Vừa rồi Em có đi nghe thử bộ 813PP của Bác DTH, Em thấy Bác í sử dụng tụ có dung lượng rất lớn nhằm ổn định điện áp cho cao áp đèn công suất, giải pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng độ ổn định rất cao 3 con tụ 6800uF-10.000uF nối tiếp cho cao áp 1000VDC
Nắn diode thì có thể làm thế nhưng cũng vẫn cần có khởi động mềm chứ không thì nó cũng toi cầu diode khi tắt mở nguồn. Nhưng nếu khắc khe với nhiểu trên nguồn thì nắn tụ to cở nào cũng không đạt,nếu dể dải thì vài trăm uF cũng xong. Thế nó mới sinh chuyện là có cần hay không cần nguồn phải ổn áp. Theo em cần thì phải dùng,không cần thì tương vào làm chi cho nó phức tạp vấn đề. :wink:
Để an toàn thì phần khởi động mềm thì chắc chắn phải có, đơn giản là dùng con trở ~1k hạn dòng nạp tụ, sau đó đóng relay bypass con trở này.
-Tầm điểu chỉnh hẹp. He he,em viết dài thế mà bác chưa thông,em viết lại đây :roll: Nó ghi là 50-500V có nghĩa là bác cho vào 100V thì nó ổn áp ra được 50V(do còn sụt áp), bác cho vào 550 nó lấy ra được 500V. Nếu bác cho vào 550V mà chỉ muốn lấy ra có 50V thôi thì nó...chịu,không làm được. Nguyên nhân thì như em đã phân tích,nó chỉ có thể bù bằng điện áp cộng thêm của nó,điện áp này là +6V hay gì đó do bác nắn lọc từ đốt tim ra. Không thể bù được nhiều hơn nên khi tải biến động lớn thì nó sẽ nhảy lưng tưng chứ không chịu đứng yên vì đã bù hết 6V rồi,lấy đâu ra nữa để bù thêm. Cụ thể nếu bác đưa vào 500V lấy ra 400V thì nó chỉ có khả năng ổn áp trong tầm 400+/-6V,nếu tải làm nó sụt áp nhiều hơn 6V thì nó sẽ sụt ngay chứ không kéo lên nổi,trong tầm +/-6V thì nó hoạt động tốt. -Không nhạy với các biến đổi nhỏ vì không kích thích được Q2 Nếu có gợn 1mV trên đường nguồn thì nó không thể dập gợn này,lý do là chỉ có 1mV tác động vào BE của Q2 thì lúc đó dòng Ib chỉ là 1uA,mà 1uA thì quá nhỏ nó không thể kích thích được dòng Ic của Q2,kể cả gợn đến 10mV thì nó cũng chưa chắc đã kích thích được Ic.Muốn biết nó hoạt động tốt với biến động bao nhiêu mV thì phải thực nghiệm mới biết chính xác. -Nguy cơ hỏng cao vì không có phương án bảo vệ hợp lý. Nguy cơ hỏng là do chính dòng Ib này,lúc gợn nguồn nhỏ thì nó không hoạt động nhưng gợn nguồn đến 6V thì dòng Ib lúc đó là 10mA,khả năng đứt BE là có xảy ra,em chưa nói đến chập tải và xung ngược đưa về nhé(xung ngược là xung làm cho BE bị phân cực ngược),xung ngược này sẽ có khi tải của bác là 1 cái OPT. Tất cả là em tính ra chứ không suy luận theo kiểu vỏ đoán ạ,nếu bác làm 1 cái thì có thể không hư nhưng làm 100 cái chắc chắn có vài cái hư. :roll: P/S: Bác thử ráp cái mạch của em,cho 500V vào lấy ra từ 250-450 đều OK,tùy bác chỉnh cái biến trở thôi,khả năng bù của nó là rất lớn,nếu bác cho vào 500 mà lấy ra 250V thì khả năng bù của nó là 250V,nếu lấy ra 400V thì khả năng bù của nó là 100V chứ không phải chỉ có 6V mọi lúc mọi nơi như mạch chú Tây kia ạ.
Một thiết kế thương mại dù thế nào đi chăng nữa người dùng cũng không phải là vật thí nghiệm, người ta làm sản phẩm dự trên cả lý thuyết và thực hành! Nếu không bán cho ai??? Và nếu thiết kế không được thừa nhận?? thì làm sao được dịch ra 10 thứ ngôn ngôn ngữ khác nhau để mọi người được biết??? Hay là họ mua những bản dịch và bài viết để quảng cáo nhỉ???
Cái này ứng dụng đúng là OK chứ bác. Nếu tải tĩnh hoặc ít thay đổi thì nó dùng được mà,nó không phải dùng làm nguồn ổn áp cho phần công suất ampli,SP thực có thể được điều chỉnh khác với mạch họ post. Em nhìn con R14(R514) =1K chổ chân C của Q3,nó là 1K trong mạch của bác post và nó là 820 ohm trong mạch của bác NCC post chứng tỏ nó đã từng chết Q2 nên mới có sự điều chỉnh. :wink: Nếu trở này lớn thì nó an toàn nhưng không tốt do thiếu dòng lái,nếu nhỏ quá thì nó chết Q2. :roll:
Nó là điện áp chuẩn(mẩu dùng để so sánh),nếu bác không dùng zener thì không thể so sánh chính xác được.
Có liên quan đến mức áp lưới mà em muốn so sánh. Bác chọn giá trị nào cũng được miển sao Vg<Vk, bác đã chọn Vk trước thì tính toán cầu chia áp sao cho Vg # 1/2Vk là mạch chạy tốt.
Em cũng rất thích đưa ổn áp +B vào pre nhưng chủ yếu là để khảo sát, đo đạc thôi ạ! Xong thì em tính toán lại và nện Valve --> CLC để nghe. Với cái nguồn ổn áp, nội trở khoảng 100ohm lại dùng cho amp (dòng lớn biến thiên liên tục) thì khác gì là không có ổn áp :?: Dạ, chơi C-L-C cho lành ạ!
Nói chung Dì đúng nhưng đừng hăng quá, lộ giò nè, túm phát chơi :lol: 0,6V thì mối nối BE mới bắt đầu dẫn (đối với transistor Si), và ngưỡng dẫn bão hoà của đa số transistor là 6v đoá Dì
Vụ này em thấy lạ đó nhe :wink: Mấy cái mạch điều khiển đèn dùng nguồn 5V hoặc thấp hơn nữa mà transistor cũng dẫn bảo hòa khi led sáng thì sao Cụ?
Úi ui,Chị nhầm gì chứ VBE = 6V thì nó tèo chứ bảo hào gì nữa,cái này nó gọi là Vbe(sat),em chưa thấy Vbe(sat) nào được 1V. :roll: Chị coi datasheet của 2SA1208 đây. Do con này là PNP nên nếu Vbe đạt - 0.9V thì nó tèo,lúc đó nó bảo hòa vĩnh viển do mối nối CE chập lại dính nhau luôn,không có điện vẫn bảo hòa đóa . :lol: Phân cực ngược thì Vbe = +5V nó sẽ tèo. Lúc đó không có điện cũng bảo hòa. :lol: Con này có dòng Ic max =70mA,Hfe min = 150,=> Ib max = 70/150 #0.5mA là hết mức, Ib lớn hơn 0.5mA là nó sắp lên đường. Trở lại cái mạch của chú Tây: Ib max = 6V/820 = 7.3mA :mrgreen: Em nói nó dể chết là lý do này đây.
Hix nếu 6V mà đúng là áp phân cực thuận cho transitor ( dòng BJT ) mà ko có hạn dòng là nó " thơm " liền đó ạ . dơn giản vì nó là mối nối BE giống tiếp giáp diode = 0,2-0,4 Ge và = 0,4-0,6V Si còn với mosfet thì chưa hẳn .
Chị Thủy cứ xúi em,áp Vce nó là 500V thì transistor em đưa vào để đốt pháo à,tìm đâu ra con nào chạy được 500V mà bé tẹo này. :twisted:
Ôi dào , ngày xưa kô kiếm ra zener em cứ phang cái B-E phân cực nghịch là tha hồ kính thưa các loại vê rép (tất nhiên là phải hạn dòng) :mrgreen:
Ko bé tẹo thì to 1 chút có chết ai đâu tuy dòng nhỏ nhưng liên tục thì cũng ok hơn cái Ugs hay Uak "gió dánh đò đưa" kia mà .
Úi ui các Cụ toàn chơi ác. :twisted: Người ta làm ra con BJT cho phân cực thuận thì nó hoạt động đúng datasheet,các Cụ đem phân cực nghịch thì nó toi,các Cụ lại phải tìm cách làm cho nó đừng toi. :lol: Dưng mà con 2SA1208 này nó chịu được Vbe ngược là 5V với dòng là ...0.1uA đóa ạ :roll: Không tin coi datasheet nó đê :wink: