Làm sao để có được hệ thống âm thanh hay nhất

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by PDAlove, 12/11/18.

  1. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Làm sao để có được hệ thống âm thanh hay nhất

    Đây là các mục mình dự định viết, các bác có gợi ý gì thêm không,

    1. Gu nghe và gu âm thanh:

    2. Định nghĩa, tiêu chuẩn âm thanh hay

    3. Luyện tập kỹ năng, thái độ để có khả năng nghe tốt

    4. Cắm rút

    5. Âm hình thật và âm hình ảo (fantom image)

    6. Âm học phòng nghe: 1- Chọn phòng nghe

    7. Âm học phòng nghe: 2-Xử lý âm học phòng nghe

    8. Âm học phòng nghe: 3-hút âm hay tán âm

    9. Set up loa và chỗ ngồi

    10. Chọn nguồn phát: musicserver hay CD player/cơ-DA truyền thống

    11. Chọn loa trước khi chọn amply/ power amply

    12. Lưu ý về tương hợp loa-amp

    13. Có nên chơi Pre-amplifer

    14. Lưu ý về dây tín hiệu – dây loa – dây điện

    15. Lọc điện

    16. Dây ground

    17. Chống rung, tối kỵ việc để thiết bị chồng lên thiết bị

    18. Lưu ý về chân loa

    19. Subwooer, nên chơi hay không

    Và cũng với mục địch chơi âm thanh tốt hơn, mình có 1 số bài viết chuyên sâu bên vnav.vn

    Các bác xem thêm nếu quan tâm, h vọng giúp ích được chút ít.

    1. Bài audiophile làm thế nào để lên đỉnh mà có thể hạn chế tổn thất: https://vnav.vn/threads/audiophile-...a-co-the-han-che-ton-that.45805/#post-1862580

    2. Bài Chuyên đề setup loa phòng từ lý thuyết đến thực tế: https://vnav.vn/threads/chuyen-de-setup-loa-phong-tu-ly-thuyet-den-thuc-te.56172/

    3. Bài Chia sẻ các thủ thuật làm tăng chất lượng âm thanh: https://vnav.vn/threads/chia-se-cac-thu-thuat-lam-tang-chat-luong-am-thanh.23514/

    4. Bài về tự làm hút âm:

    5. Bài Tự tìm hiểu để làm 1 hiend music computer: https://vnav.vn/threads/tu-tim-hieu-de-lam-1-hiend-music-computer.36745/

    6. Bài hướng dẫn tự làm hút âm = Hút âm lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong xử lý phòng: https://vnav.vn/threads/hut-am-ly-thuyet-va-kinh-nghiem-thuc-te-trong-xu-ly-phong.28505/
     
  2. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    1. Gu nghe và gu âm thanh:

    Khi mà nhận xét về hệ thống của ai đó, thường hay vấp phải suy nghĩ rằng gu tôi nó thế, không giống anh, thế là xong, không cùng hệ quy chiếu, không cùng ngôn ngữ, khỏi tranh luận. và do đó, thường để lịch sự, và để bảo thủ ai đó sẽ nói: gu tôi là ….,

    Tụi tây lông thì dùng 1 cách diễn tả khác IMHO (in my honest opinion # theo ý kiến khiêm tốn của tôi thì). HAY, em thích cách nói này, thế nhưng người Việt mình thì quá nặng tiếng hơn thua, thế nên hiếm khi nào mà ai đó sẽ góp ý hoặc muốn được góp ý (mà lại nghĩ là là bị góp ý). Chính vì vậy, bài này không bắt đầu bằng định nghĩa mà bắt đầu bằng 1 cái gì giống như hệ quy chiếu. đó là gu. Chúng ta phải hiểu rõ, có 2 loại gu thường bị nhầm lẫn qua lại, đó là Gu nghe và gu âm thanh.

    1.1 Gu nghe, em đồng ý. Có người thích nghe nhạc vàng, người khác thích rock, giao hưởng, . .. sự khác nhau do môi trường văn hóa và đặc điểm cá nhân mỗi người. Nhưng thường người ta nhầm lẫn gu nghe và gu âm thanh.

    1.2 Gu âm thanh:, thường người ta nghĩ rằng từ nhu cầu gu nghe mà đi sắm 1 hệ thống cho ra được âm chất phù hợp gu đó (gu âm thanh). Và người ta nói gu nghe của tôi là nhạc vàng (gu nghe), hãy chỉ tôi sắm 1 hệ thống audio chuyên nghe nhạc vàng đi (gu âm thanh). Không các bác ạ, có bác nào thấy hãng audio quảng cáo rằng hệ thống của hãng phù hợp nghe nhạc rock hay giao hưởng đâu. Cái người ta quảng cáo là độ trung thực, khả năng tái hiện của hệ thống, rằng chi phí thấp nhưng độ trung thực khá tốt .,.,.,.. điều đó có nghĩa là hệ thống audio tốt là hệ thống có độ trung thực cao. Và nói ngược lại, hệ thống có độ trung thực cực cao sẽ trình diễn xuất sắc tất cả các thể loại nhạc. (và vì vậy, khi bạn bè tới chơi, ngoài việc bật 1 số bài để các bác kiểm tra các dải tần, em còn bật đủ thể loại nhạc để các bác thay đổi quan điểm này).

    1.3 Kết luận:

    1.3.1 gu nghe, tùy sở thích, em không ý kiến, tuy nhiên con nghiện audio khi lên đô cao, được sở hữu độ trung thực cao thường thích giao hưởng, có khi nghe 1 ít Jazz hay đôi khi cả rock.

    1.3.2 Gu âm thanh là không có, có chăng anh muốn vươn đến đỉnh cao thật sự hay anh thuộc loại “méo mới hay”. Cũng không loại trừ anh là người bảo thủ, không thích ý kiến góp ý, tùy. Em không ý kiến trong trường hợp này.
     
  3. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    2. Định nghĩa, tiêu chuẩn âm thanh hay: từ phần trên, chúng ta đã thấy, 1 hệ thống audio hay là hệ thống có khả năng tái hiện âm (nhạc, phim, ….) trung thực nghĩa là thật gần với nguồn phát. = thật gần với những gì được mix ra. Và lên đến mức độ cao hơn, hệ thống sẽ cho bạn CẢM GIÁC SANG TRỌNG, cảm giác âm thanh ĐÀNG HOÀNG, CẢM GIÁC ÂM RẤT VỮNG. điều gì tạo ra những khái niệm rất là nói trên? Mình sẽ phân tích ở phần thích hợp. Để đạt được độ trung thực, hệ thống cần các tiêu chuẩn sau. (dễ hiểu hơn nếu liên tưởng đến lĩnh vực hình, các bác chơi hình dễ hình dung hơn, cấu trúc các phần sẽ nói khái niệm hình trước, âm sau). Và xin nói trước, thường có nhiều bác diễn tả các khái niệm âm thanh rất hay-nghệ thuật ẩn dụ. nhưng âm thanh là 1 cái gì đó trìu tưởng khó nắm bắt, khó cảm nhận, do đó mơ hồ lại càng mơ hồ. Em, bản chất làm việc liên quan đến khoa học, muốn giải quyết được vấn đề thì phải cụ thể hóa, phải truyền đạt được tới đối tượng truyền đạt thì mới đạt được mục tiêu, do đó , em sẽ sử dụng từ khác để đạt được mục đích nói trên

    2.1. Có độ phân giải cao: HÌNH= bạn hãy hình dung bức hình khi bạn mới chơi digital camera đời đầu 640x480 pixel, khi chụp hình lớn-ở xa thì hình sẽ bị hột, viền các chi tiết không trơn chu mà gâp ghềnh. Nếu cũng khoảng cách, phong cảnh đó mà chụp bằng máy độ phân giải cao như hiện tại thì sẽ không có hột, viền = bờ các chi tiết trơn láng, không gập ghềnh. ÂM = hệ thống có độ phân giải thấp sẽ cho âm ít chi tiết tiếng trống, tiếng piano … có nhiều chi tiết cấu tạo nên tiếng đó (bạn sẽ đơn giản nói rằng ồ, hôm nay hệ thống nghe thêm âm này mà lúc trước không nghe), bạn sẽ nói là sao nghe cả những âm mà lúc trước không nghe, bạn sẽ “thấy” hệ thống của bạn có nhiều âm hơn, âm phong phú hơn, điều đó tạo ra sự tinh tế vượt bậc cho hệ thống. khi độ phân giải tốt ở dải mid high trở lên, bạn sẽ có cảm giác là ÂM THANH SANG TRỌNG. khi xưa em hay thắc mắc là sao thường đồ nhật hiếm khi cho chất âm sang trọng so với đồ châu âu, lí do ở đây !!!. chơi hơn chục năm mới ngộ ra được. Độ phân giải cao cho bạn cảm nhận nhiều chi tiết trong bản thu hơn, giúp bạn thỏa mãn đôi tai khó tính của mình hơn. Làm sao để có độ phân giải cao ? đồ lớn, đồ audio thế hệ mới (đặc biệt là loa thế hệ mới và cũ) cho độ phân giải cao, điện phải cực sạch, tín hiệu cũng phải rất sạch, và sau cùng là độ ồn của phòng. Độ ồn của phòng bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố (1) ngoại lai vd nhà sát đường, cách âm với khu vực ồn ào không đạt và tiếng quạt, máy lạnh, ..(2) nội sinh do chính hệ thống, nghĩa là xử lý âm không đạt, âm thanh chạy vòng vòng trong phòng, đặc biệt là dải âm thấp < 200 hz (kỹ nữa thì quan tâm đến <300 Hz). Vì sao, vì khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng thì (1) cộng hưởng làm tần số đó tăng cường độ quá cao, lấn át các dải khác (2) triệt tiêu do cùng biên độ, ngược pha gây mất tần số đó, khỏi nghe chi tiết đó luôn.

    2.2. Tone của âm đúng. HÌNH = khi tone màu sai, màu da không đúng màu da của bạn, màu của cái áo, bông hoa không là màu thật mà ngả sang tông vàng (Kodak), tông tím (Fuzi), …vì lẽ đó mà dân chơi hình phải sắm cho mình màn hình EIZO đắt tiền và cân chỉnh màu cẩn thận khi xem, chỉnh sửa, đánh giá các bức hình. ÂM= tone sai là khi tỉ lệ treble – bass , hay mid high-midlow sai làm cho âm sắc nhạc cụ sai, trong hiend show vừa rồi, nếu để ý bạn có thể thấy có dàn rất đắt tiền nhưng cho âm sắc violon lại giống bạn nghe violin nghe như cây viola (tỉ lệ phần mid low trộn vào nhiều quá làm cây violin ra âm thùng quá nhiều, giọng âm xuống thấp quá, không còn đúng giọng của vilin nữa), bạn nghĩ sao khi độ trầm quá nhiều làm giọng ca sĩ trở nên già hơn tuổi, hay ngả sang treble làm trẻ hóa ca sĩ mà không cần thẩm mỹ viện. hay nói như 1 anh bạn: nhà ca sĩ đó mà nuôi chó thì nó sủa ngay, vì không nhận ra giọng chủ nó (phóng đại tí thôi, ngồi cà fe chém gió ấy mà, thời đó lâu rồi, 3 năm nay bận điên người, chỉ biết đến ca fe hòa tan và uống hết ly ca fe trong chưa tới 10 giây,). Ở VN ta, xu hướng thích tiếng ấm-ấm, dày-dày, trong khi đó (1) loa lại không đủ khả năng đáp ứng (đồ nhỏ, hay do hãng làm loa có xu hướng làm loa có mid-low thiếu, vd như triangle, ngay cả cặp lớn, em cũng thấy midlow thiếu. dali: cho âm thanh rất sang trọng, phần bass của Dali thuộc loại khá hay trong các thương hiệu nhưng mà điểm chung của Dali là âm rất sang, nhưng cũng lạnh, thiếu cảm xúc (mid-low thiếu), avant-garde có âm chất cực kỳ sang trọng và quyến rũ, nhưng cũng lạnh tanh vì thiếu midlow. Trong khi đó davis, Tannoy, JBL lại có độ ấm áp, truyền cảm tốt.(2) cũng có thể do 1 số loaa có bass không đủ nên trong setup, chủ nhân phối dây nhợ, đặt vị trí loa cho nó tăng mid-low tăng bass lên quá nhiều làm sai tone đàn violin hóa thành viola. Ngược lại có tình trạng thiếu midlow dẫn đến mất âm thùng của nhac cụ (viola hóa thành violin, giọng ca sĩ mất đi cái âm trong ngực của ca sĩ, nốt nhạc thấp của piano thiếu mất độ vang của âm thùng). Vậy làm sao nghe không bị lệch, tai không bị hư ? nhận ra tone của hệ thống có bị sai không ? (nghe méo miết, mình sẽ cho rằng như vậy là đúng). Các tay nổi tiếng trong xử lý phòng như TimPerry (chủ trang web chuyên thiết kế phòng nghe chuyên nghiệp arqen.com) hay Art Noxon, chủ và là sang lập ASC bass trap nổi tiếng đưa ra lời khuyên, là dùng 1 cái head-phone tốt (tham khảo thêm: https://vnav.vn/threads/audiophile-...a-co-the-han-che-ton-that.45805/#post-1862580)

    2.3. Độ tương phản = contrast , cái này tạo ra độ dynamic. HÌNH= độ tương phản trong hình ảnh giúp phân biệt các chi tiết hình kế nhau rõ hơn. ÂM = độ tương phản giúp các chi tiết trong bản nhạc tách bạch khỏi nhau, không nhòe vào nhau, thường, để đánh giá dynamic, thường dùng bản nhạc có Tiếng đại bác nổ đùng 1 cái. Tinh hơn nữa thì hệ thống đạt được mức độ gọi là micro-dynamic. Khi đó, nghe tiếng violin, piano với hệ thống có độ phân giải cao kèm với dynamic tốt ở mức micro-dynamic, bạn sẽ cảm nhận rất rõ ngay cả đến kỹ thuật chơi của nghệ sĩ, cây piano đàn đó là đứng hay đại dương cầm, với đôi tai tốt, bạn nhận ra đưoợc thậm chí là cây piano steinway hay Yamaha, . . . Độ phân giải cao kèm với dynamic tốt giúp sự trình diễn của hệ thống phong phú hơn, không bị đơn điệu (ít âm).

    Lưu ý: muốn đạt tối đa thì ngoài những điều trên còn 1 chuyện nữa là nghe near-field. Vị trí nghe cách loa < 3m.

    Và sau cùng, sự hòa quyện đầy đủ các tiêu chuẩn độ phân giải-tone-dynamic làm cho âm có 1 cảm giác rất lạ mà ít người nói đến: âm chất ĐÀNG HOÀNG – ÂM VỮNG – ĐỘ SANG TRỌNG. tuy nhiên những nhận định này thật khó. Khó vì mỗi người có 1 năng lực nhận định khác nhau. Người chuyên về đánh giá âm hình, người chuyên về âm chất,.. . . . .
     
  4. audio-abc

    audio-abc Advanced Member

    Joined:
    10/1/06
    Messages:
    464
    Likes Received:
    459
    Location:
    Hanoi
    Cám ơn bác đã chia sẻ để giúp cho con đường đến với audio của người đi sau bớt tốn kém tiền bạc và thời gian.
     
  5. dungkts

    dungkts Advanced Member

    Joined:
    12/2/06
    Messages:
    494
    Likes Received:
    109
    Cảm ơn chia sẻ quý giá của bác.
     
  6. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    [​IMG] hình trích từ trang http://arqen.com/acoustics-101/room-setup-speaker-placement/ , 1 trang rất hay về setup phòng, hướng dẫn làm tất cả các mẫu tán âm, anh em ta k cần mua từ shop nào cả, đây có hướng dẫn đủ hết, nếu sau lưng không đủ 10 feet = 3m trở lên thì phải hút âm cho BASS, muốn dùng tán tại vị trí này thì tán phải xuống được tần số thấp
     
  7. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    em xin gửi phần 3-4-5

    3. Luyện tập kỹ năng, thái độ để có khả năng nghe tốt

    3.1. Nghe dàn có độ trung thực cao chưa đủ, mà còn phải giao lưu nghe nhiều dàn, nhiều âm chất khác nhau, nhiều cách setup khác nhau, sẽ giúp tăng khả năng đánh giá âm thanh, khả năng phân tích âm thanh bén nhạy hơn.

    3.2. “Nghe bằng tai mình hay bằng tai người khác” : cần tránh 2 thái cực quá đáng trong vấn đề này. 1 số bác thì nghe bằng tai người khác. Đó là khi thích chơi, nhưng khả năng nghe chỉ đến 1 mức nào đó, khuyết điểm là quá nhiều người tham mưu thì sẽ loạn lên, chưa nói đến cò ẩn mình gây tốn kém. Mình không phản đối cách này, nhưng phải biết chọn quân sư, kèm vào đó là vừa hỏi vừa học, kỹ năng nghe sẽ lên. Ngược lại, nghe chỉ bằng tai mình, bảo thủ thì anh khó tiến vì, mỗi người sẽ có thế mạnh riêng khác nhau, có người chuyên về đánh giá âm hình, người chuyên về âm chất, có bác chuyên nghe bass, bác khác lại thích treble. ở mỗi người, ta sẽ học được 1 điều gì đó, quan trọng là ta có chịu lắng nghe. ở mỗi người sẽ có 1 cái gì đó cho ta học hỏi.

    3.3. Đừng quan tâm đến giá trị bộ dàn khi thẩm âm, đừng để giá trị lớn của nó lấn át suy nghĩ để rồi có tình trạng nghe bằng niềm tin. Trong audio có quy tắc: đồ đắt chưa chắc hay (đặc biệt là khi chơi không biết phối ghép), nhưng đồ hay không thể nào rẻ được.

    3.4. Hãy luôn xin những nhận định âm tính (chê) của bạn bè (dĩ nhiên mình sẽ lọc lại xem người ta nhận định đúng không), vì qua đó bạn mới biết thật sự hệ thống của mình ra sao. Điều nay giống trong cuộc sống thôi, bạn tốt là bạn góp ý cho mình, còn kẻ chỉ biết khen mình thì đó là kẻ không muốn giúp mình. Trong audio, vì nể nhau, vì cái tính cách người việt ngại chê, nên người ta k dám nói, bản thân em, sau khi anh em nghe xong, về nhà, em luôn gọi điện xin góp ý, chứ ngay lúc mới nghe, thường anh em ngại không dám nói, bạn phải xin, người ta không ngại gì mà k giúp bạn về chuyện này.



    4. Cắm rút: Cắm rút, là việc không thể thiếu đối với dân audiophile, dân audiophile có điểm nổi bật là không hề có chuyện chung thủy, trước khi gồng mình mua 1 món cao hơn (nâng cấp í mà), luôn luôn anh tự nhủ, đây là lần cuối để rồi ít hôm lại nói lần nữa, riết, em chả thèm nói nữa. Cắm rút là việc không thể thiếu trong quá trình nâng cấp, tuy nhiên, thường-rất thường có chuyện sau:
    --> khi cắm rút thấy âm thanh thay đổi là quyết định mua, chứ không phải là hay hơn ( thường gâp lắm). Để tránh tình trạng này, Bạn hãy cắm rút - so sánh nhiều lần để cố nhìn ra, bạn cần chậm lại trong quyết định mua, hãy nghe kỹ hơn, hãy luôn nhớ hầu hết đều có điểm được và điểm mất khi đổi 1 món đồ, hãy cố gắng nhìn ra những điểm mất khi thay món đồ đó vào. Muốn vậy, phải luyện tập kỹ năng nghe (hoặc nhờ 1 người bạn ĐÁNG TIN tư vấn, cùng test, ) phải có 1 hệ quy chiếu để tai không bị lệch (headphone tốt)

    5. Âm hình thật và âm hình ảo (fantom image).

    5.1. Âm hình: (vị trí nghe và loa tạo ra tam giác đều cho đến gần đều – tham khảo: https://vnav.vn/threads/chuyen-de-setup-loa-phong-tu-ly-thuyet-den-thuc-te.56172/ . đặc điểm âm giải thích hiện tượng trên là: (1) treble có tình định hướng cao, (2) mid kém định hướng cao như treble , (3) bass khi gần tường có xu hướng tăng cường độ ngoài việc xảy ra SBIR (hiệu ứng loa-tường)

    5.1.1. Khi kéo 2 loa lại gần nhau, sóng âm thuộc dải tần mid giữa 2 loa hòa vào nhau tạo nên hình ảnh của ca sĩ ở trung tâm sân khấu, kích thước ca sĩ lớn bé tùy vào tỉ lệ tương đối về âm lượng của dải mid với phần còn lại trong phổ âm. Khi 2 loa càng gần nhau, âm hình ca sĩ sẽ càng lớn, nhưng sân khấu sẽ càng bị nhỏ

    5.1.2. Khi kéo 2 loa ra xa, âm hình ca sĩ nhỏ lại, sân khấu lớn ra. Việc điều chỉnh cần phải vừa phải đừng quá đáng sẽ gây sai lệch

    5.1.3. Khi kéo 2 loa ra xa nhau quá đáng, âm mid 2 bên không hòa vào nhau được, hậu quả là cảm giác mất âm hình của ca sĩ ở giữa, có cảm giác 2 loa tách biệt, không hòa nhau, cảm giác như âm trường bị lủng 1 lỗ ở giữa.

    5.2. Âm hình thật là âm hình đúng, nó do thông tin trong sóng âm trực tiếp tạo ra.

    5.3. Âm hình ảo là âm hình do sóng âm gián tiếp tạo ra. Sóng âm từ loa đập vào vách, rồi mới đến tai người nghe. Trong 1 số trường hợp, cường độ sóng âm gián tiếp bị cộng hưởng, tăng cường độ ở 1 số dải tần sẽ làm người nghe có cảm giác âm từ vách tường ra chứ không phải từ loa (giống như khi vách tường là tấm gương, và bạn nhìn thấy cái loa ở trong vách tường mà không thấy cái loa rong phòng). Điều này trước đây em có nghe bạn bè thán phục khen, nói nhà anh . . . .bật loa mà có cảm giác ca sĩ ở sâu sau bức tường ??, em thì mắt tròn mắt dẹt dương lên nghe, chẳng hiểu tại sao, bạn em thì cho là do loa, máy xịn. Nhưng bầy giờ thì lí giải được, đó là do sóng gián tiếp gây ra, và bạn hình dung tường hậu loa như 1 tấm kính, cái mà bạn nghe\nhìn thấy là hình của loa trong kính, do đó nó tạo ra ảo giác như nguồn âm ở sâu sau bức tường. vì vậy mà có thuật ngữ mô tả hiện tượng đó là fantom image

    5.4. Vậy việc chỉnh âm hình, âm trường như thế nào cho đúng. Cũng như thi hoa hậu, không phải cứ vòng 1 to là đạt, mà cần có sự cân đối. Khi hỏi 1 anh bạn chơi audio rất giỏi bên mỹ (Tín Bùi), anh có nói, theo kinh nghiệm của anh khi set loa có 3 việc phải đạt (1) anh sử dụng track số 2 (tonight I celebrate my love ) của Yao Si Ting, ca sĩ nam và nữ cách nhau khoảng 0,5 m ( có thể tăng đến 0,7m). (2) Hotel California: 3 cây guitar trái, phải và center vào 1 thời điểm 3 cây guitar cùng đánh 1 nhịp, như kiểu song kiếm hợp bích (lâu quá anh ấy quên giây thứ mấy rồi ) . tuy 3 cây 3 hướng nhưng hòa làm một theo 1 đường thẳng, khi đó là phase 2 bên loa rất cân nhau mới đạt được điều này (3) CD don’t speak of me, bài 3 tất cả âm thanh bài này 100% ở chính giữa. 2 loa không nghe gì cả. tại sao có cái 0,5m, là vì thử set up rất nhiều dàn khác nhau. Anh nhận xét khi mà set up đạt rồi thì khoảng cách là 0,5m, còn những lần khoảng cách không như vậy thì nghe nhiều bài thấy chưa ổn, kinh nghiệm cá nhân anh ấy tuyền lại. hoặc bác Đại – a Thảo có đĩa set up loa DSD có vị trí từng nhạc cụ, nhưng em bận quá không thử được, bác nào qua em chơi mang theo usb em chép cho. Hoặc liên hệ bác Đại, a Thảo
     
    cheetah, newkoi, Lesailes and 6 others like this.
  8. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    phần 6
    6. Âm học phòng nghe: 1- Chọn phòng nghe:
    6.1. Thể tích: Phòng nghe thể tích càng lớn cho âm càng tốt, tự nhiên hơn, ít bị méo âm.
    6.2. Tỉ lệ: tỉ lệ tốt làm cho âm có nhiều room mode rải ra trong phổ âm, tỉ lệ này có trong bài viết: https://vnav.vn/threads/chuyen-de-setup-loa-phong-tu-ly-thuyet-den-thuc-te.56172/ nhưng em và đa số không quan tâm vì (1) tiền đâu mà xây nhà mới. mua được cái nhà và kiếm được phòng nghe riêng là may rồi, (2) tỉ lệ tốt giúp mode âm rải ra nhiều tần số, nhưng nếu chơi tới bến thì bấy nhiêu không đủ, em muốn nhiều hơn nữa, tức là không cho mod âm nào hiện diện hết, em sẽ làm cho phòng không có ảnh hưởng room mode lên âm được tạo ra. Vậy nên, cái em quan tâm là trong nhà có nhiều phòng, cần chiếm phòng nào cơ, tức là hình dáng, kích thước
    6.3. Chiều cao: càng cao càng tốt, vì sao, vì em sẽ treo hút âm theo nguyên lý xốp lên trên trần nhà, hút âm càng xa tường càng hút tần số thấp tốt. trong khi đó việc treo trên trần không làm mất không gian sử dụng của anh em ta. Tham khảo thêm: https://vnav.vn/threads/hut-am-ly-thuyet-va-kinh-nghiem-thuc-te-trong-xu-ly-phong.28505/
    6.4. Chiều dài: Phòng càng dài càng tốt:
    6.4.1. vì phòng cần có chiều dài để sóng âm bước sóng dài (bass) có thể hình thành và phát triển trong phòng. Phòng ngắn làm sóng âm không hình thành và phát triển được, loa có bass xuống sâu thì cũng không thể hiện ra được
    6.4.2. vì trong set up phòng có quy tắc vị trí ngồi là tại vị trí 38% ch dài phòng, sau lưng người nghe là 62% ch dài phòng, nếu không đủ (dĩ nhiên là VN mình cực kỳ hiếm khi đủ) thì đành ngồi ngược lại, trước mặt là 82%, sau lưng là 38% (https://vnav.vn/threads/chuyen-de-setup-loa-phong-tu-ly-thuyet-den-thuc-te.56172/). Nhưng nhớ, 38% không là quy luật, chỉ là gợi ý, chỗ ngồi thật sự sẽ dao động quanh con số này, từ 35-43%. VN ta thường có sai lậm ngồi dực lưng sát vào tường.
    6.4.3. Vì rằng, nên nghe theo chiều dọc của phòng vì đáp ứng tần số bass tốt hơn (flatten bass respond)
    6.5. Hình dáng phòng: khu vực từ điểm phản xạ âm đầu tiên ở vách tường hông cho đến tường hậu sau loa nên thật cân xứng để cân bằng âm phản xạ, tránh lệch âm hình:
    6.5.1. Mặt tường giữa 2 loa-sau lưng loa phải thật cân xứng để âm phản xạ đến ta cũng cân xứng, từ đó mới có được âm hình chuẩn
    6.5.2. Hút bass phần sau lưng bạn phải thật tốt: Nếu sau lưng bạn mà có thể mở cửa sổ cho âm thông ra ngoài hoặc sang phòng khác, sang nhà hàng xóm chẳng hạn thì Yeah, wonderful, vì sao, Theo Artnoxon (chủ hãng ASC) trong bài viết về xử lý bass, ông yêu cầu bass cần như 1 cơn sóng thần, sinh ra và lớn lên thật nhanh, tràn qua bạn và đi luôn mà không quay trở lại. Arqen cũng yêu cầu hút tần số bass phải rất tốt ở khu vực sau lưng bạn (khi mở cửa sổ ra ngoài trời nghĩa là chỗ đó có hệ số hút âm đạt tối đa = 1.)
    6.6. Chiều ngang ít nhất 3,8 m trở lên, em chưa kinh qua phòng nhỏ hẹp nên không có kinh nghiệm phòng nhỏ hơn
     
    cheetah, sông lô, newkoi and 3 others like this.
  9. quangnt

    quangnt Advanced Member

    Joined:
    29/10/11
    Messages:
    2.410
    Likes Received:
    123
    Bác sỹ viết hay và logic, cảm ơn và mời a tiếp tục
     
  10. huyhoang

    huyhoang Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    1.019
    Likes Received:
    285
    Location:
    Tp Hồ Chí Minh
    Bài viết của Bác chủ topic hay quá , rất hữu dụng cho cộng đồng , đây chính là trải nghiệm , là xương máu và là tâm huyết của bác chủ .
     
  11. hoangde_HD

    hoangde_HD Advanced Member

    Joined:
    8/11/16
    Messages:
    73
    Likes Received:
    42
    Location:
    Hải Dương
    Bài viết xác thực, hay và bổ ích. Cảm ơn bác chủ thớt.
     
  12. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    7. Âm học phòng nghe: phần 3-hút âm hay tán âm. Ở đây chỉ là bàn về nguyên tắc thôi. Cụ thể sẽ ở phần kế
    (a) Bàn về Hút, Tán, và không làm gì hết
    7.1.Hút cái gì, tán cái gì ? Các bác sẽ nói, á cái thằng này khùng, vậy cũng bày đặt hỏi, Hi, dạ không, em hỏi sâu hơn. Trước khi đi mua/làm hút/tán âm, có bao giờ các bác tự hỏi âm mục tiêu mà mình xử lý là khoảng tần số nào chưa, điều này càng đặc biệt khi nói tán âm trong tần số nào nữa. phải biết để tránh sai lầm. Mỗi loại thiết kế có khoảng tần số hoạt động riêng. Và ta phải biết khi bỏ tiền ra là ta đang mua cái gì
    7.2. Hút âm – Ưu = Ưu là giữ âm lại không cho âm dội ra gây giao thoa sóng à đáp tần bằng phẳng hơn, ., âm thanh không bị chạy vòng vòng ttrong phòng gây ra độ ồn (noise) gây ra echo do đó back ground noise giảm, độ trong tiếng tốt hơn, các chi tiết rõ hơn à Gia tăng độ rõ ràng của các chi tiết trong bản ghi (transparent, clear), nghe được nhiều chi tiết của bản ghi hơn (tăng độ phân giải). âm thanh đến tai người nghe đúng thời điểm-không bị pha tạp với âm gián tiếp đến trễ hơn 1 xíu (gây lệch pha), do đó âm hình chính xác-rõ ràng hơn định vị nhạc cụ rõ hơn. Nghe được đúng bản nhạc, không bị room mode làm colourful âm của system (đạt được mục tiêu: “ hear the music, not the room”)
    7.3. Hút âm – Khuyết = Khuyết (1) giảm đi độ sống (live), độ đầy (đầy nhạc của căn phòng, do còn echo nên tạo ra nhạc tính thêm vào bản ghi (colourful, có người thích điều này, người không thích, tuy nhiên echo nhiều thì là 1 thảm họa thật sự). Khuyết (2) hút mất năng lượng của hệ thống, do đó nếu amp không đủ mạnh thì dàn có cảm giác thiếu năng lượng, Đặc biệt là gây thiếu bass hệ thống dùng loa có tần số bass không xuống đủ thấp mà chủ nhân muốn lấy lượng bù chất (tăng bass) bằng cách chỉnh vị trí loa cho tường trợ lực tiếng bass khi loa gần tường hậu (hoặc ứng dụng SBIR làm tăng tần số bass nào đó).
    7.4. Tán Âm – Ưu= làm giảm bớt ảnh hưởng của giao thoa sóng gây ra dips-picks, nghĩa là đạt được đáp tần ít gồ ghề hơn) mà ít làm mất năng lượng hệ thống, ít làm mất độ sống, có thêm nhạc tính (là 1 kiểu colourful), thêm airies cho hệ thống. Gia tăng tán âm sẽ tạo cảm giác trường âm lan tỏa trong phòng, tạo ra a reverberation làm cảm giác âm ấm hơn và phong phú hơn. Tuy nhiên để tán âm phát huy tác dụng thì phải tính đến đường đi của âm thanh, và khoảng cách giữa tán âm và vị trí ngồi.
    7.5. Tán âm – khuyết = cái trả giá của việc dùng tán âm là mất đi một chút nào đó độ trong, rõ của âm, giảm độ chính xác trong định vị nhạc cụ, người hát, giảm 1 chút độ rõ âm hình, giảm đi 1 chút độ phân giải của hệ thống (so với dùng hút âm) do back ground noise không ở mức thấp như khi dùng hút âm. 1 chút với người nghe thông thường chẳng là gì, nhưng với kiểu nghe crital listening (là kiểu nghe Nghiêm túc, đòi hỏi khắt khe) thì không chấp nhận. Bởi vậy, cái này tùy cá nhân và tùy loại nhạc thường nghe. Nếu thích nghe giao hưởng sẽ xu hướng dùng tán với rT60 dài hơn (0,4-0,5 s) so với kiểu nghe multitrack với micro đặt sát bên nhạc cụ, sát bên người hát (closed mike) (rT 60 = 0,2-0,3 s)
    7.6. Mảng tường\trần trống trơn (không hút, không tán): tức là phòng không xử lý hút tán sẽ cho ta độ sống, độ bảo tồn năng lượng nhiều nhất (ít đòi hỏi công suất amp), và sẽ trả giá bằng đáp tần gồ ghề (cố gắng tìm vị trí đặt loa và chỗ ngồi thật cẩn thận sẽ hạn chế bớt nhiều, đặc biệt khi bạn chơi loa nhỏ, nhưng vùng sweet spot sẽ rất nhỏ, và sweet tương đối chứ chưa thật sweet hết mức), nhạc tính nhiều, thậm chí có thể có quá nhiều echo.
    ==> Không bao giờ để mảng tường LỚN không xử lý (Nghĩa là sẽ có những trường hợp cụ thể cần để trống trên 1 mảng tường nhỏ tại để điểm phản xạ sớm)

    (b) Xử lý điểm phản xạ sớm
    ⦁ Làm tăng độ rõ, âm hình tốt hơn, theo thứ tự ngăn phản xạ là hút rồi đến tán
    ⦁ Sóng phản xạ tại 1st reflection ở mức độ rất nhỏ (suble) có thể tạo cảm giác nhạc tính, nhưng khi hiệu ứng phản xạ này gia tăng sẽ gây comb filtering (or “time smearing”) à méo âm, coloration (vd violin thành viola), che lấp các chi tiết trong bản nhạc, làm định vị âm hình kém rõ
    Vị trí đặt hút âm: sắp xếp theo độ quan trọng
    1. Nguyên tắc: Hút tại nơi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng. Và tại vị trí này nếu muốn hút bass tốt thì phải xem nguyên lý hút âm, loại bản mỏng dao động là loại hút áp lực thì cần để sát tường, nếu là vật liệu xốp (sporous) là hút vận tốc thì hút xa tường (tại ¼ bước sóng mục tiêu)
    2. Nơi mà tất cả các sóng đều tập trung là giao của 3 mặt phẳng trần hoặc sàn và 2 tường kế nhau, tiếp theo là giao của từng cặp kế nhau: 2 tường kế nhau, tường trần kế nhau, trần sàn kế nhau. Do đó nên hút tại
    a. Đặt tại các góc giao giữa 2 tường đứng (4 góc) từ sàn đến trần
    b. Chi phí cho phép: nên hút phổ rộng đặt tại góc giao giữa trần-tường (4 tường đứng )
    3. Nếu chỗ nghe cách tường hậu < 3m thì tường hậu nên/phải có hút âm phổ rộng, đặc biệt là hút bass tại đây.
    4. Nên treo hút âm phổ rộng toàn bộ trần, và treo cách xa trần để hút tốt hơn tần số thấp, nếu muốn tăng độ sống (chấp nhận mất độ trong, rõ, âm hình) thì treo tán âm trước phía hút âm
    5. Tại vị trí 1st reflection của tường sau lưng loa và tường hậu: hút hay tán hay để trống không xử lý là tùy trường hợp. nếu bạn muốn tuyệt đối sự trong, tĩnh của back ground, tách lớp âm thanh, âm hình thật rõ, từng chi tiết trong bản thu thật rõ (texture), cảm được cái ambience của nơi thu (trong trường hợp tinh tế này thì thường đòi hỏi hệ thống thật tốt mới ra được, muốn cảm nhận sự tinh khiết tuyệt đối của âm thanh thì dùng hút âm. Nếu muốn cảm giác không gian mở rộng hơn, có thêm airy, cảm giác warm, nhạc tính thì dùng tán âm (đừng quên cân nhắc cái giá phải trả). Tuy nhiên lưu ý, không có gì là tuyệt đối, đb khi nói đến audio, làm đúng tất cả những nguyên tắc, hệ thống bạn sẽ đạt 90-99% mức độ tối ưu mà nó co thể. Đôi khi có cái khó lường, vd hệ thống của mình lúc trước dùng (2 cái mỗi bên) đủ hút âm phổ rộng 1st reflection cho tường hông cho âm thanh rất rõ, timber đúng, nhưng với 1 sự thay đổi nhỏ trong hệ thống sau đó thì đàn điện trong you and your friend thiếu độ căng, timber hơi lệch, phải bỏ bớt 1 hút âm, nghĩa là vị trí đó để tướng trống thì mới lấy lại được âm chất của cây đàn điện (dĩ nhiên phải chấp nhận mất 1 chút độ rõ âm ở phần mid low)
    Vị trí đặt tán âm
    1. Tán âm phải chọn 1 d hay 2 d
    , hướng đi của sóng tán
    2. Tán âm phải định hướng âm tán sẽ đi đến tai và phải đến được tai: trần thì treo ở giữa và hướng âm tán theo chiều trước sau cho âm đến được người nghe.
    3. Tán vách hay mặt tường sau lưng loa, tán tường sau lưng người nghe phải ngang tầm tai. Hướng tán âm cho sóng đi song song mặt đất đến được tai người mà dọc đường không bị hút âm chặn lại (mất tác dụng) , nghĩa là trung tâm của tán âm phải cao ngang tai người nghe # 1.1 m
    4. Lưu ý khoảng cách vị trí nghe – tán âm: Phải lưu ý ngồi đủ xa tán âm, vì nếu ngồi gần tán âm quá sẽ nghe artifacts như near field comb filtering. è càng xa càng tốt. vậy khoảng cách bao nhiêu là tối thiểu và tốt nhất là bao nhiêu ? Mỗi tán âm sẽ được thiết kế để có 1 khoảng tần số hoạt động nào đó. Hầu hết các tán âm dùng trong phòng thu và phòng nghe có tần số tán âm hiệu quả tối thiểu # 300 – 500 Hz. Nếu ngồi gần hơn 1,5 lần bước sóng dài nhất (tần số càng thấp bước sóng càng dài) à sẽ không đủ khoảng cách cho sóng âm tần số thấp hình thành và tán ra đầy đủ. à bạn sẽ nghe bất thường về pha (điển hình là "phasey" sounding distortions) = méo âm kiểu sai phase gây ra do near field comb filtering. è Hướng dẫn (k phải quy luật cứng nhắc): An toàn\lý tưởng = ngồi xa ít nhất 3 lần bước xóng dài nhất của tán âm đó, nếu thiếu chỗ quá thì tạm chấp nhận 1,5 lần bước sóng. (minimum). Vậy với tán âm nói trên, ta sẽ quan tâm đến tần số 300 Hz, (bước sóng là 1,14m, để dễ nhớ, làm tròn thành 1m), khi đó, k cách tối thiểu là 1.5 m, (áp dụng quy luật the 1.5 x rule = luật 1,5 lần bước sóng dài nhất), và khoảng cách an toàn là 3 m, (áp dụng quy luật 3 x rule , tạm dịch là luật 3 lần bước sóng dài nhất).
    5. Vì vậy, không nên sử dụng tán âm trong phòng nghe nhỏ, trừ khi đảm bảo bạn ngồi đủ xa tán âm. Hoặc dùng tán âm với phổ tần số thấp > 1.5 lần)
    Xác định mức cân bằng giữa hút âm-tán âm- và thời gian vang âm (RT60)
    1st trước tiên:
    bass trap và 1st reflection nhằm tạo ra một vùng nghe không phản xạ (RFZ = reflective-free zone)
    2nd xử lý trần và các tường nếu có thể
    3th để ngăn slap / flutter echo là không để các mảng tường/trần lớn không xử lý
    4th tránh trải thảm (nếu muốn thì chỉ 1 phần nhỏ nơi bạn nghe = 1st reflection, vì thảm hút chỉ tần số cao à âm bị đần (dull) âm nghe có vẻ rẻ tiền đi
    5th rT60 bao nhiêu ? nếu không cần độ chính xác của âm thì dùng thêm tán âm để có thêm độ sống, nhạc tính (hút âm phổ rộng 20% diện tích , tán âm 20-30 % diện tích rồi đo rt 60 cho phòng lớn, rt 30 cho phòng nhỏ), vang âm bao nhiêu là đủ ? In control rooms and listening rooms, typical decay time (T60) values are 0.2 to 0.5 seconds between 250 Hz to 4 kHz. If you’re in a particularly small room (say, a bedroom), aim for 0.1 to 0.3 seconds. Phòng càng nhỏ càng nên cho vang âm ít/ngắn. Phòng kiểm âm The most accurate control rooms rT 60 < 0.3 seconds. Chủ yếu nghe giao hưởng à more live room (0.4 to 0.5 seconds). Nếu nghe loại nhạc mix từ nhiều track với micro sát bên nhạc cụ/ca sĩ, thì 0.2 to 0.3 seconds. Nghe tùm lum đủ thứ à 0,35 s
     
  13. lech

    lech Advanced Member

    Joined:
    27/7/17
    Messages:
    127
    Likes Received:
    43
    Location:
    VietNam
    Cảm ơn tác giả ạ.
    Hay quá, nhưng càng về sau càng thấy hàn lâm ^^
     
    quangtrang77 likes this.
  14. dokien

    dokien Advanced Member

    Joined:
    1/6/06
    Messages:
    735
    Likes Received:
    157
    Công phu quá aP ui! Cho e sang thẩm & học với?
     
  15. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    "Hàn lâm", đúng mà không đúng bác ơi, chơi là phải chơi cho tới,ĐỪNG TỚI BẰNG TIỀN, mà hãy tới bằng đam mê cháy bỏng kết hợp với kiến thức sâu-rộng. Bể học vốn mênh mông lắm bác ơi.
     
  16. quanghuy147

    quanghuy147 Advanced Member

    Joined:
    21/8/08
    Messages:
    406
    Likes Received:
    65
    Xin cảm ơn bác, mong sớm có dịp giao lưu với bác để học hỏi.
     
  17. newkoi

    newkoi Advanced Member

    Joined:
    8/3/10
    Messages:
    292
    Likes Received:
    37
    Bài viết công phu và hấp dẫn. Nhiều nội dung bác chủ diễn tả tóm lược, giản dị rất dễ hình dung, chứng tỏ basc bác trải nghiệm nhiều. Mong sớm đọc tiếp 12 nội dung còn lại của bác!
     
  18. Phanthanhvan

    Phanthanhvan Advanced Member

    Joined:
    11/6/14
    Messages:
    57
    Likes Received:
    14
    Location:
    Bình Tân
    Mong có cơ hội sang phòng nghe của bác để được thưởng thức, bác nói hay quá, sang học hỏi tí.
     
  19. quanghuy147

    quanghuy147 Advanced Member

    Joined:
    21/8/08
    Messages:
    406
    Likes Received:
    65
    Bao nhiêu người hâm mộ mong gặp bác, bác ráng sắp xếp thời gian cho mọi người một cái hẹn với. :)
     
  20. ds2k

    ds2k Advanced Member

    Joined:
    30/1/06
    Messages:
    186
    Likes Received:
    52
    Còn nhiều mục kế tiếp nữa mà lâu rồi ko thấy anh PDAlove viết thêm. Lên bài đi anh ơi :)
     
  21. Kavat

    Kavat Advanced Member

    Joined:
    29/10/19
    Messages:
    203
    Likes Received:
    135
    Em chờ mục 9 Set up loa và chỗ ngồi quá

    Loa của em bị để hơi xa nhau (do kết cấu phòng ko thay đổi được), tới gần 3m lận

    Các bác biết cách nào để tiếng đỡ bị loãng ra hai bên không ạ (nhiều khi âm hình khó tụ vào giữa). Em đã thử kê chụm hướng vào giữa kha khá rồi ạ.
     
  22. yeu loa

    yeu loa Advanced Member

    Joined:
    12/7/11
    Messages:
    190
    Likes Received:
    122
    Bài viết của bác hay quá, em kết nhất câu này: "dân audiophile có điểm nổi bật là không hề có chuyện chung thủy"
    Cám ơn bác về bài phân tích này!!!
     
  23. khttc9

    khttc9 Advanced Member

    Joined:
    24/8/10
    Messages:
    273
    Likes Received:
    26
    Viết tiếp đi anh Phương !
    Anh viết hay lắm và dễ hiểu
     
  24. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.416
    Likes Received:
    1.332
    Location:
    TPHCM
    Bài viết rất hay và đúng. Viết được thế này cần cả kiến thức và đam mê !
     
  25. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    hoangde_HD likes this.

Share This Page

Loading...