Em biết chắc bác đã điều tra em mua như nào rồi nên nếu bác tham gia thì giữ bí mật giùm em trước khi có kết quả nhé.
Tiếp tục Update các câu trả lời. Thien_Jotun: Bóng này của General Electric (GE) sản xuất thời 80 thế kỷ trước Teablue: cây này có bà con với cây 6SN7 của bác không? Cây 5692 của em là CBS Elegant: Bóng do hãng Hall Electric Ltd của Anh sản xuất aitvina: Bóng CV1985 do Valve Electronic sản xuất gauden: Là cây JAN-CHY-5692 (USA) như của bác Ti mailinh: Phiến vuông dẹp thì thường là của 6sn7 LETRICONG: Đây là 5691 / 33S29 do Thụy Điển sản xuất khuehn: bóng 6SN7 WGT của hãng sylvania Mỹ SX VQ_audio: CBS made, 1960's vintage Ton That Anh Chuong: cặp bóng 6SL7WGT Haltron này do Matsushita sản xuất volume: cặp bóng 6SL7WGT Haltron này USA do sản xuất ducanhle: 6SL7WGT TungSol large flat plate, brown base BLUESTAR: Chắc chắn là Japan ClassA: do Brimar sản xuất skyrider: do National Electronic sản xuất, made in Sweden hkthienthanh: em này của Philip sản xuất ntvu: Bóng này được sản xuất tại Nhật, kiểm tra và bao bì cho Haltron UK hongphong: bóng này Mỹ SX oDoh5: do Mullar sản xuất Wildhorse: đây là em 5691 của RCA thanghue: bóng này 33S29B / 5691 / 6SL7 Standard Sweden Military Version 6SL7 vua bo cap: 6SL7WGT Haltron made by Brimar audi432: đèn này là 5691(6sl7) raytheon in lại nhãn cdhanh: đèn này do Ratheon sản xuất Nguyenanhson: bóng này là 5691 do GE sản xuất theo đơn đặt hàng của HALTRON ssass: Philips ECG USA garbolino: Bóng này do Ba Lan sản xuất khoảng từ 1974 đến 1976 ........ Have fun,
Chưa có ai đoán bóng này của Nga nên em đoán đại đây là bóng của Nga sản xuất trong thời gian gần đây, còn cái hộp thì lấy từ đâu đó :mrgreen:
các bác đoán hết rồi, sao ko ai đoán bóng của TQ nhái vậy cà??? Em đoán bừa bóng TQ các bác nhé :mrgreen:
Em có bằng chứng. Cám ơn Ngài Google. Trân trọng ý tưởng phổ biến kiến thức của bác Tùng-ĐC. Chúc mừng sinh nhật.
Tui không có điều tra bác và cũng không biết bác mua lúc nào. Bác mua được cặp bóng nầy cũng hiếm. Thực sự thì không ai có thể biết chắc là cặp bóng nầy do hãng nào làm ra trừ phi cặp nầy có in manufacturer code. Tuy nhiên nhìn bên trong cặp bóng nầy thì biết là 5691 rồi. Nếu là 5691 thì chỉ có 1 hãng duy nhất làm ra. 5691 và 5692 do RCA developed và manufactured. RCA chưa bao giờ ủy quyền cho bất cứ hãng nào khác sản suất 2 bóng nầy, ngay cả Swedish Standard 33S29 (và 33S30) cũng không ngoại lệ.
Theo E thì 5691-5692-5693 là do RCA thiết kế và phát triển đầu tiên còn SX thì cũng không phải RCA (E nghĩ SX là GE-Sylvania-Raythoen gì đó) Tui không có điều tra bác và cũng không biết bác mua lúc nào. Bác mua được cặp bóng nầy cũng hiếm. Thực sự thì không ai có thể biết chắc là cặp bóng nầy do hãng nào làm ra trừ phi cặp nầy có in manufacturer code. Tuy nhiên nhìn bên trong cặp bóng nầy thì biết là 5691 rồi. Nếu là 5691 thì chỉ có 1 hãng duy nhất làm ra. 5691 và 5692 do RCA developed và manufactured. RCA chưa bao giờ ủy quyền cho bất cứ hãng nào khác sản suất 2 bóng nầy, ngay cả Swedish Standard 33S29 (và 33S30) cũng không ngoại lệ.[/quote][/quote]
Chỉ có chủ nhân mới có câu trả lời chính xác ạ. Ngày 10-01-2010 E sẽ chúc mừng sinh nhật chủ nhân nhé.
Vậy Mr. Google trả lời là bóng gì vậy bác? :lol: ........... .............. Trong các câu trả lời trên chắc chắn có người sẽ rinh được cặp tụ ....nhưng là ai vậy ta? :lol:
e thấy đường nét ko được sắc nét lắm,e đoán nếu là thật thì là bóng cổ,nếu giả thì là của nước naò đó có cn sx bóng đt trưa cao,TQ chẳng hạn ,được xóa ký hiệu... để viết,in lại các hãng có tên tuổi.e có mấy bóng 6sn7,6sl7 tự tay e tháo trên máy bay c130 của Mỹ nên ko thể là giả được ,để so sánh.
* Theo kinh nghiệm mua hàng tháo máy của em : bóng trên máy bay Mỹ không dùng đốt tim thấp ( chắc để dùng điện ắcqui trực tiếp , đỡ tốn nguồn nặng nề )và không dùng điện áp cao . Đốt tim các bóng này hay dùng 12,6v , 26v , 28v,50 v , 117v .và cao áp thường dưới 117 v .Loại bóng cùng họ với 6sn7 trên máy bay là 12sx7 .Bóng công suất trên máy bay thường dùng 26a7gt ,28d7w, 26e6wg .Nắn điện và ổn thường dùng 117n7 .Nguồn trên máy bay thường dùng nguồn rung 400 cps . Các bóng trên máy bay không hiểu sao thường ưu ái dùng RCA phiến đen bẩn và mù khói
em đoán bóng này là hàng nhái fake 5691 RCA sản xuất ở china in nhãn mác lên rồi cố tình làm cũ cho giống vintaghe :mrgreen: Vì em google mãi không thể tìm thấy được các đời bóng 5691 nào giống và khít được với bóng bác chủ đưa lên , tìm được bóng gần giống nhất là bóng 5691RCA sx năm 1960 , 33S29B Sweden , 6sn7 wgt nhưng mà cái đế nó lại mầu hơi khác , tìm được cái đế giống thì cái ruột nó hơi khác ở cai vòng tròn có răng cưa 5692 ko có răng cưa , em đã phải lấy kính lúp soi kaka vui quá mất cả buổi chiều tối em lướt google mà kinh nghiệm về đèn đóm thì chãng biết tí tẹo gì
1 - Tại sao cứ phải chơi đèn? Có cụ cho đó là 1 thú chơi hoài cổ trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển. Bác kia lại cho là đèn có âm thanh mộc mạp hơn bán dẫn. Lại có bác cho rằng chơi đèn mới là đẳng cấp Audiophile. Rồi có anh lại nói chơi đèn là mốt. Chị nọ cho rằng chơi đèn rút ra cắm vào nó phê phê mà bán dẫn không làm cho chị ý sướng thế được... Mọi quan niệm chỉ mang tính suy diễn chủ quan, cá nhân mà chúng ta bàn mãi cũng không bao giờ tới đích. Dù đèn, bán dẫn hay kỹ thuật số thì tất cả cũng chỉ là cuộc chơi, thú chơi mà mỗi người tự chọn cho mình, theo đuổi để làm đẹp cuộc sống hơn mà thôi. 2 - Tại sao đèn NOS (New Old Stock) bây giờ đắt thế? Thứ nhất vì nó không còn được SX nữa nhưng người ta vẫn dùng nên ngày càng hiếm và ít đi. Thứ đến, đã là đồ hiếm thì ai cũng muốn sở hữu. Ai cũng muốn vậy nên giá ngày càng đắt. 3 - Vậy tại sao cứ phải chơi đèn NOS cho tốn tiền? Sao không mua đèn đời mới vẫn đang SX mà dùng? Vì đèn NOS nói chung (chủ yếu là bóng Tư Bản) thường tốt hơn bóng ngày nay. 4 - Tại sao bóng NOS lại tốt hơn bóng ngày nay? Tốt hơn là do chất liệu được sử dụng để SX. Các bác cứ thử hình dung xem. Trước đây, khi công nghệ bán dẫn chưa có, gần như toàn bộ các lĩnh vực trong cuộc sống đều phụ thuộc vào bóng đèn điện tử. Từ thông tin liên lạc đến y khoa, từ quốc phòng đến dân sự, rồi các ngành công nghiệp tới các lĩnh vực giải trí... đều phải sử dụng. Với nhu cầu sử dụng cao như vậy nên số lượng các nhà máy, hãng SX cũng rất nhiều. Thời đó, họ SX ra bóng đèn điện tử không đơn thuần chỉ là thu lợi nhuận mà vì sự cạnh tranh công nghệ giữa các Hãng, các Nước với nhau nên chất lượng được đặt lên hàng đầu. Phần lớn các đèn điện tử có xuất xứ từ các nước Tư Bản đều được gia công bằng những chất liệu tối ưu mà chủ yếu là họ vơ vét được từ các nước bị họ xâm chiếm, các nước thuộc địa. Những chất liệu quí mà họ đi ăn cướp được lại chuyển về nước để tiếp tục SX ra các thiết bị khí tài tối tân hơn nữa phục vụ các mục đích thôn tính tiếp theo. Với các khoáng sản thu được do nhà nước chuyển giao thì các hãng chỉ còn mỗi mục đích làm sao nghiên cứu ra càng nhiều SP có chất lượng càng tốt. Nếu làm được vậy, họ sẽ càng có cơ hội được nhà nước bảo hộ và hỗ trợ. Do vậy đó chính là 1 yếu tố mà các sản phẩm thời kỳ này có chất lượng rất tốt. Về sau này, cũng có 1 số hãng thua lỗ dẫn đến phải đóng cửa. Tuy vậy, không hẳn họ phá sản vì chất lượng SP của họ kém mà các SP của họ nghiên cứu và SX ra chủ yếu chỉ được ứng dụng trong 1 số lĩnh vực nhất định, không được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực qua trọng của nhà nước như thông tin, quân sự. Western Electric là 1 điển hình. Do có sẵn các chất liệu tối ưu trong tay cộng thêm các yếu tố trên thì các bóng đèn được SX thời kỳ này nói chung đều rất tốt. 5 - Tại sao người ta lại phân biệt bóng cho quân sự, cho y tế, cho Audio...? Bóng đèn ngày xưa được SX ra đầu tiên chủ yếu dành cho thông tin. Sau này được ứng dụng rộng rãi hơn trong các lĩnh vực khác nhau theo đặc tính của từng loại. Ngoại trừ một số bóng đặc biệt thì phần lớn các đèn phổ thông được SX với số lượng nhiều thời đó đều được ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Tuy cùng 1 loại bóng và cùng SX trong 1 thời kỳ thì những bóng đèn chuyển giao cho sử dụng trong các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, y tế thì sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng hơn những bóng được ứng dụng trong dân sự. Các bác thử tưởng tượng xem. Nếu 1 mắt xích trong hệ thống quốc phòng bị trục trặc do sự cố từ 1 chiếc bóng đèn thì nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc 1 cái bóng đèn trong Ampli của ông đang ngồi nghe nhạc bị hỏng. 6 - Vậy với công nghệ ngày nay, chúng ta có thể làm ra các đèn điện tử có chất lượng tương đương, thậm chí còn tốt hơn bóng NOS không nếu cũng có các chất liệu đó trong tay. Câu trả lời là dư sức thưa các bác. Nhưng để làm gì????????. Ngày trước, họ SX ra cho mọi mục đích trong cuộc sống nên số lượng làm ra không bao giờ lo thừa. Trong khi ngày nay, thời mà các thiết bị dùng đèn điện tử chỉ đếm trên đầu ngón tay thì việc đầu tư 1 dây chuyền tốn kém chỉ để SX ra vài seri đèn điện tử tốt bán cho các ông chơi Audio nhà ta thì lỗ chổng vó. Chưa kể trong các ông này được mấy ông chơi đèn. Thứ đến, Các chất liêu quí trước đây ngày càng hiếm. Bản thân họ cũng không ăn cướp được như trước kia được nữa nên SX cái gì cũng là 1 tính toán. Đối với các chất liệu quí như vậy, giả sử để nghiên cứu SX ra 1 con Chip thôi thì ích lợi cho cộng đồng còn to lớn hơn rồi, lợi nhuận cũng vì thế mà cao hơn. Trong khi các ông nghe nhạc bằng đèn điện tử nhà ta không có đèn tốt để nghe thì cũng chẳng chết ai. 7 - Vậy có nên mua bóng NOS không? Cái này tùy thuộc vào phong cách chơi và tài chính của từng người. 8 - Có phải đèn NOS chắc chắn là đèn tốt, quí hiếm? Đèn NOS và đèn quí hiếm khác nhau. Một số đèn SX trước đây tuy được gọi là NOS cũng chưa chắc tốt bằng đền được SX sau này. Một số đèn mới SX gần đây nhưng với số lượng rất ít nên ngày nay không còn nhiều bằng những đèn NOS rẻ tiền nhưng chất lượng vẫn thực sự tốt hơn. Do vậy phải phân biệt cho rõ được đèn mình định mua thuộc dạng gì thì các bác mới đỡ tốn nhiều tiền bạc và thời gian vào đó. 9 - Vậy như nào để phân biệt những bóng đèn mình đã mua, định mua là đèn NOS, đèn quí? Đây chính là mục đích em mở Topic này để trao đổi, bàn luận với các TUBES FAN đã, đang và sẽ tín đồ của món này.