Bác ơi 4 cách trên có thể giải quyết bằng cách: tìm 1 người bán hàng có đạo đức,qua trải nghiêm bản thân ,qua bạn bè ,qua chỉ dẫn của các bác trên forum của mình,phần khó hơn là tự thực hành cuộc trường chinh đầy gian khổ và lý thú
Thật ra em có biết hết tất cả các bóng được đâu. Loại nào đã từng có nhiều hoặc đang trên con đường tích trữ thì biết thôi. Bóng của bác nếu em không nhầm thì của Seller có ID là 2a3 bán trên eBay. Nhìn cách chụp hình em đoán vậy. Seller này là người TQ. Cực kỳ cáo già nhưng có lúc thỉnh thoảng giả vờ ngô nghê lắm. Cũng giống như Haltron, Chelmer. Hãng Zaerix này cũng là 1 hãng kinh doanh của England nhưng không SX bóng. Bóng này được Seller chụp rất khéo nên không quan sát được phần chân đế bên dưới. Em chỉ biết vậy vì dòng đèn 5R4 này em không có nhiều nên không rõ của hãng nào nhưng Với 2 D-Getter như vậy thì chỉ có bóng USA thôi. Best regards,
Bóng 6B4G của Mỹ có nhiều thiết kế khác nhau. Của Nga chỉ có 1 thiết kế như 3 hình kèm theo dưới đây. - Nếu bác muốn chắc ăn thì mua loại 6B4G hun khói xám hoặc đen. Loại này không hề có bóng Nga. - Kế đến là loại có 2 phiến mỏng song song với nhau (Twin Double Plate). Bóng Nga cũng không có thiết kế đó. - Sau nữa là loại có dáng phiến khá giống bóng 6C4C của Nga nhưng cái Getter của bóng 6B4G do Mỹ SX chỉ có 2 loại. Pan-Getter và D-Getter. Trong khi đó bóng Nga chỉ có Getter giống hình cái chũm chọe (hình 1). Best regards,
Còn đây là đèn 6B4G của Nga được in lại như bác nói đang bán trên eBay. Có thể Seller không biết hoặc cố tình chụp không rõ phần Getter: http://cgi.ebay.com/NOS-Heintz-and-Kauf ... 19b90a2377 http://cgi.ebay.com/Pair-NOS-CBS-Hytron ... 19b90a20d9
Đây là 3 kết cấu chủ yếu của bóng 6B4G - Mỹ. Loại hun khói. http://natubes.com/data/images/product/large_841.gif Loại có 2 phiến mỏng song song với nhau (Twin Double Plate). Loại này chỉ có D-Getter http://natubes.com/data/images/product/large_708.gif Loại có dáng phiến khá giống bóng 6C4C của Nga. Loại này có cả D-Getter và Pan Getter. http://natubes.com/data/images/product/large_688.gif Pan Getter: http://natubes.com/data/images/product/large_390.gif
nhà lão ấy đó! to rộng không ở , bày đặt cho NH thuê . phải ở tuốt luốt bên trên lầu 5 :mrgreen: @ 149dc : hừm ! em có 1 cái bóng đó trong tủ nè , tại không la lên sớm . sợ ...trúng thưởng :lol: bác chủ cho em hỏi tí , em có 1 cặp 6sn7 bị hỏng hết 1 nửa bên ( chạm ) , vậy em có thể xài nửa còn lại hay không , và 2 cây đó em xài chập lại như 1 cây có ảnh hưởng chi không ... cắm thử vào sun audio thấy 1 bên tim đèn chói sáng hơn bên kia và tiếng bị nghẹt ..tháo đo omh kế thấy 1 bên bị chạm với chân đốt tim khoảng 1k .... ... he he - nếu được em sẻ ráp cái 45 hoành tráng và đở vả hơn :mrgreen:
Đèn này bác đã nghe thử chưa ? so với đèn đế đỏ thì chất âm thế nào ? Em nhìn cái ảnh này thấy quen quen, có phải bác mua ở đây không ? http://cgi.ebay.com/ws/eBayISAPI.dll?ViewItem&item=400089583479 Em phải chụp cái bức ảnh này lại vì sợ hết 60 ngày là mất link.
Em mua cặp này xong, khi hàng về đến nhà mới nhận ra y như bác nói là hàng US made chứ không phải UK. CŨng là 1 bài học vì tội không nghiên cứu kỹ xuất xứ thương hiệu và ảnh trên Ebay. Có điều người bán cũng không đến nỗi chăn gà lắm, nếu không thì khổ em :mrgreen:
Nếu đúng bác mua của người bán này thì em có thể có nhiều nghi vấn. - Người bán này bán rất nhiều đèn Nga in lại chữ rất Trắng trợn thành các hãng tư bản Tây Âu, VD - 1 : Đèn 6H13 của nga in thành 6AS7 CEI MADE IN ENGLAND http://cgi.ebay.com/2-x-CEI-6AS7G-N...ptZVintage_Electronics_R2?hash=item5ad484ae93 VD - 2 : Đèn 6ж32 của Nga in thành HALTRON EF86 http://cgi.ebay.com/2-x-HALTRON-EF8...ptZVintage_Electronics_R2?hash=item5d26d8048e Còn nhiều ví dụ khác nữa tôi sẽ tìm và đưa lên tiếp
VD - 3 : đèn 6П6С của Nga in thành HALTRON 6V6 GT http://cgi.ebay.com/QUAD-x-HALTRON-...ptZVintage_Electronics_R2?hash=item5ad5f5470c VD - 4 : đèn 6П3С của Nga in thành ZAERIX 6L6 GC http://cgi.ebay.com/ZAERIX-6L6G-NOS...ptZVintage_Electronics_R2?hash=item5d26d19d12 VD - 5 : đèn 6П3С của Nga in thành ULTRON 6L6 http://cgi.ebay.com/MATCHED-PAIR-UL...ptZVintage_Electronics_R2?hash=item5ad287b54f
Nếu nhìn bằng mắt thường thì bóng đèn phải còn đầy đủ chữ nghĩa, chân bóng còn đầy đủ, không trầy sước quá nhiều, các bản cực còn nguyên màu của nhà sản xuất, người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào phiến đèn là có thể biết được đó là bóng tàu hay bóng của các nước khác.
Đèn 6H13 của nga mà họ in thành 6AS7 CEI thì cũng được mà. CEI cũng là 1 hãng kinh doanh đèn như Haltron thôi. Trên đèn không có in Made in England. Cái này bác phải đọc kỹ Description của item: PAIR CEI 6AS7G / NOS I THINK MADE IN ENGLAND BUTI AM NOT SURE / WITH ORIGINAL BOX .... Còn cái đèn 6ж32 của Nga in thành HALTRON EF86 thì họ nói Made in England. Cái này em đoán là họ nghĩ cứ Haltron là của England rồi nên nói vậy chứ trên bóng đâu có ghi. Em đã nói khá kỹ rồi. Cái bóng re-label thuộc loại số 2 này này nếu biết rõ và xem kỹ thì sẽ rất thú vị. Em rất thích mua của những Seller như này. Họ có rất nhiều đèn nhưng hiểu biết về nguồn gốc không nhiều. Có rất nhiều đèn bình thường được re-label và chả bao giờ em mua cả nhưng thỉnh thoảng có lạc vào vài cái đèn hiếm mang tên mấy cái thương hiệu bình thường thì không để lỡ cơ hội được.
Chính xác item đó. Nghe thử rồi chứ. Em thấy hay hơn tất cả các đời RCA 5692 khá nhiều. Chắc có lẽ do chất liệu tụi Sweden dùng SX tốt hơn. Ngày xưa em nhớ có đọc đâu đó thấy nói Thụy Điển nhập chất liệu từ MOV-England để SX các bóng 22s22c/GZ34, 33s29b/5691, 33s30b/5692, 5s2d/6V6GT. Bây giờ không tìm được Link kia nữa để kiểm tra. Ở nhà em còn đầy 33s29b nguyên bản nên em rõ lắm. Mấy cái bóng này mặt sau chữ Haltron còn nhìn thấy cả chữ Made in Sweden hơi mờ nữa kia.
Người chết đã nằm dưới mồ thì không thể cãi được, cũng không thể kiện cáo được. Tất cả các hãng sản xuất đèn của Tây Âu đã bàn luận trong topic này đã giải tán cách đây 30 năm rồi, thì người ta muốn in cái gì chả được, mà muốn nói như thế nào mà chả được lấy ai ra mà cãi , chỉ có chúng ta tranh luận với nhau thôi cũng vì mục đích giúp đỡ mọi người tránh những tổn thất không đáng có khi mua đèn. Tôi giám chắc người bán đèn này rất biết nghề đèn và bán hàng chuyên nghiệp (có tới 5 trang bán hàng). Hãy xem 1 cú lừa ngoạn ngục của anh ta http://cgi.ebay.com/ws/eBayISAPI.dll?ViewItem&item=400074850237 Người bán hàng này nói rất luơn lẹo, mặc dù họ đã mô tả như thế này "Matched Pair Telefunken EL84 Made in Germany - Made by RFT - no <> on bottom " đây là thủ đoạn mô tả để người mua không kiện với Ebay được nhưng vẫn là bán đèn giả nhãn hiệu. Hãy xem phản hồi của người mua : " B-careful when u send $ to the guy, got 4 Tfunken fake-tubes, Avoid tis merchant "
Chào các bác, Ngoài việc so sánh đối chiếu cấu trúc bên trong của đèn, trong nhiều trường hợp, đèn nhái có thể được phân biệt nhờ cái... vỏ hộp bên ngoài. Vật liệu và kỹ thuật in trên các vỏ hộp nguyên thủy thời trước và các hộp mới in lại sau này khác nhau nhiều. Tuy nhiên, phải cầm trên tay và xem kỹ mới biết được. Chúc các bác vui.
Thật ra gọi là lừa đảo và lươn lẹo thì hơi oan cho người ta. Họ đã nói rõ ràng là bóng Telefunken do RFT-Gemrany SX. No <> đấy thôi. Bóng in Telefunken thì họ nói vậy là hoàn toàn đúng. Cho dù cố tình hay vô tình. Em tin là họ vô tình vì nếu Seller cố tình lừa đảo các bác đồng thời anh ta cũng là người biết nghề thì chả bao giờ anh ta chụp rõ hình như vậy và lại còn nhắc đến cái <> cho bác biết làm gì, trừ khi bác email hỏi trước khi mua. Bác nào tin rằng bóng no <> cũng là của Telefunken thì cứ mua. Luật là luật. Họ đã nói vậy mà vẫn còn lao vào mua thì kiện lên trời cũng chả ai bênh được. Giả sử bác là Mod của mạng eBay thì bác xử vụ này như nào??? Giả sử là bác có đôi đèn như thế muốn bán thì bác mô tả như nào??? Ông Buyer này mua do không hiểu biết nên lĩnh chưởng là bình thường thôi. Cái này nếu em là Buyer thì cũng coi như trả tiền học phí lấy kinh nghiệm về sau chứ không bao giờ cho Seller Negative Feedback như thế. Không thể bảo Seller là lừa đảo được nếu bản thân mình không biết tý gì về món mình định mua. Chúng ta thường là người mua trên eBay (ngay cả em cũng vậy) nên đôi khi có cái nhìn hơi chủ quan và thiên về bênh vực bản thân đối với các Seller trên đó. Cái gì không phải hoặc chưa đúng ý cũng đổ thừa cho người bán hết mà không dám nhìn lại mình. Nếu chúng ta là người đứng ngoài việc mua bán, giả sử là Item này thì cũng nên khách quan lấy công bằng mà nhận định chứ không nên cái gì cũng đổ cho người bán. Thật ra cá bác nhà mình lên eBay mà chăm chăm đi xem số điểm Feedback của Seller thì không nói lên được điều gì. Cái này 6-7 năm trước thì đúng chứ bây giờ lại ngược lại. Đâu cứ phải nhiều Feedback là giỏi đâu. Chẳng qua Seller này có nhiều đèn quá nên bán nhiều mà thành nhiều điểm. Seller bán hàng chuyên nghiệp và biết nghề hoàn toàn khác nhau. Em bây giờ chỉ khoái mua của Seller nào càng it điểm càng tốt. Có lẽ bác không tin như vậy đúng không nhưng thời buổi bây giờ là thực đó. Nếu bác nào nghi ngờ các bóng kiểu như vậy và không chắc lắm vào nhận định của mình thì cứ mua các bóng thuộc loại 1, loại 3 cho chắc ăn. Đúng tên đúng hãng luôn và giá thì lúc rẻ lúc đắt nhưng nói chung thường rất đắt. Cái đó em hoàn toàn đồng ý và ủng hộ vì bản thân em cũng muốn bán cho nhưng Buyer như vậy vì lãi sẽ nhiều hơn. Còn cái bóng loại 2 kia em mua để chơi và chỉ để lại cho vài anh em thật quen biết cùng chơi cho đỡ tốn tiền. Best regards,
Trời ơi bác mua đèn hay mua vỏ vậy bác? Cái vỏ cắm vào Ampli có kêu được đâu. Họ mà lấy cái đèn lởm đã cạo sạch chữ cho vào cái vỏ hộp Original-nguyên thủy thời trước thì sao đây
Vâng, đây cũng chỉ là thêm một đường nữa để phán đoán, đặc biệt là với những loại đèn quí, hiếm. Về nguyên tắc, số lượng vỏ hộp cũng chỉ bằng số đèn. Nếu em là người bán, có đèn quí hiếm, nguyên hộp, em phải giữ cái vỏ hộp đấy cùng đèn nguyên bản. Nếu là người mua, em không bao giờ mua đèn bên trong mà để lại cho người bán cái hộp nguyên bản. Cách này tuy gián tiếp, nhưng có thể tham khảo tốt cho một số trường hợp, phụ trợ thêm ngoài cách kiểm tra cấu trúc bên trong đèn. Cá nhân em đã chứng kiến nhiều trường hợp in lại vỏ hộp đèn. Chúc các bác vui.
Chào các bác, chủ đề này rôm rả quá như vậy vẫn có nhiều bác đam mê đèn điện tử trên diễn đàn, mình chỉ sưu tầm và chơi đèn nên việc có vỏ hay không không quan trọng lắm, nếu đèn NOS đúng rồi vẫn mua dùng do vỏ đèn gin chỉ nâng cao độ tin cậy và tăng giá trị đèn một chút. Do nhiều lý do các đèn này đã được sản xuất và lưu hành cách đây 50-60 năm rồi nên chỉ còn đèn mà vỏ thì đã mục nát từ lâu rồi , có một số đèn còn vỏ gin nhưng sờ đến thì vỡ vụn ra từng mảnh. Hiện nay vẫn còn nhiều đèn còn nguyên như mới NIB do được bảo quản kỹ càng và chuyên nghiệp = rất vui thích khi gặp được những đèn như thế, thực tế vẫn có một số lượng lớn đèn các loại khi sản xuất đóng theo lô 10 - 100 quả trong một thùng thì chỉ có bao bì chống va đập khỏi bị vỡ nên yêu cầu có vỏ là rất khó. Lại còn nguồn đèn quí nhưng vỏ bao bì đã bị mối xông thì cũng nên mua nếu đèn chuẩn và tin người bán thôi
Vặn vẹo bác phát nữa cho vui? Bác đã nhìn thấy vở hộp đèn mang tên FISHER, DYNACO, BOGEN, EICO chưa trong khi rất nhiều đèn Mullard, Tellefunken mang các tên này. Rồi vỏ hộp Mcintosh, Heathkit, VTL, GAP/R COMPUTER... nữa. Trong khi đó, anh em mình mấy khi đủ tiền để mua bóng NOS NIB để chơi đâu. Và nữa, cái vỏ hộp bằng giấy nên vài chục năm sau ai chắc nó còn tồn tại được với khí hậu VN mình. Em xin cho bác biết 1 việc. Đèn ngày xưa mới được SX ra, ngoài date code bằng chữ axit trên đó (nếu có) thì không có chữ nghĩa gì ráo. Chúng được đóng vào khay gỗ như xếp trứng (thường là 12, 24 hoặc 100 quả mỗi khay) rồi mới được chia ra để đưa đến những nơi cần đến như kho quân đội, rạp hát, các hãng SX Ampli và thiết bị điện tử, các hãng khác, các kênh phân phối... Từ đây chữ mới được in lên bóng và hộp mới được SX hay không tùy theo mục đích sử dụng và yêu cầu của từng nơi. Ví như em có 5 quả 12AX7 của Mullard có Date Code giống hệt nhau. Mọi kết cấu bên trong cũng giống hệt nhau luôn. Nghe thì không thấy khác nhau tẹo nào nhưng 1 quả in là Dynaco 12AX7, 1 quả đề Bogen ECC83, 1 quả in là M8137, 1 quả in là Heathkit ECC83/12AX7 và quả nữa in đúng là Mullard 12AX7 với Logo hình cái khiên. Nếu yêu cầu có hộp thì may ra chỉ có 2 trong số 5 quả này mới có thôi. Đây là 1 ví dụ: http://www.tubedepot.com/pa-ecc803s-tele.html Best regards,
Nè Sếp, em đã nói là không bàn sâu về kỹ thuật vì em dốt đặc món này nên không trả lời bác được. Có lẽ phải hỏi cao nhân khác thôi. Theo em bác cứ khoan lỗ mà lắp đại đi. Nếu không được thì chuyển sang sài 6J5 cùng loại. Chỉ vài thao tác hàn lại cái Socket phía dưới là xong. Hóa ra lão cũng âm thầm tích trữ đồ quí đấy nhỉ. Đợi đấy :lol: aitvina: Bác rảnh lúc nào cứ qua. Alo cho em vài phút trước để em biết.
Sếp Dũng đại gia quận 3 xài gì mấy cái bóng chạm Cathode đó, gửi cho em em thử nẹt cao áp vào xem nó có hết chạm không. Sau này em có ráp cái gì sẽ khắc chữ nhà tài trợ Dungaudio trang trọng :mrgreen:
Vâng, em cũng chưa được thăm quan nhà máy sản xuất đèn nên chưa biết họ sản xuất, in chữ, vỏ hộp ra sao. Cảm ơn bác Tùng đã cung cấp thông tin. Các loại vỏ hộp như bác nói, của Fisher, Eico... em cũng chưa được nhìn thấy , nhưng nếu bác muốn có thì vẫn có thể có. Đây cũng là vấn đề em muốn đề cập. Với các đèn NOS/NIB quý hiếm thì vỏ hộp origin của nó cũng hiếm chẳng kém. Khả năng tìm được các vỏ hộp origin này, rồi ghép bộ với đèn khác, xóa chữ, in chữ khác... là thấp. Thế nhưng gần đây lại xuất hiện rất nhiều các vỏ hộp của những chủng loại đèn NOS quí hiếm. Có gì đó hơi lạ. Nếu các bác mua đèn mà không có vỏ thì phải phân biệt bằng cấu trúc bên trong của đèn, chuyện này rõ rồi. Trong trường hợp đèn có vỏ hộp thì sao, kiểm tra cấu trúc đèn thấy đúng chủng loại, kiểm tra thêm phần vỏ hộp mà đúng là origin thì càng chắc chắn, giá trị đèn càng cao. Trường hợp kiểm tra cấu trúc thấy nghi ngờ, phần vỏ hộp cũng không phải origin thì mức độ tin cậy càng giảm. Sẽ có bác đặt câu hỏi làm thế nào để phân biệt vỏ hộp origin và nhái. Em biết một chút về in nên tóm tắt thế này. Vào thời kỳ thịnh hành của đèn điện tử, số lượng vỏ hộp cần rất nhiều, hàng triệu chiếc. Và cũng do trình độ kỹ thuật in thời đó, nên người ta sử dụng "phương pháp in cao" (typography, letterpress). Đặc điểm nhận dạng là nét chữ không sắc nét, họa tiết trông khá thô. Với các loại hộp nhái được in gần đây, mỗi lần in số lượng một trăm ngàn hộp là nhiều, cộng với kỹ thuật in phát triển cao hơn trước, nên phương pháp in thích hợp nhất là "in phẳng" (Offset, Lithography). Đặc điểm nhận dạng là nét chữ rất sắc nét, các họa tiết tinh và đẹp. Ngoài ra chất liệu giấy cũng giúp phân biệt hộp origin và hộp nhái in gần đây. Các vỏ hộp của Telefunken, Mullard nhái có thể mua được rất dễ dàng. Ví dụ người bán hàng trên eBay có nick 2a3 sẵn sàng phục vụ các bác có nhu cầu!!! Em cũng muốn tin vào người bán hàng như bác khuehn đã nói, nhưng cứ lọ mọ trang bị thêm hiểu biết để chọn đúng cái mình cần. Đây là kinh nghiệm mua đèn của em trong thời buổi thật giả lẫn lộn, theo đúng tinh thần của topic. Vài dòng chia sẻ cùng các bác. Em dừng ở đây để các bác tự trải nghiệm và có kết luận cho riêng mình. Chúc các bác vui.