- Nếu tải là choke load kết hợp với một điện trở thì vừa có tải đúng vừa không bị sụt áp bởi dòng anốt lớn, nguồn B+ không cần cao như tải trở thuần. - Đối với thành phần điện một chiều tải choke load gần như không bị sụt áp nên cao áp tới anốt đầy đủ hơn đáp ứng dòng tức thời tốt hơn. - Đối với thành phần tín hiệu âm tần ở tần số thấp cảm kháng L là tải chủ yếu, vì lúc này R lớn hơn cảm kháng. Ở tần số cao hoặc ở tần số cộng hưởng riêng của L thì R là tải chủ yếu, vì lúc này R nhỏ hơn cảm kháng. Cho nên có thể nói với bộ tải này đáp tuyến có phần bằng phẳng ở tần số trung bình và thấp, có phần nâng được một chút tần số cao và san phẳng đỉnh cộng hưởng nếu nó ở trong giải âm tần. Tuy vậy được cái này thì cũng phải mất cái kia, đó là bị di pha đi chút đỉnh. Đây chỉ là cảm nghĩ cá nhân Em, nếu sai các Bác đừng mắng Em nhé !
Nếu chơi như giải pháp bác Kiên thì ampli sẽ bị méo ở tần số cao vì tải chính là R nhưng R có giá trị không đủ cao so với Rp của đèn. Nó sẽ gây méo hài chứ không phải chỉ đơn thuần lệch pha hoặc/và tăng biên độ tần số cao lên 1 chút. Nếu muốn chủ đích nâng biên độ tần số cao hay tần số nào đó lên 1 chút thì dùng mạch bù hay EQ ở ngõ vô hoặc ngay cả đơn giản hơn là nếu mạch pre+driver đủ gain thì chỉ dùng tụ thoát cathode giá trị nhỏ để thoát cathode ở phần mạch pre ... Đương nhiên cũng như bác Kiên nói "there is no free lunch!" vì khi đã đụng đến giới hạn Vật lý thì mọi phương án chỉ đều là chống đỡ và thường thì được cái này thì lại mất cái kia. Thú thật với các bác là sau khi nghiên cứu chơi bời 1 thời gian kết hợp với 1 số kinh nghiệm của bạn bè thì âm thanh cục ampli Tube SE class A quan trọng nhất là bóng công suất và cái OPT kết hợp với nó. "Bóng công suất và OPT" theo kinh nghiệm cá nhân em là yếu tố quyết định đến hơn 80% (có lúc hơn 90%) chất âm của cục ampli Tube SE class A. Thậm chí lấy "vi mạch bán dẫn" kéo "tube công suất + OPT" âm thanh nghe không khác là bao so với lấy "pre+driver tube" kéo "tube công suất + OPT". Dễ hiểu vì khiếm khuyết của đáp tuyến tần, méo hài, hay sai pha hay gì gì của pre + driver ... thường đều có mức độ thấp hơn tần công suất (tube+OPT) nhiều lần và nhất là bởi vì tần công suất là phối trực tiếp với cái loa để tạo ra âm thanh nên tốt hay củ chuối hay là nhạc tính cũng hầu hết là xảy ra ở đây .... trừ khi tần pre+driver quá củ chuối thì không còn gì để nói ...
Nhiều khi cũng phải chấp nhận sống chung với lũ thôi kụ Dzê à. Trong những cái "mất" Em chọn phương án mất ít nhất có thể
Đánh cả buổi, mất hết.... Tối về viết lại. Cái lỗi nầy không biết có ai sửa được hôn? Điệu nầy mẹt quá., cứ làm công dã tràng hoài. Dánh vô Word trước làm sao đánh chử Việt đuọc.
Rất thông cảm với tâm trạng của bác vì thỉnh thoảng em cũng gặp vấn đề này. Vì chức năng soạn thảo của các forum không ưu tiên cho các bài viết dài và thời gian soạn thảo lâu nên thường gặp phải lỗi "time out" khi nhấn "submit", dẫn đến mất nội dung đã gõ vào trước đó. Bác có thể khắc phục bằng cách: nhấn tổ hợp phím Ctrl + A trước khi submit (mục đích là để chọn toàn bộ nội dung đã soạn thảo); sau đó nhấn tiếp tổ hợp Ctrl + C (lưu nội dung đã chọn vào bộ nhớ của PC) rồi mới submit bài viết. Trong trường hợp gặp lỗi, bác chỉ cần mở lại chức năng soạn thảo, bấm Ctrl + V để phục hồi lại nội dung trước đó. Chờ mong bài viết tiếp theo của bác.
Hôm qua bác Dương có giới thiệu mạng VT52.com ỏ topic bên kia. Trên đó có công thức tính vụ choke load rất tiện lợi. Bác có thể tham khảo ở đó. Nếu muốn dùng đèn 45 căn cứ vào công thức tôi post hôm kia (cũng như trên VT52) thì bác dùng 50H là quá đủ rồi. Với 50H cho đèn 45 thi bác mất không quá -1dB tại 20Hz (trên lý thuyết), đối với ampli đèn được như vậy là tốt quá rồi. Tuy nhiên đèn 45 chạy dòng điện cũng khá lớn. Để có 50H và 30mA choke có thể làm tãi được thì cũng gai go, không khéo được Bass lại mất treble. Theo ý tôi thì bác nên dùng 10M45S cho nó tiện và gọn và có lẽ cũng hay hơn. Thông thường người ta dùng choke không ngoài 4, 5 lý do sau đây (cũng là ưu điểm của choke over resistive load): - Gain lớn, gần như là tối đa có thể có đươc. Cái nầy 10M45S hay bất cứ CCS nào cũng làm được tương tự (Vì là constant current source nên dòng điện không biến đổi cho dù điện thế có biến đổi, Delta I lúc nào cũng = 0, và impedance Z của bất cứ 1 linh kiện nào cũng được tính bằng Delta V/Delta I = dV/dI). - Tại tần số trung và cao, do impedance cao nên "load line" nằm ngang so với resistive load và do đó ít distortion (hình 1 và 2). Cái nầy CCS cũng làm được như thường. - Vì điện trờ thuần của choke thấp nên có thể chạy được dòng cao. Nếu dùng điện trở làm load thì muốn được dòng cao phải tăng supply lên rất cao, điều nầy không "practical", nhiều hạn chế trong thực tế. Điểm nầy, dùng choke load có nhiều ưu điểm hơn là CSS bởi lẽ CSS tự nó cần phài có 1 điện th61 tối thiểu để hoạt đông, CSS tự nó cũng có giới hạn về điện thế cao. Tuy nhiên, 450V thông thường là đủ xài, ngoài ra ta cũng có thể tìm dược version có điện thế cao của 10M45S (10M90S) có thể chịu đuọc 900V. - Sở thích riêng của cá nhân. Nhiều người cố tránh biến thế, tránh choke, tránh inductor bỏ công làm OTL, cực chẵng đã phải dùng đến biến thế, trong khi đó có người rât thich dùng transformer, thích choke, thích ... irons. Designs của mấy ông đó nhìn vào toàn nào là biến thế vào, nào là biến thế nối tầng, choke filter, choke load, choke grid và choke cho filaments. Nhìn vào muốn bị ... choked luôn. Những chuyện nầy chắc AE đao số đều biết cả, tôi viết cũng thừa, nhưng tôi coq tật dài dòng không bỏ được. Hồi trưa viết nhưng bị mất hết bây giờ chỉ có bấy nhiêu. Trong quyển RDH4 dài 1500 trang có dành 1/2 trang nói về choke load như trong hình số 3, có thể tham khảo.
Tôi cũng hay bị như vậy,đánh chữ xong ấn SUB thì mất hết chữ tức lắm :mrgreen: cám ơn bác đã chỉ dẫn.