Lượm lặt ít kiến thức chia sẻ cho các bác. HFVN - Nếu đĩa than (vinyl) thường được audiophiles chăm sóc cẩn thận, thì ít người quan tâm đến việc bảo dưỡng đĩa compact disc (CD). Trong khi đó, chỉ với một số thủ thuật, người dùng có thể “đại tu” kho đĩa CD với những hiệu quả bất ngờ về khả năng trình diễn âm thanh. Vệ sinh đĩa Bụi, vân tay trên bề mặt đĩa CD ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đọc tín hiệu từ mắt laser cũng tương tự như kim cartrdige chạm phải những hạt bụi trên mặt đĩa than. Nếu bụi đĩa than gây nên những tiếng nẩy khi hát, thì bụi bám, vân tay cũng như những mảng bám trên mặt đĩa CD sẽ làm giảm chất lượng âm thanh khiến tín hiệu đọc từ mắt laser bị sai lệch, giảm chi tiết, sai biệt pha, giảm độ động. Cách vệ sinh đĩa CD đơn giản nhất là sử dụng khăn lau mềm, khăn fibre hay khăn lau mắt kính. Nhưng cần lưu ý khăn lau phải thật sạch, thao tác lau đĩa phải đúng, nếu không sẽ phản tác dụng. Người dùng nên lau mặt đĩa theo đường thẳng từ tâm ra vòng ngoài, tránh lau theo vòng tròn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc sector dữ liệu trên mặt đĩa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm dung dịch cồn pha loãng để tăng khả năng làm sạch nhất là khi CD bị đóng vết ố lâu ngày. Khử từ cho đĩa Sau thời gian hoạt động bên trong đầu đọc, đĩa CD sẽ bị nhiễm điện từ trên bề mặt do từ trường phát sinh từ mạch điện, các biến thế trong máy. Điều đó dẫn đến lỗi gây mất chi tiết, sai biệt âm hình và pha do đọc lệch tín hiệu. Vì thế, các nhà sản xuất phụ kiện rất chú trọng vào việc khử từ cho đĩa CD bằng các máy khử từ chuyên dụng như: Furutech, Hifi-tuning, Acoustic Revive… Nhiều người cho rằng: đĩa CD không thể nhiễm từ vì thành phần chính của nó được cấu tạo từ nhôm và nhựa polycarbonate. Tuy nhiên, chính mực in nhãn đĩa có chứa những thành phần làm từ các phân tử sắt, nikel và cobalt là tác nhân khiến đĩa bị nhiễm từ trường. Ngoài ra, dù 99% chất nền của CD là nhôm, nhưng 1% còn lại vẫn chứa những phân tử kim loại tạp chất có khả năng bị nhiễm từ. Để khử từ cho CD, người dùng phải nhờ đến các máy chuyên dụng được thiết kế riêng cho CD/DVD và thao tác đúng cách để quét sạch các Ion dương và Ion âm bám chặt trên mặt đĩa. Hiệu quả trước và sau khi khử từ rất rõ ràng. Thậm chí, người dùng có thể nghe được sự thay đổi về độ động cũng như thể hiện âm hình tốt hơn. Việc khử từ cho CD được khuyến cáo nên được thực hiện thường xuyên, vì thế tốt nhất nên chạy khử từ trước mỗi lần nghe đĩa. Hạn chế sai biệt âm thanh do hiện tượng phản xạ trên đĩa Khi mắt laser của đầu CD đọc dữ liệu trên mặt đĩa, nguồn ánh sáng cực mạnh bị ảnh hưởng bởi hiện tượng phản xạ ngược của chính tia laser từ cạnh viền và phần lồng tâm (không tráng nhôm) vào mặt trong của đĩa gây nhiễu và nhoè tín hiệu. Hiện tượng này gây nên nhiễu pha cũng như thời gian truyền tín hiệu tương tự nhiễu jitter trong mạch chuyển đổi digital sang analog. Người dùng có thể giảm tối đa hiện tượng phản xạ này bằng cách làm đơn giản và không tốn kém nhiều. Công cụ duy nhất cần dùng là cây bút lông đen loại không phai. Dùng bút vẽ phủ xung quanh phần viền đĩa CD, nên vẽ vài lần để chắc rằng viền đĩa không bị lọt ánh sáng. Sau đó, dùng bút lông tiếp tục tô hết phần lòng CD ở cả hai mặt là người dùng có một chiếc đĩa hoàn chỉnh, loại bỏ hiện tượng phản xạ. Với chỉ ba thao tác đơn giản gồm vệ sinh đĩa CD, khử từ và loại bỏ nhiễu phản xạ trên mặt đĩa, người dùng sẽ cảm nhận được hiệu quả về âm thanh một cách kỳ diệu, cho dù không phải thay đổi bất kỳ thiết bị nào trong hệ thống. Hãy thường xuyên chăm sóc bộ sưu tập CD để có được những trải nghiệm âm nhạc mà mình mong muốn! Trích “Bách Cương - NNVN” đăng tại Duy Linh audio Về vụ khử từ. Do đa số mình cũng không có máy khử từ đĩa CD nên chỉ phải khử từ hệ thống thiết bị thôi. Đĩa XLO như hình là đĩa duy nhất em biết có thể giúp khử từ hệ thống. Track 7 và 8 lần lượt khử từ cho dãi cao và dải trầm. Chi tiết về Album này xem tại trang: https://analogaudio.vn/p/243-xlo-test-burn-in-cd Do những thủ thuật này dễ hiểu dễ làm nên em chia sẻ. Mời các bác học hỏi và trải nghiệm
Trước đây người ta còn bán nước rửa mắt , còn bây giờ chắc dùng nước rửa chén hoặc nước rửa kính là tối ưu rồi. Vụ khử từ em ứ tin, vì trong mắt đọc có mấy cục nam châm neo siêu mạnh thì chút từ dư trên mực in chỉ là hạt cát trên sa mạc mà thôi.Hơn nữa ta ko thể dùng từ trường của mấy" hạt mực" làm lệch tia sáng được nên bác chủ hãy tỉnh táo mà chơi đừng chạy theo mấy cái úm ba la mà tốn xèng vô ích.
Có ép phê đó bác, bác có mượn dc ai 1 cái khử từ như của Acoustic Revive thẩm thì sẽ thay đổi suy nghĩ. Mình đang xài 1 cái, rất đáng tiền
Em xin khẳng định là tất cả các phụ kiện đều có ép phê nhưng nó ở mức nào đó mà thôi - nên hãng họ mới bán được chứ. Nhưng em thấy với những bác chơi theo trường phái diy - mod thì chỉ nhìn rồi mỉm cười thôi. Còn em thì bộ dàn tệ wá nên để dành tiền hoàn thiện trước đã. Không biết cái máy khử từ cd nó có giống cái khử từ màn hình crt ko, nếu giống thì em diy một cái với giá một tô phở. Mua thêm cái wạt khử tĩnh điện công nghiệp hơn triệu nữa là hết sạch tĩnh điện trong phòng nghe sau 5' nhé....
Hehe tại trong post lần trước bác ghi là "em ứ tin" thì mình mới phản hồi là nó có ép phê _ đồng nghĩa với việc nó có thật. Sau đó thì tin hay ko tin là lựa chọn. Còn việc nó hiệu quả như thế nào so với số tiền bỏ ra hay mình có thể diy để đạt cùng hiệu quả với 1 chi phí thấp hơn nhiều thì nó là câu chuyện khác rồi . Mà trên diễn đàn VNAV này bác cũng trải nghiệm DIY nhiều rồi nên mình nghĩ bác có thể ngâm cứu để DIY ngon lành vụ khử từ này...
Khử từ có 2 nơi cần khử. 1 là khử từ trên mặt đĩa CD. Vì chất liệu tráng gương mặt đĩa CD có thành phần kim loại thuận từ, khi sử dụng một thời gian, từ trường sẽ làm cho các kim loại đó thẩm từ theo. Nên khử từ là nhằm mục đích tiêu trừ sự thẩm từ của các kim loại thuận từ này. Máy khử từ đĩa CD phát ra một từ trường xoáy để reset các kim loại này. 2 là khử từ hệ thống. Vì theo thời gian, các dòng điện chạy trong linh kiện cũng sinh ra từ trường và làm ảnh hưởng lên chính nó, ngoài ra từ trường trái đất cũng gây ảnh hưởng lên nó, làm cho các linh kiện cũng thẩm từ theo ( kiểu như biến chúng nó thành các nam châm siêu nhỏ). Để khử từ này thì người ta tạo ra các đĩa khử từ. Khi phát các track này, nó sẽ khử cho toàn bộ từ CD - pre- pow. Các thiết bị âm thanh hiend ngày nay đều dần chuyển sang sử dụng các linh kiện non-magnetic , nghĩa là không có bất kỳ 1 kim loại thuận từ nào trong đó là để tránh tình trạng này.
Em đã dùng qua hai chiếc của onkyo và của sony. Hơn hai mươi năm trước sắm được bộ dàn trung sony là một vấn đề lớn, dàn này chứa được hơn hai mươi cái đĩa, cửa hàng tặng kèm một máy khử từ của sony nhưng lại dùng điện 100v đành để trong tủ kính chơi, sau này phong trào vcd lên ngôi onkyo cũng sản xuất máy lau đĩa kèm chức năng khử từ em có thử nhưng ngày đó em dùng sony 790 & sansui 607 loa pioneer 88 nên mỗi khi bỏ đĩa vô kéo vạt áo lên lau cho nhanh vậy mà nghe Chế linh Duy khánh Thanh tuyền cũng nức nở lắm. Kết luận của em là nếu đĩa chép dàn cỏ thì nó ko ép phê hoặc có mà mình nhận ko ra. Còn mấy bác chơi nhạc tây dàn lơns thì phụ kiện là thật sự quan trọng vì thời buổi công nghiệp hóa này đến miếng ăn vô người còn bị ô nhiễm nữa là các thiết bị điện tử nhạy cảm.