Cộng hưởng thùng chỉ có 1 vị trí fb mà thôi, nếu như cộng hưởng tại nhiều điểm thì phải có cái thùng có thể tích biến thiên theo tần số âm nhạc :mrgreen: Nó cũng có độ dốc, nhưng dốc bao nhiêu thì em không biết
Anh đọc không kỹ à, quote thì quote cả bài viết chứ - lược bỏ nhưng không làm mất ý của bài viết hay đoạn cần quote. Mà hình như anh nói như vậy là đang nói cặp loa sắp tới của mình đấy :lol: À mà không hẳn là đoạn 100HZ nó gồ lên đâu - nó làm cho bằng phẳng hơn, nếu để chung thùng thì đoạn 100HZ của loa dưới nó ảnh hưởng đến đoạn 100 HZ trở lên của loa trên.
Bác hiểu thế này là bị sai đấy ạ. F3 là tần số cắt của thùng loa. Đối với thùng kín, dốc cắt là 12bB/oct, đối với thùng hở thì dốc cắt là 24dB/oct. Như thế sẽ thấy nếu có cùng F3 thì thùng kín sẽ cho cảm giác tiếng trầm tốt hơn thùng hở. Vậy nếu ở trên các bác tính F3=40hz thì khi 20hz âm thanh đã bị suy hao mất gần hết rồi ạ.
Không phải nữa rồi. Thùng kín mới có Fb fix, còn thùng có lỗ thông hơi thì có thể thay đối được Fb bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa tiết diện và chiều dài ông vent.
Khi lắp song song 2 driver không có nghĩa chỉ có 100hz gồ lên là toàn bộ đáp tần cung gồ lên 3bB, nghĩa là tổng thể âm thanh không đổi.
Có thể em đã hiểu sai hoặc bác viểt chưa rõ nghĩa . Tóm lại ý em chỉ muốn nói là với 1 thể tích đã cố định thì vẫn thay đổi được fb.
Vâng Bác có thể giải thích giúp em tại sao thùng kính và thùng hở lại có độc dốc khác nhau là 12db và 24db được không ạ? lâu này em vẫn hiểu F3 là suy giảm 3db mới chết chứ :mrgreen:
Vâng nếu Bác để ý thì phần bôi đậm em viết ở trên về mặt ý nghĩa nó cũng như cái ông vent, chỉ khác là cái ông vent trong trường hợp của em nó cố định , ở đây muốn bác HD muốn hởi là fb với thùng có ống thông hơi, nhưng ống vent đã cố định rồi thì ngoài fb ra ở tần số khác có được cộng hưởng không? nên em trả lời vậy.
Chính xác là e hỏi cái nầy Theo e chắc là có cộng hưởng cả vùng tần số xung quanh FB nhưng không tính được. Còn vụ F3 thì các bác giải thích nốt đi, chắc là ông HaChu này sai chứ suy giảm có 3Db thì ngon quá :mrgreen:
Chưa chắc đâu nhá, vậy em xin hỏi ngược lại vì sao người ta không gọi là f6 hay f12 đê ? còn thì là fb -> f box -> f của thùng hê hê
Câu 3 em thấy có bác Lehuulinh trả lời rồi, câu 2 em mới post ơ trên. Câu 1: Tiếng trầm xuống được thấp hay không là nhìn vào thông số F3. F3 tỷ lệ thuận với Vb, Vb tối ưu được quyết định bới Vas và có liên quan bởi 1 hàm số. Ví dụ Vas =1 thì Vb=0.7. Nếu bác lắp 2 loa tức là Vas=2 mà vẫn giữ nguyên Vb tức là Vb đó không tối ưu. Nói dễ hiểu là nhà chật chội nhét 2 ông vào nên sinh hoạt nó khó.
Không họi F6 hay F12 vì thực nghiệm cho thấy, tai người bình thường bắt đầu cảm nhận rõ âm thanh bị suy hao bắt đầu từ 3dB. Thế mới gọi là điểm cắt tần. Còn 6dB/oct, 12dB/oct...gọi là dốc cắt. Nghĩa là cứ 1 quãng tám thì âm thanh lại giảm đi 6dB hay 12dB.
Đậm: Bác có thấy là mâu thuẫn với bài Bác viết ở trên không? Em vừa lục lại trong sách song, theo NXB TP HCM trong cuốn "Tự thiết kế, lắp ráp, đo sửa loa thùng chất lượng cao" tháng 7 năm 1994 trang 104 có viết: Tần số cắt tiếng trầm (f3) của hệ thống, nơi đáp tần thấp xuống 3dB. Chúc các Bác ngủ ngon, em ngủ đây
Cách giải thích của bác Nokia e thấy hợp lý và đúng hơn, sách của đồng chí viết ko sai nhưng có vẻ đồng chí hiểu chưa đúng :mrgreen:
Em nghĩ cả bác Hạ Chu và bác Nokia đều không sai đâu ạ: F3 thực chất là nơi tần số bắt đầu roll off, được tính từ tần số mà độ nhậy giảm đi 3dB so với độ nhậy trung bình và tính từ lúc này độ nhậy của loa sẽ cát tần theo như bác Nokia nói nghĩa là trong khoảng 12db/octa - 24db/octa tùy theo thiết kế thùng. Một bác nói về điểm cắt và một bác nói về độ suy hao: 2 cái này khác nhau và cả 2 đều nói đúng....
Vâng nhờ có các Bác tranh luận em cũng hiểu rõ hơn một số vấn đề, cám ơn tất cả các Bác. HD hãy đợi đấy nhá, em vẫn nói câu cũ: hẹn bác ở đấu trường
Chính xoác :lol:. Còn 12bB hay 24dB là độ dốc suy hao. Cứ 1 octa thì nó lại mất đi 12 hoặc 24dB nữa.