chuyên đề setup loa-phòng từ lý thuyết đến thực tế

Discussion in 'Thiết kế phòng nghe' started by PDAlove, 31/3/18.

  1. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Quy ước lấy người nghe làm hệ quy chiếu, tường trước mặt người nghe (tường sau lưng loa) là tường trước, tường sau lưng người nghe là tường hậu, bên phải người nghe là tường phải, loa phía bên tay phải người nghe là loa phải.

    1 Một số kiến thức căn bản quan trọng làm nền tảng cho việc set up loa
    1.1 Room mode
    : có rất nhiều bài viết về vấn đề này, và đã từ rất lâu nay mọi người
    đều biết đến nên em sẽ không viết sâu thêm, chỉ đưa ra ví dụ: 1 phòng chuẩn tại
    VN thường có khoảng cách 2 tường là 3.8m. (Phòng có 3 chiều, mình xin lấy vd
    chỉ 1 chiều mà thôi). Ta biết vận tốc âm thanh 343m\s, (cũng có tài liệu 345, ….
    Chênh lệch chút, chả sao). Mode cộng hưởng đầu tiên mà phòng bị ( Bước sóng
    căn bản, f0 ) : room mode là sóng âm có chiều dài bằng 1\2 chiều dài phòng mà
    ta đang xem xét. Với dài phòng 3.8m, thì room mode sẽ xảy ra với sóng âm có
    bước sóng = 3.8m x 2 = 7,6m, lấy vt sóng âm 343 m : 7,6m # 45 Hz). Công thức:
    f0 = 343 : 2 x chiều dài phòng. Các room mode tiếp theo có bước sóng bằng ½
    room mod trước = tần số thì gấp đôi (90 Hz, rồi 180 Hz)
    1.2 Phân loại sóng âm theo cách thức hoạt động. (The Schroeder / Transition
    Frequency, xem thêm tại http://www.acousticfrontiers.com/2012314the-
    schroeder-transition-frequency-explained-html/) (1) Sóng âm có f dưới
    250Hz hoạt động theo kiểu sóng (wave) nghĩa là loa phát ra trước nhưng
    sóng vẫn tràn ra sau, luồn lách vào mọi ngóc nghách và nó ít có tính định
    hướng (nguồn âm). (2) “Sóng” âm f > 250 Hz, sóng có xu hướng hoạt động
    theo kiểu tia (ray), âm có tính định hướng cao hơn, sóng âm này ít đi vòng
    mà xu hướng nảy qua nảy lại như tia sáng. Ta sẽ đặt trọng tâm vào khúc
    tần số 250Hz trở xuống (vì đây là phần bass rất khó điều khiển, khó kiểm
    soát, trong khi đó , tần số 250 Hz trở lên rất dễ dàng xử lý với hút và tán
    âm. Bass có năng lượng rất nhiều, xử lý rất khó và rất tốn kém. Thực chất
    của hút chỉ là việc chuyển năng lượng sóng âm thành năng lượng nhiệt
    thông qua ma sát mà thôi. Cũng có cách khác là mở của sổ cho nó bay bớt
    qua bên nhà hàng xóm (nghiêm túc nhé, he he)
    1.3 Hiệu ứng tăng bass khi để loa gần tường front wall (it also causes low shelving,
    a boost in the bass response (akin to the proximity effect that happens when
    you place a sound source close to a directional microphone). Cái này có thể
    dùng Equalizer để điều chỉnh được
    1.4 Hiệu ứng loa – tường [Speaker-Boundary Interference Response (SBIR)]
    tương tác giữa nguồn âm (loa) và tường-sàn-trần gần bên, có lẽ chúng ta dịch là
    hiệu loa tường chăng (vì hầu hết, cái mà chúng ta can thiệp được là tường, còn
    vấn đề sàn và trần thường rất khó can thiệp. SBIR là 1 khái niệm mới được cụ
    thể hóa gần đây, (từ khoảng 2\1994, art noxon, chủ hãng ASC đã có bài viết về
    vấn đề này nhưng tác giả chưa gọi được tên nó là SBIR mà cho là resonent
    mod). Bài viết rõ ràng nhất mà bạn nên đọc về SBIR là
    http://arqen.com/acoustics-101/speaker-placement-boundary-interference/.
    SBIR có thể nói là khái niệm mới với nhiều anh em nên em xin phân tích kỹ
    thêm chút ít (hình minh họa rất rõ trong trang của arquen). SBIR gây ảnh
    hưởng âm xấu hơn room mode = dips sâu hơn nhiều so với dips gây ra do
    room mode, các bác xem hình của Arquen tại
    http://arqen.com/wp-content/gallery/room-setup-speaker-placement/sbir-dip-
    frequency-response.png
    với hình nói trên, các bạn thấy dips do SBIR gây mất tới 15 db, trong khi đó,
    các dips khác chỉ gây mất không quá 5db.
    Và hình minh họa nguyên lý xảy ra SBIR của ARQUEN:
    http://arqen.com/wp-content/gallery/room-setup-speaker-placement/sbir-
    speaker-wall-quarter-wavelength-cancellation-w1024.jpg
     
    MrHaiTran, Wilson Fans, ds2k and 9 others like this.
  2. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    1.4.1 VD như khi ta để loa cách tường trước 1m, âm thanh sẽ chia làm 2 phần:
    1 phần phóng ra trước (direct sound), 1 phần ra sau đập vào tường và
    rồi dội ra trước (refleced sound), reflected sound hòa với sóng trực tiếp
    và giao thoa. Ta xét 2 hiện tượng đáng sợ nhất là triệt tiêu sóng hoặc
    cộng hưởng sóng, còn mấy cái lưng lửng ở giữa thì thôi, ít ảnh hưởng, tha
    cho nó đi, kệ nó.
    1.4.1.1 Triệt tiêu = cancel lẫn nhau do cùng tần số nhưng ngược biên độ = lệch
    pha 180độ. Đó là khi tổng đường sóng âm đi ra sau rồi vòng đến mặt
    trước loa mất chính xác 1\2 chu kỳ sóng (lệch pha 180 độ). Nghĩa là
    tường là trung điểm của đường đi = loa cách tường ¼ bước sóng. Trong
    vd này, Loa cách tường 1m, vậy triệt tiêu sóng xảy ra với sóng có độ dài
    bước sóng 4m (344 m\s : 4m = 86 Hz, vậy ta sẽ mất âm ở tần số 86 Hz.
    Ta có thể dùng Equalizer gia tăng âm ở dải âm 86 Hz nhằm bù lại mất
    mát không. Câu trả lời là KHÔNG vì sóng direct có cường độ lớn bao
    nhiêu thì sóng gián tiếp cũng có cường độ chính xác bấy nhiêu (ngược
    pha, 180 độ). Vậy EQ bó tay. Nhưng em không bó tay
    1.4.1.2 Cộng hưởng: hiện tượng xảy ra do giao thoa sóng cùng pha và cùng tần
    số nghĩa là tổng đường đi của âm từ loa ra sau loa đến tường hậu và
    quay lại đến mặt trước loa mất 1 chu kỳ sóng (360 độ, nghĩa là không có
    lẹch pha) = Tường là trung điểm đường đi , do đó, khi đó, loa cách tường
    đúng ½ bước sóng. Vậy sóng có đặc tính này là sóng âm có bước sóng =
    1m x 2 = 2m (343m\s : 2m = 172,5 Hz). Nghĩa là âm tần số 172,5 hz sẽ bị
    cộng hưởng quá to. Trong trường hợp này, EQ có thể giúp giải quyết
    được vấn đề.
     
  3. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Em xin tiếp phần 2.
    2 Tổng kết các quy luật liên quan đến phòng - loa: Vậy với các quy luật

    trên, chúng ta thấy rằng khi đặt loa trong phòng, loa sẽ chịu ảnh

    hưởng những quy luật nào, cách khắc phục ntn ? và chúng ta rút ra

    điều gì từ những kiến thức đó ?

    2.1 Mode của phòng:

    2.1.1 Ứng dụng 1, Để hạn chế room mod thì cần có tỉ lệ phòng tốt, có rất

    nhiều tỉ lệ được đưa ra từ nhiều nguồn khác nhau, Nhưng nguồn tin

    mà bạn có được có đáng tin không, độ tin cậy như thế nào, còn tỉ lệ

    nào khác tốt hơn nữa không. Vậy có nguồn tin nào đáng tin không.

    Chúng ta ai cũng biết rằng nhà là tài sản 1 đời người, cho dù bạn

    dùng loa tiền mấy trăm triệu cho đến cả tỉ thì thật sự nó vẫn chưa

    đắt bằng căn phòng mà bạn dùng nghe đâu. Bạn có vững tin khi xây

    phòng nghe nhạc theo tỉ lệ vàng mà bạn có trong tay không. Mình

    xin gửi tặng các bạn nguồn tài liệu đáng tin nhất mà mình tìm được

    trong nhiều năm qua.

    https://www.salford.ac.uk/research/sirc/research-

    groups/acoustics/architecture-and-building-acoustics/room-

    sizing-for-studios, các bác hoàn toàn yên tâm đập nhà đang ở để xây

    lại theo tỉ lệ này nhé. Nếu không hay em xin đền bù 1 ly cà fe. he he.

    Các bác load về 2 file excell (tỉ lệ best và second best) để chọn tỉ lệ 3

    chiều cho phòng. Lưu ý là phải chọn thể tích phòng 50, 100, hay 200

    m 3 nhé.

    2.1.2 MỘT LƯU Ý RẤT LÀ LƯU Ý mà 99,9% chúng ta đều quan niệm sai: chúng ta cho rằng thay đổi vị trí loa để hạn chế mode phòng, cho rằng 1 số vị trí

    sẽ kích thích mod phòng vị trí và rằng có 1 số vị trí đặt loa sẽ hạn

    chế mod phòng. SAI, vị trí đặt loa mà có thể thay đổi mode phòng là

    bên ngoài phòng nghe. He he. Có nghĩa là nếu đặt trong phòng thì

    chỗ nào trong phòng cũng sẽ tạo ra mode phòng như nhau. Các bạn

    hỏi, vậy tại sao thay đổi vị trí loa lại tạo ra âm thanh khác nhau ?

    XIN THƯA, đó là do SBIR. Đừng nhầm.

    2.1.3 Ứng dụng 2, Chọn vị trí ngồi theo mode phòng sẽ tạo ra 1 các vị trí nghe khác nhau có âm

    khác nhau do giao thoa sóng giữa các bức tường-sàn-trần với nhau

    (nếu giao thoa giữa tường-sàn-trần với loa thì là SBIR). Sư giao

    thoa này tạo ra các dips – peaks. Và chúng ta sẽ quan tâm đặc biệt

    trước tiên đến các dips-peaks < 250 Hz (trên 250 hz rất dễ xử lý).

    Cụ thể tránh các vị trí xảy ra hiện tượng giao thoa sóng. Đặc biệt là

    1-2-3 room mode đầu tiên (first, second và third order room

    mode). Cụ thể ra sao ?

    2.1.3.1 Quy ước ta dùng 1 hệ trục tọa độ cho chiều dọc của phòng, gốc là 0 =

    tường trước, 1 là tường hậu, ½ là giữa phòng và .v.v.v..

    2.1.3.1.1 Với room mode đầu tiên, peak sẽ xảy ra tại vị trí: 0 và 1 và

    dip = null sẽ xảy ra tại ½, tránh xa các điểm này, với phòng

    chuẩn tại vn, dài phòng 3.8m, first order room mode sẽ là

    343 : (3,8 x 2) = 45 Hz.

    2.1.3.1.2 Với room mode thứ nhì (khoảng cách đến room mode đầu là

    1 octave = 90 Hz, nói cách khác dễ hiểu là tần số = n lần tần

    số của first order room mode) thì peaks sẽ làm tăng tần số

    90 Hz tại vị trí 0, ½ và 1, Vị trí mất tần số = cancel là ¼

    và ¾ = nulls (giải thích ¼ tức là vị trí cách tường trước

    ¼ chiều dài = ¼ x 3.8 m = 0,95 m và điểm ¾ là ¾ x 3.8m

    = 2.85 m cách tường trước = cách tường hậu ¼ = cách

    tường hậu 0,95m. với phòng ở VN thì đa số sẽ dừng ở đây.

    2.1.3.1.3 Với room mode thứ 3, third order room mode. Tần số bị là

    90 x 2 = 180 hz. Peaks sẽ xảy ra tại vị trí 0, ¼, ½, ¾, và 1.

    Null sẽ xảy ra tại 1/8 , 3/8, 5/8 và 7/8.

    2.1.3.1.4 Room mode thứ 4 nếu xét đến thì sẽ có tần số 180 x 2 = 360

    Hz, thôi, nhức đầu rồi. stop thôi, cái này dành cho đại gia,

    phòng dài 8.2 m chẳng hạn (first order # 21hz, các room

    mode tiếp theo là 42, 84, 168 hz, tức là sẽ xét đến room

    mode thứ tư, ôi trời, đuối luôn).

    2.1.3.1.5 Quy luật tại room mode thứ n (n = 1 là số nguyên, dương),

    thì peaks xảy ra tại các điểm chẵn của 1/ 2n (2 mũ n) cho đến

    1. Vd room mode 3rd (2 mũ n = 2 mũ 3 = 8), peaks là : các vị

    trí chẵn = 0/8, 2/8 ( ¼), 4/8 (1/2) , 8/8 (1), và nulls tại các

    vị trí lẻ: 1/8, 3/8, 5/8 và 7/8.

    2.2 SBIR: cách giải quyết cụ thể, xin xem trong trang

    http://arqen.com/acoustics-101/speaker-placement-boundary-

    interference/

    2.2.1 Để xóa ảnh hiệu ứng loa-tường, cách tốt nhất là không có loa hoặc

    không có tường. Mà loa thì phải có, vậy chỉ còn cách chọn là không

    có tường. Đùa ?. Không. Đây là thiết kế của những phòng kiểm âm

    triệu đô trên thế giới. loa đặt ngay trong tường, mặt tường trước

    chính là mặt trước của loa. Mặt trước loa trở thành 1 bức tường =

    đây là khái niệm infinite baffle. Loại này gọi là Flush mounting Vụ

    này khó cho anh em ta quá, vậy ta sang cách 2

    2.2.2 Để giảm hiệu ứng (không xóa được thì đành chỉ giảm thôi) thì ta

    phải đặt loa sao cho

    2.2.2.1 Tần số tương tác triệt âm do hiệu ứng tường-loa (dự kiến) nằm

    ngoài phạm vi phát của loa: vd loa có khả năng cho âm thấp xuống

    đến 40 Hz (bước sóng 8,575 m) thì ta đặt loa tại vị trí mà SBIR

    gây ra triệt tiêu âm tại tần số thấp hơn 40 Hz. Vị trí mất âm 40 Hz là

    vị trí loa cách tường đúng = ¼ bước sóng 40 hz = ¼ x 8,575 = 2,144

    m. ta đặt loa cách tường trên = xa hơn 2,144 m.

    2.2.2.2 Nâng tần số tương tác tường-loa (dự kiến) lên cao đủ để có thể

    dùng biện pháp hút âm xử lý/ngăn chặn. vd để loa cách tường

    khoảng 0,20m (đây là vị trí cancel của tần số có bước sóng = 4 x

    0,2m = 0,8m đó là âm có tần số 428,75 Hz, và ta sẽ phải đặt hút âm

    phổ rộng (bông thủy tinh, bông đá dày 20 cm ngay sau loa) để hạn

    chế sóng reflected quay ngược lại mặt trước loa tương tác với són

    trực tiếp, ngoài ra, 428 hz cũng là sóng ít có xu hướng đi ngược ra

    sau (quy luật của sóng > 250 Hz) do đó mức độ ảnh hưởng SBIR vì

    thế càng giảm. cũng có thể để cách loa tường 10cm (tần số cancel

    còn cao hơn nữa, dễ khống chế hơn nữa = 857,5 hz). Nhưng cái gì

    cũng có cái giá của nó. Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng “Hiệu ứng tăng

    bass khi để loa gần tường front wall” mà ta đã nói đến bên trên, điều

    này có thể giải quyết bằng equalizer, ngoài ra tiếng bass cũng

    không hay hết mức của nó (sẽ giải thích sau), thường cách này

    dùng với loa nhỏ. Tường sẽ có vai trò trợ giúp tiếng bass cho có cảm

    giác có lực hơn. Cách này không nên dùng với loa full range. Lý

    tưởng là 10cm, LƯU Ý là khi khoảng cách sau loa tăng lên thêm thì

    hiệu quả của cách xử lý này giảm đi nhiều. (vì vậy, loa thông hơi sau

    thì mắc kẹt với cách này rồi)

    Theo tác giả ARQUEN, thì mục tiêu chính là ngăn SBIR ở tần số < 80 Hz , và nếu có thể thì ráng đến tần số 200 Hz

    Do đó, nếu không gắn loa vào trong tường được (Flush mounting) thì đặt loa cách tường

    - Tạm được: loa cách tường 1m trở lên

    - Nên: 1- 2,2m

    - Tốt: trên 2.2 m, 3 m thì tốt quá



     
  4. anhton82

    anhton82 Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    711
    Likes Received:
    647
    Nhất điện,nhì phòng, tam kê, tứ kệ. Em mới chơi đọc bài của bác như Châu Tinh Trì vớ đc bí kíp Tuyệt Đỉnh Cung Phu nhưng ko....luyện được. Hí hí. Thanks bác vì bài viết công phu và tinh thần chia sẻ !
     
    Last edited: 5/4/18
  5. sxct

    sxct Advanced Member

    Joined:
    6/4/17
    Messages:
    260
    Likes Received:
    61
    Location:
    HN
    Nhất phòng, nhị kê, tam kệ, tứ điện chứ
     
  6. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    SETUP SPEAKER phần 3

    3. Các bước setup loa: Khởi đầu luôn là bước set up cơ bản. tuy nhiên sau khi xong cơ bản lần đầu, thì qua nâng cao hay lập lại bước căn bản 1 vài lần rồi mới sang nâng cao. Vd như sau khi xong cơ bản, ta lại kiểm tra lại vị trí ngồi nghe với micro hay bằng tai để xem thử vị trí nghe có thể tốt hơn chăng, rồi thì với vị trí nghe mới chỉnh lại chút ít, ta xem thử dịch chuyển loa, thay đổi góc toe in có cải thiện thêm không. Nói chung là 1 quá trình lặp đi lặp lại để tối ưu hóa dần, và giai đoạn cuối, giai đoạn nâng cao cơ bản là dùng tai. Nhưng cẩn thận coi chừng cái tai không tốt có thể hại bạn. Để luyện tai, để có 1 hệ quy chiếu thì theo Robert Harley, 1 tay chuyên review nổi tiếng của Stereophile, khuyên nên dùng 1 cái headphone tốt, vd như audio technica ath r70x # 5 tr) là tạm ổn rồi các bác ạ, tốt hơn thì sennheiser 800. Ôi lại rảnh rỗi sinh nông nổi các bác ạ (đồ cũ đã là 17 tr). Em chia ra các bước để cho anh em quen và dễ làm, tuy nhiên có những cao thủ với kinh nghiệm setup loa nhiều thì nhìn vào loa nghe thử sơ sơ rồi quan sát xem trong phòng có đồ đạc gì không, phòng to nhỏ là ước tính tương đối được vị trí đặt loa và vị trí ngồi tướng đối với sê dịch sau đó chỉ khoảng vài tấc thì rất hiếm. Khi các bạn đọc bài viết này nghĩa là các bạn cũng như tôi chưa đạt được trình độ đó. Vì vậy nên thôi, cứ từng bước cho khỏi bỏ sót. Rồi 1 ngày nào đó, có thể các bạn cũng được như vậy. Con người ta ai cũng tập bò rồi mới tập đi. Vậy chúng ta cùng tập bò nào. Các bước set đều gồm các phần: (1) lời khuyên, kinh nghiệm của 1 số hãng loa, của 1 số chuyên gia, kinh nghiệm truyền lại của anh em (2) áp dụng thuần lý thuyết: ưu điểm là nhanh chóng, nhưng cần phải hiểu, khuyết điểm là có thể có 1 số trường hợp thiếu chính xác do phòng có thêm đồ, do phòng không tuyệt đối chữ nhật, rồi cột, đà .v.v.v(3) có dụng cụ hổ trợ: nhanh chóng, phản ánh đúng thật sự phòng đó, khuyết là tốn kém, không phải ai cũng có, và không phải mọi cái đều đo được. ở mức advanced thì phải tự nghe mà thôi. Và trước khi bắt đầu thì ta phải sơ khởi chọn setup theo chiều dài hay theo chiều ngang (setup theo chiều dài nghĩa là tường dài là tường hông, là phóng âm ra theo chiều dọc của phòng = chiều dài của phòng. Setup theo chiều ngang là ngược lại). Nếu setup theo chiều dài sẽ cho đáp ứng bass tốt hơn = flatten bass respond = tốt về chất chứ không về lượng, nghĩa là bass rõ nốt, kiểm soát tốt chứ không phải là bass to. Cảm giác về chiều sâu của âm trường, tách lớp trước sau sẽ tốt hơn. Nếu nghe theo chiều ngang sẽ có cảm giác âm trường rộng hơn. Cá nhân mình thích set theo chiều dọc hơn. Vấn đề tương tác loa với tường hông thì xử lý bằng hút âm phổ rộng.

    3.1. Xác định vị trí ngồi: Sau khi chọn setup theo chiều ngang hay chiều dọc rồi thì ta bắt đầu. Việc xác định vị trí ngồi cần thỏa càng nhiều càng tốt 3 nguyên tắc sau: (1) tránh điểm giao thoa của sóng âm trong phòng, nghĩa là lưu ý mode room (2) thành hình tam giác đều/gần đều + (3) cách xa tường hậu.

    3.1.1 Tránh điểm giao thoa của sóng, tối quan trọng là 80Hz trở xuống. nếu được thì cố gắng lên càng cao càng tốt. Được đến 250 Hz thì thật tốt. vì 250 hz trở lên rất dễ xử lý với hút âm. Nhớ rằng vị trí ngồi liên quan đến mode phòng. Nghĩa là ta sẽ tránh ngồi tai các điểm xảy ra mode phòng.

    3.1.1.1 Áp dụng thuần lý thuyết (gọi là phương pháp mì ăn liền) Đọc lại phần lý thuyết của mode phòng để hiểu rằng chọn vị trí ngồi là chọn theo tiên đoán mode phòng. Tránh chọn vị trí ngồi tại nơi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trong phòng = vị trí xảy ra các room mode, tránh điểm cộng hưởng (peak, mode) cũng như điểm triệt tiêu – cancel (Null, dips, anti mode), xem lại phần bài viết 3.1.2. Nếu không cần hiểu mà chỉ cần làm thì tùy mức độ kỹ. Ta sẽ chia chiều dài phòng thành 4 hay 8 hay 16 phần đều nhau, nghĩa là ta đang tìm các điểm ¼ của bước sóng = là nơi xảy ra giao thoa sóng do mode phòng). Nếu kỹ, ta sẽ chọn mức chia sao cho mỗi phần khoảng xung quanh 50cm ( là ¼ của bước sóng 2m = bước sóng 172 Hz). Tuy nhiên, thông thường, thì ta chỉ cần quan tâm đến việc chia phòng thành từng khoảng 4/8/16 sao cho khoảng cách mỗi phần khoảng xung quanh 1m (tương đương tần số mục tiêu khoảng 86 Hz). Ví dụ phòng 3.8m, nếu chia làm 4 thì mỗi phần khoảng 95cm. ta sẽ tránh ngồi tại các điểm chia ¼ của phòng. Kỹ hơn thì chia làm 8 và tránh các điểm 1/8. Nhớ là (1) số lẻ là triệt bass (1/4, ¾, 1/8, 3/8, 5/8, 7/8), số chẵn là cộng hưởng bass = bass nhiều (2/4, 2/8, 4/8, 6/8). Và rằng (2) triệt là mất bass, dùng equalizer không giải quyết được (vì tăng âm lượng sóng trực tiếp thì sóng gián tiếp cũng sẽ tăng theo y chang nhưng đối pha nên triệt nhau), nhưng vùng cộng hưởng = peak thì có thể dùng equalizer để giảm (dĩ nhiên không thể tốt bằng giải pháp chọn chỗ ngồi tránh điểm peak cộng hưởng trong phòng)

    3.1.1.2 Có dụng cụ hỗ trợ: micro loại chuyên đo âm thanh omnidirection đã được calibrated + software có chức năng RealTime Analizer = RTA = phân tích phổ âm + phát file am thanh pink noise từ 20hz đến 20 khz

    (a) Sử dụng Micro chuyên dụng đo âm thanh, omnidirection như của dayton (http://www.daytonaudio.com/index.php/umm-6-usb-measurement-microphone.html), micro đo phòng của XTZ audio: https://www.xtzsound.eu/product/room-analyzer, … .

    (b) Di chuyển micro dọc giữa phòng trong khoảng ta định ngồi nghe để tìm vị trí ít bị dips và picks nhất trong khoảng tần số ta quan tâm vd như < 80Hz hay dưới 250 Hz (vị trí không bị modes của phòng gây ra), có thể khởi đầu quanh vị trí 38% chiều dài phòng

    (c) Tại sao không dùng 1 bài hát/ nhạc nào đó, là vì file pink noise phát cùng lúc tất cả các tần số thì ta mới phân tích phổ âm được, còn bài hát thì chỉ có 1 số dải âm nào đó. Ngoại lệ: có 1 số cao thủ sử dụng 1 bài tủ nào đó để test (tiêu chuẩn: hay, thu âm chuẩn, có tiếng trống, contrabass, … bao được khoảng tần số mục tiêu mà người đó hay sử dụng. Khoảng tần số mục tiêu này bao gồm chiều dài tối đa của phòng nghe và loa của bạn xuống được bao n Hz),. Vd như Linh 9992001 có 1 bài, a Thảo Thiên Toàn cũng sử dụng 1 bài của jheena lodwick, … em thì vì yêu khoa học và cũng quá bận, không có thời gian nghe + luyện nghe thật nhiễn 1 số bài tủ chuyên test nhưng vẫn quá đam mê nên em không thể chọn cách này

    3.1.1.3 Theo Arqen, (http://arqen.com/acoustics-101/room-setup-speaker-placement/): Một cách tương đối, Vị trí ngồi ban đầu nên khoảng 38% chiều dài phòng (Wes Lachot 38 % rule). Phần sau lưng người nghe là 62% = sử dụng phần ngắn để nghe. Để chừa phần lưng nhiều vì bass ở khúc phòng phía 62% đó có nhiều dips và picks. Ta cũng có thể dùng phần dài 62% để nghe và cho phần 38% ra sau lưng người nghe nhưng không nên (vì lý tưởng là phần tường hậu cách thật xa người nghe). Nếu không được (đa phần VN ta phòng nhỏ, ta phải chọn ngồi nghe tại vị trí cách tường sau 38%, trong trường hợp này, cần đặt hút âm dày sau lưng, tuyệt đối không ngồi sát tường hậu. vị trí 38% này là khởi điểm, ta sẽ chỉnh lại. tùy phòng cụ thể (sau khi nghe). Cho dù bạn có đặt tán âm sau lưng (nên đặt hút tại vị trí này hơn) thì cũng cần phải có khoảng cách để âm kịp tán ra. Nếu không được 38% thì có thể nên thử trong khoảng 35-42%. tuyệt đối tránh các vị trí 25%, 50%, 75% chiều dài phòng. Nếu phân tích từ góc độ kiến thức mà ta đã nói bên trên thì tại sao lại là 38%. Vì 38% = 1,4/4 = 2,8/8 = 5,6/16 = nghĩa là tránh tất cả các điểm giao thoa ¼ bước sóng.

    Tổng kết (IMHO) Nếu phòng vuông, hình chữ nhật thì ưu tiên hàng đầu là chọn vị trí 38% ngồi nghe, nếu điều kiện địa lý và vợ con k cho phép thì áp dụng cách thuần lý thuyết. Tuy nhiên nếu phòng không cân xứng thì nên phối hợp thêm dụng cụ đo, và dĩ nhiên, tốt nhất là phối hợp tất cả mọi phương pháp. Và xin mở rộng thêm chút ít: vị trí đầu = đôi tai người nghe trong tương quan chiều cao phòng nghe. Có lẽ thường khoảng cách tai đến đất # 1.1m , nếu muốn đôi tai nằm tại “điểm ngọt” trong mối tương quan với chiều cao phòng thì tai phải ở vị trí 38% hoặc 62% chiều cao phòng. Nghĩa là chiều cao phòng nên là 2,9m hoặc 1,77m (ôi trời). Trong khi hầu hết phòng anh em ta cao 3.2m, trong trường hợp chiều cao phòng 3,2m thì vị trí đôi tai sẽ là 1,2 m (38%). Tuy nhiên tai phải ngang loa trebl, do đó, loa treble phải cách đất khoảng 1,2m. nghĩa là phải chơi loa lớn, full size. Full size thì hay nhưng mà tiền là vấn đề. Thôi thì phải nâng loa cao (thế là lại thay đổi midlow và bass do tương tác driver với trần / sàn, ôi thôi rắc rối, vậy mà không chừa, vậy mà vẫn nhảy vào hố vôi, ôi vui các bác ạ)

    3.1.2 Vị trí ngồi tạo thành 1 tam giác đều hoặc gần đều

    (1) Theo bác Đại thì có tài liệu chỉ ra khoảng cách giữa loa với người nghe giao động # 0.8 đến 1,33 lần khoảng cách 2 loa. Và thường, đẹp nhất là 1,2. Theo Wilson Audio, khoảng cách giữa tai người nghe và loa treble ≤ 1.1 đến 1.25 lần khoảng cách 2 loa trebl.

    (2) Liên hệ giữa loa và vị trí nghe: nguyên tắc chung mà hầu như tất cả các hướng dẫn đều nói là 2 loa và người nghe tạo thành 1 tam giác đều. Với Wilson audio thì khuyên người ngồi nghe cách loa ≤ 1.1-- 1.25 lần khoảng cách giữa 2 loa treble. Nói chung nên là tam giác đều hay gần đều (nhưng vãn là tam giác cân)

    (3) Vị trí nghe có thể ngay đỉnh tam giác đều, có quan điểm (Home Recording Studio: Build It Like the Pros 2nd Edition) cho rằng đỉnh tam giác đều nên sau đầu khoảng 40 cm. Theo AQ , http://arqen.com/acoustics-101/room-setup-speaker-placement/ : Recording studio designers tend to place it behind your head, which makes more sense for stereo listening, và do đó, AQ hướng loa toed-in 30 độ vào trong.

    (4) Khoảng cách từ chỗ ngồi đến 2 loa : theo 1 hãng loa (hình như vonschkert)… thì nếu đảm bảo vấn đề tam giác đều thì khoảng cách đến loa bao xa cũng được. nhưng theo cá nhân mình thì với hầu hết các kết cấp loa của anh em nên giới hạn khoảng cách dưới 3m. Thường khoảng 2-2.5m. khi vược xa nữa thì âm thanh có vẻ tự nhiên, dễ chịu nhưng detail bị giảm đi rất nhiều, cái sướng của Hiend tuột dốc = cảm giác độ phân giải giảm đi nhiều.

    3.1.3 Vị trí ngồi nên cách xa tường hậu

    - Tất cả các tác giả đều đồng quan điểm rằng: Tránh ngồi gần tường hậu

    - Genesis audio: k cách tường sau người nghe = 1\3 đến 1\5 ch dài

    - Wilson audio thì không bao giờ ngồi cách tường hậu dưới 14 inch # 35 cm. và khoảng cách đến loa ≤ 1.1 to 1.25 lần khoảng cách giữa 2 loa (loa treble). This would be more than halfway down the long axis of the room. Và ngồi tại center của phòng tần số thấp sẽ bị giảm đáng kể

    - Wilson audio: Nên ngồi cân bằng giữa phòng và giữa 2 loa (loa cũng để cân xứng trong phòng) đây là điều kiện quan trọng để có được âm hình chính xác, nếu phòng không cân xứng thì xem 1 số hướng dẫn đặt loa của Wilson audio (HÌNH)

    - DYNAUDIO: Vị trí ngồi nên cách loa ít nhất 3m để 3 dải có thể hòa với nhau được

    3.2 Xác định vị trí đặt loa: Về căn bản, cần quan tâm đến hiệu ứng SBIR (còn khoảng cách giữa 2 loa và mức độ Toed in là phần nâng cao),

    Lưu Ý

    (1) Khoảng cách loa đến tường hậu và tường bên không được phép bằng nhau vì SBIR xảy ra ở cùng tần số giữa loa bass với tường sau và bên sẽ gây hậu quả nặng nề với bước sóng tội lỗi tình cờ đó

    (2) Nếu loa có loa sub thì sub nên đặt gần tường (lệch khỏi đường giữa, và có thể 2 loa sub nên đặt không cân xứng), thường là đặt sub vào ngay góc phòng (đùa ? không, đúng đó các bạn). Trong khi đó, khối loa mid-treble đặt tại vị trí không liên quan bass mà để tối ưu hóa âm hình, âm trường. Điều này làm được nếu bạn có thể chỉnh delay cho khối bass-mid hòa quyện được với nhau.

    3.2.1 Thuần về lý thuyết: xin đọc lại phần 2.2 SBIR: cách giải quyết cụ thể. Ngoài ra cũng có 1 số trang web (thuần túy dựa trên lý thuyết mà tính toán, cung cấp cho ta vị trí đặt loa so với tường trước và tường bên, trong trang của Arquen có đưa ra 1 số link). Mình không thích cách này.

    3.2.2 Có dụng cụ: micro loại chuyên đo âm thanh omnidirection đã được calibrated + software có chức năng RealTime Analizer = RTA = phân tích phổ âm + phát file pink noise từ 20hz đến 20 khz. Phát pink noise. Bước 1 di chuyển loa dọc, bắt đầu từ tường trước về phía tường sau (không cần đi quá nửa phòng),. Trong lúc đó: đặt micro tại vị trí ngồi nghe đã chọn, quan sát đường biểu diễn trên màn hình của biểu đồ phân tích phổ âm, chỉ cần quan tâm đến khoảng tần số mục tiêu (dưới 80 Hz, nếu được thì lên đến 200, 250 Hz). Khi loa dần rời xa tường trước mà vẫn giữ chính xác khoảng cách màng loa bass với tường bên thì do SBIR, các dips, picks sẽ dần chuyển từ tần số mid bass sang tần số bass. Ta chọn vùng có đường biểu diễn ít dips, picks nhất, đánh dấu khu vực có đường biểu diễn tương đối đẹp nói trên. Vd như kẻ 2 đường ngang song song và cách tường trước 1 và 1,7m. Bước 2: ở trung tâm khu vực 1 và 1,7m vừa có được, di chuyển loa từ tường này sang tường kia (vd trái sang phải), di chuyển loa song song tường trước, lập lại quan sát đường biểu diễn trên màn hình của biểu đồ phân tích phổ âm, (chỉ cần quan tâm đến khoảng tần số mục tiêu), đánh dấu khoảng cách so với tường bên mà đường biểu diễn đẹp theo xu hướng như bước 1, đánh dấu bằng 2 vạch song song tường bên, ta có 1 tứ giác. Để dịch chuyển loa trong đó.

    3.2.3 Lời khyên của các hãng loa (VON SCHWEIKERT AUDIO: Lưu ý với sàn gỗ: sàn gỗ sẽ dao động theo sóng âm và tương tác với âm phát ra từ loa, tương tác này có thể đồng pha gây ra tăng dải mid/bass gây ra bù lại sự thiếu bass hay làm dư bass (boomy) hay ngược pha gây mất bass)

    (a) Phương pháp của VIVID AUDIO: Nhớ: tất cả các quy tắc áp dụng cho loa cũng áp dụng cho vị trí ngồi nghe. Do đó, khởi đầu là chọn vị trí ngồi nghe, đặt 1 loa ngay tại vị trí ngồi nghe và bật chỉ 1 loa này, người nghe di chuyển trong phòng chọn vị trí cho âm thanh tốt nhất. (về mid bass và bass),

    (b) Phương pháp voicing room của Wilson., rất nhiều tác giả và hãng khác dùng cách này (vd như Nordost). Wilson: Wilson audio có cách setup loa được nhiều tác giả sử dụng, Nordost cũng dùng cách này
    (xem trang http://nordost.com/blog/speaker-placement-in-5-easy-steps/
    hoặc trang http://info.nordost.com/speaker-pla...3e71511a|82a5663a-2f63-4727-adcf-108d29ac4ca0
    . Phương pháp này được đặt tên là Wilson Audio Setup Procedure (WASP). Mục đích của phương pháp này nhằm tìm, xác định vùng trung tính = The “Zone of Neutrality”. Đây là vùng ít tương tác với phòng nhất = ít xảy ra hiệu ứng SBIR nhất = vùng mà loa cho âm thanh gần với tự nhiên nhất (stop, đừng nhầm lẫn nhé, vị trí đặt loa không liên quan mode phòng đâu nhé)

    (1) Xác định inner edge of the Zone of Neutrality : Đứng từ sát tường trước, nói to, âm lượng giữ nguyên, giọng thấp (thấp về tần số nghĩa là âm trầm). nơi gần tường, giọng người tương tác tường trước làm giọng bị nghe nặng nề overly heavy, nặng âm ngực “chesty” quality. your voice will sound spatially large and difficult to localize); Khi ta di chuyển dần xa khỏi tường trước (di chuyển song song với tường hông), sẽ có 1 vị trí: giọng của bạn trở nên đúng về tone (tonally correct ) và less spatially diffuse # người nghe định vị âm rõ hơn, giọng người nghe tự nhiên (natural) = đó là inner edge of the Zone of Neutrality  dán băng keo đánh dấu. thường vị trí này cách tường sau loa 2.5 -3 feet # 75 cm – 90cm

    (2) Xác định outer edge of neutrality: Đi tiếp vào giữa phòng, thường # 30- 60 cm  giọng của bạn sẽ trở nên lose focus and appear to reflect (echo) phía trước ta (do tương tác với vách phòng đối diện) , đánh dấu = outer edge of neutrality , khoảng cách 2 edge thường khoảng 30- 60 cm

    (3) Làm tương tự với tường hông

    (4) Kết quả có 1 tứ giác = neutral 1 bên, làm như vậy với phần bên kia của phòng, ta sẽ có 2 zone phải và trái

    (5) Lưu ý là tất cả các vị trí mà ta nói đến đều không phải là vị trí cho trung tâm loa, không phải là vị trí loa treble mà là vị trí của trung tâm màng loa bass. Các bác để ý, trong các triển lãm, hifiworld do Linh set up luôn dán băng keo từa lưa quanh mấy cái loa (vụ này đó)

    (c) VON SCHWEIKERT AUDIO: Xác định vị trí đặt loa. Nguyên tắc là nơi loa phát ra bass hay cũng là nơi nghe bass hay. Có thể đổi giữa vị trí đặt loa và vị trí ngồi nghe. Bật nhạc có bass, đi lại trong phòng tìm vị trí có đáp ứng bass neutral nhất phía bên phải của phòng). Xong làm tương tự đối với bên trái phòng,  có vị trí đặt loa và vị trí ngồi nghe

    (d) Nordost: Nordost đưa ra 3 method(xin phép Nordost cho trích dẫn nhé, cái này free, không vụ lợi, đừng kiện em, tội nghiệp em)

    Phương pháp Nordost 1 : Wilson Audio Setup Procedure (WASP) là phương pháp của Wilson nói trên, rất nhiều tác giả cũng theo cách này

    Phương pháp Nordost 2: phương pháp tính toán (Audio Arithmetic) ta đặt x,y,z là khoảng cách từ tâm màng loa bass đến sàn và 2 vách, với khoảng cách nào ngắn nhất gọi là x, dài nhất là z và khoảng cách còn lại là y, không được để cho x=y=z. 3 số s,y,z phải theo công thức Y 2 = X x Z (Y bình phương = x nhân với z)

    Phương pháp Nordost 3 (Changing Places): tại vị trí ta định ngồi nghe thì ta đặt 2 loa sát nhau, rồi phát nhạc, sau đó quỳ gối sao cho tai ở chiều cao như nhiều cao bình thừờng ta nghe. Di chuyển trong phòng ở khu vực định đặt loa, đánh dấu rồi đổi vị trí = trả loa về vị trí loa, ngồi về đúng vị trí ngồi và tinh chỉnh loa

    3.2.4 Khoảng cách loa và tường hậu

    Wilson audio: K cách loa – tường hậu (Thường cách tường hậu ≥ 2-3 feet). càng gần  càng dư bass và âm hình càng more pronounced the centering of the image will be , Ca sĩ sẽ càng to, nhưng sân khấu bị nhỏ lại (reduction in stage size ) và âm thanh bị bloom , giảm upper bass quality.  tìm vị trí cân bằng giữa 2 yếu tố này

    Wilson audio: Cần for "free" space around the speakers hạn chế phản xạ sóng từ các bề mặt phản xạ xung quanh.  nhằm đạt correct tonality, realistic imaging, focus and dynamics.

    Estelon speaker: K cách tường hậu ≥ 0.6m. tường sau cần A "smooth" back wall  hạn chế imaging distortions.. Tránh để k cách loa treble đến tường bên = k cách đến tường hậu (theo mình thì quan điểm này sai, phải nói là tránh khoảng cách loa mid low đến tường bên = k cách đến tường hậu)

    VON SCHWEIKERT AUDIO: bass mạnh lên khi loa gần tường hậu

    VON SCHWEIKERT AUDIO: âm hình rõ hơn khi kéo xa tường hậu

    VIVID AUDIO: Nhớ: tất cả các quy tắc áp dụng cho loa cũng áp dụng cho vị trí ngồi nghe. Do đó, khởi đầu là chọn vị trí ngồi nghe, đặt 1 loa ngay tại vị trí ngồi nghe và bật chỉ 1 loa này, di chuyển trong phòng chọn vị trí cho âm thanh tốt nhất. (về mid bass và bass), vị trí ngồi nghe tốt thường là 60 o so với 2 loa. Khi góc nghe > 60 o thì âm trường rộng nhưng âm hình giảm (ta thấy có 1 lỗ trống ở giữa âm trường)

    3.2.5 Khỏang cách 2 loa, khoảng cách loa – tường bên

    Wilson audio: K cách loa- tường bên (Thường cách tường bên ≥ 2 feet) Thường cách tường hậu ≥ 2-3 feet) : Nhớ, Để loa cách tường bên 18 inch (46 cm)trở lên vì cần giảm thiệu hiệu ứng tường – loa. Vừa đi vừa nói  tìm vị trí phát âm tốt

    Wilson audio K cách 2 loa: gần  better focus, âm hình sâu, nhưng giảm độ rộng âm trường

    Wilson audio: Cần for "free" space around the speakers hạn chế phản xả sóng từ các bề mặt phản xạ.  đạt correct tonality, realistic imaging, focus and dynamics. K cách tường bên min 1.2m . tường sau cần A "smooth" back wall  hạn chế imaging distortions. K cách tường hậu ≥ 0.6m. Tránh k cách loa treble đến tường bên = k cách đến tường hậu

    VON SCHWEIKERT AUDIO: 2 loa quá gần sẽ làm âm kênh trái và phải trùng lên nhau nhiều gây center image will be very dense and monophonic

    Sonus Faber audio: Subwoofer (tác giả thích quay ra ngoài, nhưng khoảng cách tường bên min 1m, nên 1.5m trở lên

    Genesis Quy tắc chung: Focus tăng khi 2 loa gần nhau hay tăng toed-in. Tăng độ sâu bằng cách tăng khoảng cách loa-tường hậu. sau khi chạy rà, âm thanh sẽ có chiều sâu và rộng tốt hơn, âm thanh smooth hơn

    Estelon speaker: K cách tường bên min 1.2m .

    VON SCHWEIKERT AUDIO: bass mạnh lên khi loa gần tường bên

    https://www.lifewire.com/placing-speakers-correctly-3134857 khoảng cách loa -tường bên =1.6 k cách loa- tường trước (hay ngược lại)

    http://www.cardas.com/room_setup_rectangular_room.php: và các trang kế tiếp, nói tới nói lui, linh hồn của Cardas có thể tóm tắt vào con số 0,618 hoặc 1,618. Vì tỉ lệ 1: 0,618 = 1: 1,618. = 0,276:0,447 cũng là con số mà trang lifewire dùng. Nói chung đây là cách cho các bác siêu lười sử dụng

    http://www.cardas.com/room_setup_rectangular_room.php Panel or dipole speakers such as Apogees and Magnepans không tương tác với tường bên nên dùng công thức 0.618 x chiều cao phòng = k cách loa-tường trước. Hầu hết loa box speakers radiate low frequencies in all directions  k cách loa-tường trước = 1.618 x k cách đến tường bên

    http://www.cardas.com/room_setup_near_field.php : Nghe near filed: loa và người nghe là 3 góc của tam giác đều.  perfect stereo field. Thường trong các phòng thu, người ta sử dụng cách nghe này để định vị micro và ngươi hát khi mix. Với cách setup này, người ta không cần quan tâm đến phòng, các vách phòng , vị trí loa hay vị trí ngồi trong phòng (theo ý kiến cá nhân em thì quan điểm này sai, mình vẫn phải chọn vị trí loa, người ngồi theo room mode và SBIR). Đặt loa gần người nghe nhất mà ta có thể, và phải chỉnh Toed-in cho đến khi giọng ca sĩ focus thật rõ ràng ở giữa. Thường. Box speakers cần toe-in than planear speakers

    3.2.6 Mức độ toed in

    Genesis Quy tắc chung: Focus tăng khi 2 loa gần nhau hay tăng toed-in. Tăng độ sâu âm trường bằng cách tăng khoảng cách loa-tường hậu. sau khi chạy rà, âm thanh sẽ có chiều sâu va rộng tốt hơn, âm thanh smooth hơn

    Vivid audio: vị trí ngồi nghe tốt thường là 60 o so với 2 loa. Khi góc nghe > 60 o thì âm trường rộng nhưng âm hình giảm (ta thấy có 1 lỗ trống ở giữa âm trường)

    STELLA UTOPIA: Góc nghe ≤ 60 o

    Wilson audio: Toed-in ?. Tùy loa, Wilson Sasha thiết kế tối ưu với toed-in. = khi toed-in thì phase sẽ đạt được độ liền lạc tốt nhất và pulse replication accuracy khi mỗi loa đều hướng trực tiếp vào người nghe = người nghe nhìn thấy chỉ mặt trong của loa. Toe- in mang lại sự cải thiện về độ phân giải âm ở tần số thấp, và trung, cũng như cải thiện về soundstage

    Wilson sasa : Loa toed-in 7 độ

    Estelon: Tăng toed-in làm giảm phản xạ tường bên, nhưng làm ảnh hưởng lên âm hình

    Dynaudio: Toed in làm âm hình chính xác hơn, làm âm sáng hơn; Giảm Toed in làm âm thanh có thêm spacious (không gian) và làm âm thanh ấm hơn

    Cá nhân mình: lưu ý thêm rằng tùy loa loại treble, có loại cần có loại không cần toed in
    Lời sau cuối, bác nào có thêm tài liệu về setup loa, xin gửi cho mình, trong các manual của các hãng loa luôn có phần hướng dẫn đặt loa, mình có xin như trong link https://vnav.vn/threads/loa-cuc-du-va-cuc-khung-co-hang-nao-cac-bac-oi.55296/
    nhưng chẳng ai cho mình thêm được tài liệu nào.

    Phần tiếp sẽ viết về cách tinh chỉnh theo quan điểm cá nhân,
    dài quá, và cũng đuối rồi, thông cảm.
    bác nào hỏi cụ thể có thể phone, viber, zalo. Hiện mình đang công tác nước ngoài, thứ sáu mới về. sẵn sàng cùng anh em chia sẻ đam mê 01234555100
     
    atcfirst, Wilson Fans, soz and 7 others like this.
  7. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    upload_2018-5-9_15-11-26.png
    Gửi thêm hình hướng dẫn đặt loa trong 1 số dạng phòng (nguồn: manual của Wilson Audio), cám ơn Wilson Audio
     
  8. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.760
    Likes Received:
    2.206
    Location:
    Q3, Saigon
    Chắc em làm theo quy trình đơn giản này:

    1. Lấy chiều dài phòng, tính 38% ra chỗ tai nghe
    2. Tìm chỗ đặt loa để tránh dip/peek và cân bằng các dải
    3. Lấy khoảng cách giữa tai với loa, chia 1.2 để ra khoảng cách giữa 2 loa
    4. Tinh chỉnh nhỏ lại
     
    Wilson Fans, nobi7a and chitto like this.
  9. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.760
    Likes Received:
    2.206
    Location:
    Q3, Saigon
    Ngỗi chỗ 38% chất âm hay nhất nhưng mất sân khấu. Ngồi chỗ 62% sân khấu tốt hơn thì chất âm không bằng.
     
    Wilson Fans likes this.
  10. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Con đường còn dài mà. Từ từ thôi Huy ơi. Huy xem lại vị trí loa so với các bên tường. Vấn đề hình tam giác. Và đừng ngồi xa loa quá. Trong vòng 2 đến 2.5m trở lại thôi
     
  11. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    à, anh trích thêm 2 câu này của Arqen
    1. Early reflection control combined with careful speaker placement will give you a transparent sound stage with tight, focused imaging.

    2. Smart choice of listening position, speaker placement and bass absorption will give you a tighter, more even low end with better bass extension

    Như vậy còn vấn đề nữa là hút bass và xử lý first reflection, nên là hút
     
  12. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.760
    Likes Received:
    2.206
    Location:
    Q3, Saigon
    Phải xử cái ghế trước. Độ cao không đúng :))
     
  13. Minoan

    Minoan Advanced Member

    Joined:
    28/10/13
    Messages:
    1.826
    Likes Received:
    687
    Đọc mà hay nghiền ghê
     
  14. quangnt

    quangnt Advanced Member

    Joined:
    29/10/11
    Messages:
    2.410
    Likes Received:
    123
    Em xin phép đánh dấu, cảm ơn bác sỹ
     
  15. quangtrang77

    quangtrang77 Advanced Member

    Joined:
    3/4/11
    Messages:
    232
    Likes Received:
    16
    uýnh dấu để theo giõi thấy thú vị và bổ ích
     
  16. phongvan2000

    phongvan2000 Advanced Member

    Joined:
    23/10/09
    Messages:
    347
    Likes Received:
    277
    Kính thưa các bác là sau một quá trình chơi audio được tầm 8 năm, với những kinh nghiệm trầy da..tróc vẩy , dọc Bắc chí Nam, trong nước , ngoài nước thì hồi xưa phòng nghe riêng biệt của em mới chỉ có 15m2 , chơi và đầu tư kịch đường tàu mới chỉ dừng lại ở loa bookshelf, muôn đời và mãi mãi ko với được lên loa cột.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhưng ,em quyết ko dừng lại ở con đường đó ,nó chưa phải là cuối đường. Em quyết định phải tiếp các bác ạ. Đời là cái đinh, em bán nhà ,bán đồ,bán hết,đập hết để xây cái mới. Nâng cấp phòng nghe ,nâng cấp đôi tai lên tầm ma mị ,phiêu du ở cấp đinh cao mới

    Sau một quá trình nằm im, giống như Khương Tử Nha câu cá chờ thời , chờ thế .
    Em nằm ghếch chân đi tìm cái chân lý kích thước phòng nghe nhạc Hi-end tiêu chuẩn cơ bản ,đọc lại ,lùng kỹ các topic ở vnav hay các trang web thì chưa bao giờ giải thích và tính toán được thông số cụ thể một cách dễ hiểu,toàn văn hóa kiến thức rông dài từ cái thời xây đấu trường La Mã cổ đại , chung..chung ,xáo rỗng

    Oke,ở VN chưa đủ trình thì em lại đi tìm ở nước ngoài ,chân trời rộng lớn và cao siêu hơn.
    Và may quá ! Ơn Zời..Cậu đây rồi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    đây là kích thước phòng tương đối để có mọi dải tần đẹp và đủ để cho các bác cũng như em nếu có thể và có điều kiện xây mới phòng nghe hoặc cải tạo nhà thì lấy đó làm thước đo để xây dựng phòng nghe đạt tiêu chuẩn có âm thanh Đẹp

    chú thích:Màu đỏ :Vứt đi ,đừng mơ có âm thanh hay.Thằng tây nó bảo đi tìm phòng khác cho nhanh,khỏi bàn

    Màu vàng: Khá tốt một cách cơ bản , và sẽ phải xử lý bằng tiêu-tán âm

    Màu xanh: Tuyệt vời ông mặt trời , quá lý tưởng để cho ra âm thanh Đẹp
    [​IMG]
    link dẫn dải và các cách tính toán cũng như thử nghiệm , mời các bác tham khảo thêm
    https://www.acousticfields.com/room-size-volume/

    KL : Cuối năm là em đã tự tay xây dựng cho mình một phòng nghe đạt đủ tiêu chuẩn để thỏa mãn cho đôi tai rồi . Chúc các bác sống vui, sống khỏe ,sống có ích để tận hưởng cái Sung Sướng
    PS : Phòng nghe có cái 2 cửa sổ nhỏ màu trắng .
    [​IMG]
     
    Last edited: 18/6/19
    Bim2010 and sông lô like this.
  17. Acoustic Audio

    Acoustic Audio Advanced Member

    Joined:
    3/8/18
    Messages:
    650
    Likes Received:
    255
    Nếu có phong hàm cho bác, chắc giờ này bác lên Đại Tá rồi bác nhỉ, nội dung hay bác ah!
     
    Wilson Fans likes this.
  18. Kavat

    Kavat Advanced Member

    Joined:
    29/10/19
    Messages:
    203
    Likes Received:
    135
    E thấy thú vị nhất là dạng phòng Square hình vuông. Vị trí của A là vị trí thông thường của bộ giàn âmly và CD. Hoặc phải chăng là A ngồi quay lưng trước bộ giàn, mặt hướng về phía tường đối diện của loa chăng?

    [​IMG]
     
  19. haiduytb

    haiduytb Approved Member

    Joined:
    2/2/19
    Messages:
    13
    Likes Received:
    100
    Nếu phòng bác xử lý tốt bác sẽ chơi được loa to
     
  20. killitmore

    killitmore Advanced Member

    Joined:
    22/1/21
    Messages:
    119
    Likes Received:
    85
    Đọc bài hay quá e xin phép add zalo bác @PDAlove để học hỏi thêm. E thấy bác để lại sđt 01234555100 trên post
     
    atcfirst likes this.
  21. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.417
    Likes Received:
    1.335
    Location:
    TPHCM
    Bài viết hữu ích cho anh em nào còn loay hoay trong việc setup loa !
     
    DOANLEE and killitmore like this.
  22. killitmore

    killitmore Advanced Member

    Joined:
    22/1/21
    Messages:
    119
    Likes Received:
    85
    Em mới dùng REW đo đạc tín hiệu của cả 2 loa đến vị trí ngồi nghe thì ra biểu đồ như bên dưới (phòng của em chưa hề có xử lý âm học j cả):
    + Từ 80 Hz đến 20khz biểu đồ SPL chỉ là +- 2db
    + Thay vì xu hướng SPL giảm dần từ tần số thấp đến tần số cao thì lại là SPL xu hướng tăng dần.
    Các bác có kinh nghiệm rồi chia sẻ cho em kết quả ntn có đáng tin ko ạ. Hay là chắc chắn sai rồi (e làm theo video hướng dẫn trên trang chủ của REW, đo 3 lần đều ra cùng 1 kết quả như hình bên dưới :( )
    Dụng cụ đo đạc e dùng: Icon upod pro soundcard, Mic ISK AT100
    [​IMG]
     
  23. blessng78

    blessng78 Advanced Member

    Joined:
    21/4/11
    Messages:
    203
    Likes Received:
    88
    Các chuyên gia setup phòng cho em xin chút tư vấn giải quyết cái cửa kính bên phải phòng nghe với a. Em kê kích các kiểu mà tiếng bass vẫn bị lệch sang phải. Em cảm ơn a!
     

    Attached Files:

  24. killitmore

    killitmore Advanced Member

    Joined:
    22/1/21
    Messages:
    119
    Likes Received:
    85
    Nhà e cũng có cái cửa sổ bên phải cũng bị tình trạng lệch sang 1 bên giống hệt thế :)) bác thử làm tuần tự từng bước như sau
    Bước 1: Kiếm miếng vải dày che kín cửa. Ở nhà e là cửa sổ nên làm cái này được, phòng bác là cửa chính thì xem có setup ở góc khác ko có cửa được ko
    Bước 2: Kéo loa trái về gần phía người nghe. Mỗi lần kéo 1 đoạn nhỏ chỉ khoảng 3,5 cm, nếu âm bị chuyển hướng lệch sang trái thì lại đẩy lùi lại 1, 2 cm. Làm vây đến khi âm hình cân bằng ạ
     
    blessng78 likes this.
  25. blessng78

    blessng78 Advanced Member

    Joined:
    21/4/11
    Messages:
    203
    Likes Received:
    88
    Cảm ơn bác, em dự định làm cái rèm chỗ đó ko biết có ổn không bác. Em bị fix chỗ đó rồi ko chuyển được chỗ khác bác à.
     
    killitmore likes this.

Share This Page

Loading...