ra , quấn thành ổn áp dùng bộc cơ có điều khiển ( của anh hai dùng ổn áp bù điện áp ) , hệ số lúc đó được tính là 32-35 ( em chắc việc này ) , sau này khi đã thành danh , bắt đầu chiêu mộ những kỹ sư của một vài trường , một vài chuyên ngành ( cơ - điện tử ) và hàng tấn sắt đã được đưa ( nhập vào Vn ) , với sự đầu tư về cơ khí ( một vài công nhân 7/7 của nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự ) , các lõi xuyến đã được cuốn trên những máy cơ khí , sau đó được đưa vào ủ , lúc đó các kỹ sư của hãng ổn áp nọ đã tính hệ số khác đi , cách tính này không phải của em , em chỉ được phổ biến và giải thích , cụ nào có cách tính khác cũng không thành vấn đề , vấn đề là phương pháp tính . Cụ anhtuanpqn có thể giải thích tại sao phải lấy cái ( D ngoài - Dtrong ) / 2 không ? báo cáo cụ , khi dùng biến áp lõi xuyến thì cái S đó vẫn là tiết diện mặt cắt , cụ vẽ ra giấy rồi cắt mặt xem đúng vậy ko , lõi xuyến vẫn tính S như EI , chỉ có điều cùng S đó người ta có thể nâng S dây quấn tăng lên -> Tăng công suất biến áp mà ko cần thay đổi kích thước FE , tất nhiên sự gia tăng này theo tỉ lệ nhất định ,cái tỉ lệ đó cũng có công thức để tính sao cho khi tăng S dây dẫn thì ko làm chật cái cửa sổ đó . Túm lại : cụ nào thích tính thế nào cũng được , có thể kiểm nghiệm phương pháp em được phổ biến trên , cụ nào thích đem cái đó chia 2 rồi quấn thử cũng ko sao , em đã làm chuột và em tin vào phương pháp trên .
Theo em hiểu S= diện tích lõi sắt mà mình quấn dây lên thì đúng là S=(DO-DI)/2*h H là chiều cao của xuyến, em hiểu thế có đúng không bác datjbl
Không có điều kiện để cho bác chứng kiến cách dệt biến áp xuyến , em nói sơ thế này để cụ hình dung ( em tin những cụ biết gõ bàn phím máy tính đều tư duy hình học không gian ... em thì lại dốt nên em hay mò đi rình xem ) : Do đường kính trong và đường kính ngoài của lõi xuyến khác nhau , vấn đề mấu chốt là cụ phải làm sao cho dây lớp ngoài vòng nọ khít với vòng kia , dẫn đến lớp trong sẽ bị chồng lên -> chật cửa sổ , vậy phải xếp dây làm sao cho bên ngoài khít mà bên trong chồng bằng phẳng đồng tâm . Đến đây thì việc dệt lõi xuyến dễ ẹc rồi đúng ko , nếu vẫn chưa hiểu nữa thì em bó tay , mời cụ về dệt Fe EI . Em nói thêm , khi xe chỉ luồn kim em lõi này cụ cần kéo căng dây từng vòng với một lực sao cho ko giãn emay của dây mà vẫn đảm bảo ôm khít khung Fe xuyến , 1 ngày em dệt một cuộn biến áp cỡ 1KVA của LIOA , chỉ khổ cái lưng thôi , vì thế em chỉ dệt biến áp này khi nào cần nguồn khủng , với DAC thì cái switching của computer , với Preamp tube em chọn EI có hệ số tốt , cái amp nào dùng cho KOK vưỡn EI , khi và chỉ khi em xếp nó hạng đặc biệt mới cho cái Fe xuyến vô . Chúc cụ thành công và ngẫm ra cách tính và dệt trên ! ( khổ và khó đừng chửi em là em mừng rồi ) :mrgreen:
Tại sao phải nhân với H nữa ? Bác quấn 1 vòng trên cái lõi xuyến , đúng 1 vòng nha , cắt luôn dây cho vừa khít hình chữ nhật , rồi tính S của chính cái chữ nhật đó , từ thông nó tác động đến chính cái vòng đó , nó chạy gấp 2 lần cái chiều cao đó ah ? :roll: hay gấp 2 lần cái (D ngoài - Dtrong ) , do nó là lõi xuyến nên tổn hao ( lãng phí từ thông ) thấp thôi chứ nó có làm gì gấp 2 hay gấp 4 lên được , cái quan trọng là cái cửa sổ đó bác có thể thay đổi d dây quấn , túc là P biến áp mà ko lo chật chội , đến thế này là tự tính toán dệt và bắt tay vào làm đi , cứ hỏi và ngắm hoài mà ko làm thì ko rút ra được điều gì đâu cụ ah , có ông lên đây chém ác àng ạc , đến khi em mục sở thị thì cầm cái mỏ hàn lúng túng như gà mắc tóc , em ngắm cái rồi bỏ đi luôn ! xin lỗi , tính em hơi thẳng , nói phét em ko ưa ( em ko nói cụ đâu nha , đừng chửi em nha )
. Xuyến= hình tròn trên một mặt phẳng, đo đường kính có phải là đặt một đường thẳng cắt qua thì sẽ có 2 lần chiều dầy của xuyến chạy qua đường thẳng đó nên phải chia 2. Cái này thì không thể thay đổi được, trong bé, ngoài to thì trong phải dày và ngoài thì sẽ mỏng đi, (Trừ trường hợp các bác độn thêm silicon như mấy cô) bác có cách nào bày cho anh em quấn cục xuyến trong và ngoài bằng nhau thì em xin đến bái sư ạ.
Với em, em lấy thước đo chiều cao, chiều dày của một cạnh xuyến thôi, nhân chia giống EI, nhập thông số vào cái bảng tính kia và xe chỉ, luồn kim, em làm đến cái thứ 3 chưa thấy cháy nổ. Và chưa biết được những cái sau như thế nào nên mong được các bác chỉ bảo thêm.