Hehehe, Anh thử dùng choke loaded cho tầng Driver thử đi, quấn choke tốt thì dải tần rất đạt và âm thanh sẽ đằm hơn rất nhiều so với tải trở.
Em có vài lời phân tích mạch của bác,anh chị em nào thấy hợp lý thì chấp nhận còn không thì bỏ qua nhé,xem như em chưa nói gì,em không chắc mình nói đúng đâu,em không được đi học mà. :mrgreen: - Edit vì không chính xác - Nếu tầng công suất thiết kế là fix bias lại thì tốt hơn auto bias ở phần đỉnh của tín hiệu. Lý do là ampli PP cần phải thể hiện sức mạnh mà fix bias thì chắc chắn là đèn công suất sẽ dẩn bảo hòa sâu hơn,trở kháng ra nhỏ hơn,còn nhiều cái lợi khác liên quan đến tụ thoát ca tốt,trở catot...Nếu bác cần khai thác hết sức mạnh thì bác nên fix bias riêng lẻ từng đèn,nó rất tốt về mặt cân bằng DC của phần công suất vì như bác thấy thì đèn công suất nó hoạt động rất mạnh,rất nóng nên sự trôi nhiệt là có xảy ra,... Edit: Onecent Phần Driver bác nên chọn điểm làm việc thật tuyến tính,ít méo nhất,khai thác công suất thấp thôi đừng khai thác hết công suất đèn Driver để cho nó luôn cung cấp tính hiệu đủ sạch,thật tròn trịa cho phần công suất nhưng cũng phải đủ áp đủ dòng nữa. Theo em bác nên chọn đèn lớn nhưng cho hoạt động trong vùng tuyến tính và khai thác công suất nhỏ,tầm 25-40% công suất tính được là tốt nhất. Đối với biến áp Driver,mặc dù bác không khai thác dòng nhưng cũng nên chú ý trường hợp lưới đèn công suất tiến lên điểm 0V hoặc vượt qua điểm 0V(trường hợp fix bias) thì lưới lúc này sẽ nhận điện tử từ catot,nó đóng vai trò là 1 đường thoát cho dòng điện tử này nên trở kháng khi đó là nhỏ,có khi rất nhỏ nữa tùy vào mức tín hiệu dương lên đến cở nào.Do đó cần có cuộn lái lưới công suất phải trở kháng đủ nhỏ thì mới khai thác được hết công suất,như bác chọn là 12K(CT) không biết có phải là 3K+3K hay không? Theo em mức này cũng là đủ tốt rồi vì nếu nhỏ hơn nữa(là tốt hơn nữa) thì bác phải dùng đèn Driver lớn hơn nữa. Vài lời phân tích được mất về mặt kỹ thuật,mong bác sớm hoàn thành dự án.
Điểm này em thấy chưa chính xác. Điện áp tại lưới đèn A tăng (dương hơn) -> dòng anode đèn A tăng -> áp cathode đèn A tăng <-> áp cathode đèn B tăng Giả sử lưới đèn B cố định thì do áp cathode tăng nên điện áp lưới so với cathode sẽ giảm (âm hơn) làm cho dòng anode của đèn B sẽ giảm chứ không tăng. Ngoài ra, lúc này điện áp lưới đèn B lại giảm do điện áp đi vào lưới 2 đèn là ngược pha nhau nên đèn B càng dẫn ít đi chứ không phải tham gia dẫn (em hiểu tham gia dẫn nghĩa là cùng dẫn nhiều hơn)
Chết em,em suy luận nhầm,vừa định xóa thì đã bị bác bắt giò. Cảm ơn bác nhiều lắm,em không đúng khi suy luận như vậy. Em sẽ xóa đoạn đó.
Hehehe, Anh thử dùng choke loaded cho tầng Driver thử đi, quấn choke tốt thì dải tần rất đạt và âm thanh sẽ đằm hơn rất nhiều so với tải trở.[/quote] Đã có tiền lệ là các SUMO dùng tải choke hoặc nối tầng bằng biến áp thường thất bại trong các kỳ SUMO (có lẽ do BGK nghe khg quen tai nên cho điểm thấp) nên chưa dám thử
Theo Em thì áp tại cathode là 75V theo mô phỏng 3 cực dòng qua đèn trên 100mA quá lơn dễ tiêu đèn lắm.
Bác Hoai-Co cứ thử đi rồi biết cái nào hay và tốt hơn. Em cũng nghiêng về Choke hoặc IT như bác Diy-Love, nối trans đối với đèn DHT cho âm thanh và thông số đạt chất lượng cao.
Em đang thử choke loaded đây! Theo Em thì vấn đề nằm ở chỗ cái choke quấn cho đạt dải thông 20Hz - 40kHz là không dễ chút nào. Nhưng làm đạt thì nghe ấn tượng lắm. Có vẻ Em cũng bắt đầu mê choke roài
Em cho rằng Choke cho Plate choke cũng là cục choke bình thường, khác tí là đo ở ac 25-30Hz. Tầng số cao choke không còn load gì hết :?: @Cảm giác thay từ RC sang LC công nhận nghe hay hơn
Trời nói đến choke mà hãi tới giờ nè quấn tới 5 lần mà ko giữ nổi 10Khz Thím có võ gì tới 40Khz chỉ dùm cho AE theo với Chúc vui
Bác cho em hỏi choke bác quấn dùng vào việc gì ạ?(mạch lọc nguồn 1 chiều hay làm tải gánh cho đèn điện tử) và 40Khz bác cần là tần số dao động của của cái gì?
Nó là choke loaded tải cho tầng driver mà chỉ cần thông số 20Hz đến 20kHz mà khó như tìm kim Bác ah nói chi tới 40kHz chắc phải kiếm lõi niken thấy ông bạn kêu trước quấn có hơn ngàn vòng mà đo dc 70 mấyH vậy là tránh được tạp tán rồi 20kHz khó có chỗ chui ha ,mai lại ra đấu bà bà... :lol:
Theo Em băng thông của Choke EI khó đạt, Cụ phải giải quyết bằng Feedback thui. Em có mấy cái lõi xuyến xịn nhưng nhỏ quá e Cụ quấn tay không nổi
Sorry các AE topic này mình đẻ ra mà bỏ nó lâu quá. Chả là OPT bằng C core của Em chua đạt với lại đang thử nghiệm mạch drive dùng đèn lạ 6EB8 nên chưa có kết quả khả quan. Các bác cứ bàn tán thoải mái nhá. Em đang quấn lại OPT dùng lõi EI 44x70 Fe Nhật chưa biết sẽ đi đến đâu. Khi nào có kết quả sẽ báo cáo cụ thể
Khởi động lại SUMO FU13PP cho năm 2011 Kính thưa các bác. Sau gần 1 năm bỏ dang dở nay Em quyết định lôi topic lên lại để chuẩn bị cho SUMO 2011. Với tinh thần tham gia cho vui là chính nên lần nay Em quyết định chọ chế độ AB thay cho chế độ true A đồng thời giảm áp cho đỡ nguy hiểm. CHế độ dự định thiết kế ban đầu: Va = 800V Ia = 30mA Bias = -105V Zp = 8000 Ohm Tầng driver chạy 6BL7 Tầng đầu 5751 Tầng đảo pha 12AT7 (12AU7, 6463 ... đang chọn lựa) Có bác nào tham gia cùng Em khg
Re: Khởi động lại SUMO FU13PP cho năm 2011 Chào các bác! em cũng đang âm thầm thi công GU13-PP với dự định: 7F7(đảo pha) => 6BL7 => IT (1+1:1,5+1,5) => GU13 (chạy chế độ 5 cực) B+ = 600V Zp = 9600 Ohm các bác giup em chế độ làm viêc của đèn công suất nên như thế nào thì hợp lí ạ bias =? Ia =? Ug2 =? Ig2 =? cảm ơn các bác
Re: Khởi động lại SUMO FU13PP cho năm 2011 Ông đi qua, Bà đi lại chém cho em vài câu để em triển khai sóm ạ.