Làm cục 5842 - 6C4C for Beginner

Discussion in 'Đèn điện tử' started by tai-to, 23/11/06.

  1. tai-to

    tai-to Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.073
    Likes Received:
    166
    Location:
    Hà Lội 2
    Tôi đã sử dụng cả 6C4 và 6B4G thì 6B4G có phần vững vàng hơn.
     
  2. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Bác í nói là 2 năm đó bác à. Từ trước Tết năm ngoái đến qua Tết là 2 năm rồi.
    hí hí hí :lol:

    @Tai_to : nói phét bằng tui à? Đọc chữ ký tui đi. hi hi
     
  3. nguyenstyle

    nguyenstyle Advanced Member

    Joined:
    15/3/06
    Messages:
    4.462
    Likes Received:
    3
    Location:
    Băng Nhà hát
    Không hẳn là tất cả các loại 6B4G đều hay hơn 6C4C một cách toàn diện.
    Nhiều đèn 6B4G kém 6C4C ở một số mặt đó.
    Riêng về giá thì 6C4C vượt trội so với tất cả các loại 6B4G.
    Chúc vui.
     
  4. tai-to

    tai-to Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.073
    Likes Received:
    166
    Location:
    Hà Lội 2
    To bác Xì tin.

    Theo tôi về 6C4C và 6B4G có khi phải mở 1 topic riêng để tranh luận ấy chứ, vì theo gu mỗi người mà, riêng tôi sau 6 năm nghe 6C4C (nhạc Jazz, guitar) vừa rồi kiếm đc đôi bóng đèn 6B4G cổ sx năm 1941, lắp vào thấy các dải vững hơn (thể hiện ở các bản độc tấu guitar cảm thấy như dây đàn căng hơn, hi hi hi hi) thực tế như thế hay là do cảm giác bác nhể. Tôi chỉ dám đề cập đến guitar thôi vì tôi cũng tập tọe được mấy bài nên có thể so sánh.

    Về 6C4C tôi xin trao đổi thêm về phần trầm, tôi thấy không được vững lắm, tuy nhiên, sau khi nghe một ampli dùng biến áp nối tầng với 6C4c thì tiếng trầm ra rất vững (theo lời anh Hai bên Audiovnclub thì tiếng trầm nó như quả bóng lừ lừ đi ra , hahahha, chắc anh Hai thích bóng đá).

    Từ đó đâm ra bị ám ảnh đến bây giờ chưa hết bởi biến áp nối tầng.

    À mà quên, không biết Nguyen Xì tin tiên sinh có giúp em được phần nguồn không ? bác cho em ý kiến, em sẽ gặp bác sau.

    Thân

    Hải
     
  5. tai-to

    tai-to Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.073
    Likes Received:
    166
    Location:
    Hà Lội 2
    Kính chào các bác.

    Qua nghiên cứu các mạch em đề xuất trên, em thấy có mấy thắc mắc xin các bác đừng cười và giải thích giúp :
    1 - Theo các thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất 6C4C và 2A3 khuyến cáo là Ua = 250 V, Ug = -45 V, R i = 2,5 komh. Em thì hiểu nên khai thác bóng này với mức khuyến cáo trên thì đặc tuyến của đèn là chuẩn nhất --> âm thanh ổn nhất và đèn sẽ bền nhất. Thế nhưng, than ôi, các mạch trên khai thác cao quá em sợ các cụ đèn không chịu nổi nhiệt.

    2 - Em hỏi các bác thế Load Resistance của đèn có có thay đổi không ? nếu mình thay đổi hiệu điện thế U hai đầu và I qua đèn.

    3 - Riêng câu này, hơi bị khó đề nghị các bác nghiên cứu kỹ rồi mới trả lời. Đó là : Làm thế nào lựa chọn được OPT cho phù hợp với đèn công suất. Em thấy cứ loạn hết cả lên. Đèn 2A3 nội trở có 2,5K lúc có bác dùng 5K ???? , lúc thì dùng 3K, lúc thì 2,7k. Em chả biết đường nào mà nần. Em thì em hiểu phải chọn cái loại OPT nào bằng đúng nội trở đèn thì nó mới hay.

    Thôi kính các bác cho em ý kiến.
     
  6. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    50
    Xin bác tai-to cho em làm bàn ít về câu 3:

    Bóng 2A3 nội trở nó khoảng 800 Ohm tương tự như 300B chứ không phải là 2.5k đâu.

    Nguyên tắc thì dùng OPT có tổng trở từ 3 dến 5 lần nội trở là ổn. Cũng chỉ vì vậy nên có truyện có bác dùng 5k (hơn 5 lần) hoặc 3k (hơn 3 lần) hoặc 2.7k (khoảng 3 lần) là thế. Tất nhiên cao hoặc thấp đề có lợi và hại. Ví dụ:

    Cách 1: Tăng tổng trở OPT thì giảm méo và tăng Damping Factor nhưng sẽ giảm công suất. Phương pháp này phù hợp dùng loa độ nhạy cao và không hồi tiếp và chạy chế độ A1.

    Cách 2: Giảm tổng trở OPT thì tăng công suất nhưng tăng méo và giảm Damping Factor. Phương pháp này cho loa độ nhạy thấp hơn; có thể dùng cho chế độ A2 để tăng công suất đồng thời nếu cần có thể dùng hồi tiếp để giảm méo và tăng Damping Factor. Vì dùng OPT tổng trở thấp đôi khi dễ quấn OPT hơn tổng trở cao.

    Cách 3: giống cách 1 dùng OPT tổng trở cao muốn tăng công suất phải chạy cao thế và dòng cao hơn chỉ tội đèn sẽ mau ... tèo mà đôi khi tăng cũng không bao nhiêu công suất.

    Cách 4: dùng OPT = nội trở đèn là 1 hình thức tận cùng của cách 2 thì cách này cho công suất ra cao nhất nhưng ngược lại hế số damping factor rất thấp và méo sẽ rất cao. Hệ số damping factor thấp sẽ không điều khiển cái loa chính xác (mặc dù được công suất cao) nên âm thanh sẽ không còn điều khiển nữa đặc biệt là tiếng trầm.

    Tùy theo ý định người thiết kế mà dùng 1 trong 3 cách 1, 2 hoặc 3. Hoặc đôi khi dung hòa thông số ưu khuyết để kết hợp 3 cách lại với nhau.

    Thân
    Dzê
     

Share This Page

Loading...