High-voltage regulator for tube amplifiers

Discussion in 'Đèn điện tử' started by quanghao, 20/9/10.

  1. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Cái Ugs này nó không đong đưa khi dòng Ia lớn Cụ ơi,em sét dòng cho CCS 10mA là có lý do đó ạ. :wink:
     
  2. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Dạ , em làm zener nên bẻ cái chân C đi & sét dòng cỡ vài mA chưa thấy chết bao giờ - kụ cứ thử xem ... thích ngay mừ :)
     
  3. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Cũng có thể nó chạy được nhưng cái này không có ghi trong datasheet nên em chịu,không biết nó được bao nhiêu mA.

    Dùng BE bẻ bỏ chân C nhưng phân cực thuận thì em làm hoài trong mạch điều nhiệt của công suất do hệ số nhiệt của transistor giống nhau nên dán con BJT có BE này vào nhôm là nó bù nhiệt y chang con công suất. :wink:

    Nhưng phương pháp em làm tốn tiền quá,có nhiều cách khác ít tốn kém mà chắc ăn hơn mối nối BE ạ :mrgreen:
     
  4. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Cái mối nối B-E phân cực nghịch vậy mà cũng có nhiều ứng dụng ghê. Hồi xưa em có lắp 1 cái mạch tạo ra tiếng gió hú cũng dùng B-E phân cực nghịch, bây giờ thì em đang dùng nó cho mạch tạo tạp âm trắng trong cái cầu đo trở kháng anten.
     
  5. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    Bác Ultraline giỏi lý thuyết thật, Phân tích đâu ra đó , cái gì cũng rõ ràng rạch ròi, Làm PCb cũng Pro luôn! Hôm nào về Hà nội đừng tắt máy di động nhé!

    Em dùng 2 năm nay mạch nguồn , Chưa thấy chết con Q nào, mặc dù chập tải hay v-out và in chênh lệch lớn!
    May ra có một lần chết con diot D8
    Chả hiểu thế nào! la nhỉ?
     
  6. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    Ultraline!
    Bác thấy đấy một mạch điều chỉnh điên không thể khả thi khi điện áp rơi trên Tube hay moffet nối tiếp vài trăm V được! Khó mà hay được
    Ví dụ như cần ra 50 vôn mà ta tương 300V, ok con moffet có thể Ok nhưng dòng điện làm sao ổn đinh được tốt?? và tản nhiệt sẽ to nếu cần tải 50mA.
    0.05 x 250 cỡ khoảng 12.5W

    Ở mạch này 50-500V có nghĩa là:
    Ý TÁC giả muốn nói là nó hoạt động được từ 50 đến 500V, Chữ không phải điều chỉnh từ 500V xuống 50V.
    :lol:
     
  7. ttho

    ttho Advanced Member

    Joined:
    10/3/06
    Messages:
    768
    Likes Received:
    60
    Cho em hỏi cái nữa là nếu em xài đèn nắn khủng (GZ34 chẳng hạn) thì qua hệ thống ổn áp này chất âm của đèn nắn còn không?
     
  8. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    điều đó là tất nhiên chứ bác!
    Mà bác vẫn có thể dùng chock sau đèn van và trước ổn áp!
    Mạch này có cái hay là trở kháng ra rất nhỏ, nên âm thanh giống như dùng nguồn Shunt!
     
  9. Thelinh

    Thelinh Advanced Member

    Joined:
    30/3/06
    Messages:
    125
    Likes Received:
    5
    Xin chào bác UL-
    1. Có lẽ bác hiểu chưa đúng ý của em. Bộ cung cấp nguồn cũng như amp đều là những device phụ thuộc tần số. Ở tần số giữa amp làm việc tuyến tính hơn (ít méo hơn) ở các tần số thấp và ở tần số cao. Yêu cầu về khỏang tần số làm việc của bộ cung cấp nguòn rộng hơn của amp là hiển nhiên để tần số cộng hưởng của nó nằm ngoài khoảng tần số làm việc của amp.
    2. Theo quan điểm của em tầng công suất, tại đó khoảng thay đổi biên độ dòng tín hiệu xoay chiều lớn thì cũng như ở tầng line và/hoặc drive stage cần có regu để đáp ứng kịp thời yêu cầu sự thay đổi lớn đó (Em xin mở ngoặc thêm trong bộ nguồn dùng CLC việc đáp ứng sự thay đổi dòng là kém hơn nhiều khi dùng regu. Như các bác biết cuộn cảm có độ ì quán tính rất lớn do nó có độ tự cảm (có dụe trữ năng lượng) và điện dung ký sinh luôn luôn chống lại bất kỳ sự thay đổi nào -đây là kiến thức có bản mà). Trừ khi bộ nguồn có regu trở nên rất rất tốn kém hoặc điều kiện kỹ thuật chưa cho phép.
    3. Chúng ta lên nhớ rằng tụ không có tác dụng ổn định điện áp mà có tác dụng dự trữ năng lượng và giảm thiểu biên độ thành phần xoay chiều (mà chúng ta thường nói nhấp nháy) cung cấp cho amp. Nếu điện áp mạng tăng 5% hoặc giảm 10% thì điện áp DC trung bình cung cấp cũng tăng 5% hoặc giảm 10%(nếu không có regu). Em là fan của việc dùng tụ để dự trữ năng lượng.
    Best regards.
     
  10. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Bộ nguồn là DC,liên quan gì đến tần số công hưởng hay phụ thuộc tần số nào đâu bác? :roll:


    Người ta dùng CLC không phải họ không biết làm regular hay sợ tốn kém mà có lý do của nó

    - Cần thiết phải ổn áp thì phải làm regular,không cần thì CLC cũng tốt
    - Tính nghệ thuật của thiết bị,chấp nhận hy sinh số đo để đổi lấy nghệ thuật ạ.


    Hix,em có nói tụ biết...ổn áp(giữ vững DC) bất chấp nguồn vào tăng hay giảm đâu? :roll:
     
  11. Thelinh

    Thelinh Advanced Member

    Joined:
    30/3/06
    Messages:
    125
    Likes Received:
    5
    Ôi đến bây giờ bác vẫn còn nói câu này làm em nghi ngờ quá. (Hay là đến giờ em mới hiểu)
    Vậy ngay cả khi tính bộ nguồn kinh điển CLC bác không kiểm tra tần số cộng hưởng f=1/2*Pi*(căn bậc hai của tích L*C) à.
    Còn nữa bây giờ ta đóng điện cấp nguồn anode cho đèn chẳng hạn. Bác đã thừa nhận có dòng DC, tức là mạch anode phải kín, dòng qui ước từ cực dương nguồn ->tải ->anode đèn ->catode -> cực âm nguồn. Đây là chế độ tĩnh
    Ở chế độ động, khi bác cho tín hiệu âm thanh xoay chiều vào lưới đèn thì tại mạch anode cũng xuất hiện tín hiệu âm thanh được khuếch đại với biên độ điện áp và dòng lớn hơn, tức với mức năng lượng lớn hơn. Vậy dòng tín hiệu âm thanh - một tập hợp vô số tín hiệu có tần số và biên độ khác nhau - không đi qua bộ nguồn hay sao? Vây năng lượng tăng thêm đó lấy ở đâu ra, phải chăng không từ bộ nguồn cung cấp?
    Sorry,
     
  12. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35

    Ủa,vậy cái tụ lọc nguồn nó dùng để làm gì mà để cho AC từ mạch khuyếch đại đi ngược vào nguồn? :roll:

    Bác xem trở kháng tải(OPT) đến vài ký lô ohm mà trở kháng nguồn chỉ vài chục ohm - Em đã dùng từ trở kháng có nghĩa là đang xét luôn dung kháng của tụ lọc nguồn tại tần số 100Hz nếu nắn toàn kỳ. Thế thì tồn tại bao nhiêu % tín hiệu âm nhạc lẩn vào nguồn?

    Em vẫn quan niệm bộ nguồn DC không có cái gọi là tần số cộng hưởng mà chỉ có mạch lọc nguồn có tần số sao cho nó lọc được dưới 1 Hz(=1/20 của tần số âm thanh thấp nhất) là có thể làm bộ nguồn cho mạch công suất.

    Chuyện gợn nguồn phụ thuộc tải thì cần ổn áp nhưng khi nào cần,khi nào không thì phải cân nhắc ạ. :wink:
     
  13. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Bác Un đang xét cái nguồn lý tưởng vs trở kháng gần = 0 trên mọi tần số nhưng thực tế thì nó bao gồm cả biến thế (L) + tụ lọc nguồn (C) + ti tỉ cái L' + C' tạp tán nữa :) nên phải coi nó là 1 khung dao động có f,Z riêng mắc nối tiếp vs OPT tức lá 1 thành phần của
    tải :mrgreen:
     
  14. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    He he,Cụ phức tạp vấn đề lên quá rồi. :D

    Cụ xem cái hình của em.



    1. Em xem trở kháng bộ nguồn có thành phần R thì nó gồm điện trở thuần của biến áp(khoảng vài chục ohm) + Rak của đèn nắn(khoảng 300ohm) + điện trở thuần của choke(khoảng dưới 100ohm với cuộn cảm 10H) # 500 ohm

    2. Em xem trở kháng bộ nguồn không có thành phần R mà chỉ có L thôi,em chọn L = 10H => tại 1hZ thì ZL= 62.8 ohm,tại 100Hz thì ZL = 6280 ohm.

    Bây giờ em có trở kháng bộ nguồn có 2 thành phần R và L tại 1 Hz là : 562.8 ohm
    Em tính C tại điểm lọc có tần số 1 hz => C = 280uF.

    Xét tín hiệu âm tần đi ngược từ mạch khuyếch đại công suất vào nguồn,khi đó tụ C =280uF xem như là mắc lọc(em bỏ qua thành phần trở kháng nguồn tham gia lọc ngược luôn nhé,nếu tính vào thì trở kháng của mạch lọc còn nhỏ nữa),trở kháng OPT là trở kháng nguồn phát tín hiệu nhiểu. Trở kháng OPT từ 1k trở lên

    Xét thử ở 20Hz thì Zc = 28.1 ohm,trở kháng OPT là 1K thì nhiểu tồn tại trên đường nguồn DC là 0.0281%

    Nếu trở kháng OPT là 10K thì nhiểu là 0.00281%

    Bài tính của em có sai điểm nào thì các bác bổ sung giúp,nếu em tính không sai thì việc cái tụ nguồn 280uF lọc sạch 1hz của nguồn sau khi nắn bằng đèn(có choke 10H) thì không có chuyện lọc không nổi 20hz từ tải gây nhiểu ngược lên đường nguồn ?

    :wink:
     
  15. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Em kô phải dân chuyên nghiệp nên đọc bài tính của bác thành ra lõm bõm :) bác có thể kô sai vs điều kiện tải thuần trở vs tín hiệu audio là hình sin :wink:
    PS : à mà bác thử tìm hiểu thêm cái tham số ESR sẽ thấy kô phải cái tụ 280uF nào cũng lọc nhiễu như nhau :mrgreen:
     
  16. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Joined:
    4/4/06
    Messages:
    887
    Likes Received:
    5


    Trở kháng nguồn, hay chính xác hơn là tổng tổng trở của 1 nguồn cung cấp điện, được định nghĩa bằng tỷ số dV/dI trong đó V là điện thế ra và I là dòng điện cung cấp bởi nguồn, "d" là ký hiệu của vi phân. Trở kháng ra thấp tức là tỷ số dV/dI thấp, có nghĩa là khi dòng điện biến đổi (load bất ngờ ăn dòng nhiều hay ít hơn) thì điện thế ra biến đổi nhỏ, ngược lại nếu trở kháng ra lớn thì điện thế thế ra sẽ biến đổi nhiều hơn và do đó "regulation" (ổn áp) không tốt.

    Trở lại mạch điện, điện trở ra của nguồn ổn áp của mạch điện bác Hào posted phía trên (và cũng như nhiều mạch khác), trở kháng ra được cấu tạo bởi 2 thành phần: thứ nhứt là trở kháng của con điện dung phía sau, thứ 2 là nội trở của con "pass element" (ở đây là nội trở của con tube 6080 gì đó). Xin xem hình.



    Dùng Norton Equivalent biến mach điện hình phái trên thành mạch phía dưới sẽ thấy là trở kháng ra (trở kháng nguồn) chính là trở kháng của tụ điên C nối song song với nội trở Ro của con 6080 (hoặc con tube nào đó). Nếu C đủ lớn, tại tần số vài chục Hz, trở kháng của nó coi như zero hay đúng hơn là bằng ESR của nó trong khi đó Ro cũng cả trăm Ohm trở lên. Kết luận: trong mạch điện nầy, trờ kháng ra chính là trở kháng của con tụ điện C. Thiết kế trên không cống hiến gì trong việc làm giảm trở kháng ra của nguồn cả. Trở kháng ra bác Hào posted chính là ESR (Equivalent Sẻies resistance) của con tụ điện C.
     
  17. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    Rất vui anh đã có mặt ở đây!
    Cảm ơn anh!
    Quanghao
     

Share This Page

Loading...