Mời các Bác xem 1 số hình ảnh chế tác thùng loa của Sonus Faber theo cách thủ công truyền thống của Italy mặc dù công nghệ và trang thiết bị hiện đại họ không hề thiếu. Thân,
-Chi gụ mọc chủ yếu ở Đông nam Á, có khoảng 20 loài khác nhau. Tên khoa học là: Sindora;Tên thương mại và cũng là tên tiếng Anh là: Sepetir; tiếng Thái: Makha-Tae;tiếng Indo:Sindur;Malai:Seketil; Philippins:Supa…Tôi cứ kê tên để mấy bác đi du lịch gặp phải thì mua về bán lại cho tôi. Gụ là loài gỗ quý, được sử dụng nhiều trong đồ gỗ cao cấp. Hiện nay ở Việt nam và các nước Đông nam Á, do nạn chặt phá rừng và khai thác bừa bãi nên còn rất ít. Trữ lượng đáng kể chỉ còn ở Malai. Gụ có cơ lý tính tốt, cụ thể: -Tỷ trọng khoảng từ 500kg đến 800kg/m3 tùy thuộc độ ẩm. -Sức chịu ép dọc thớ:46N/mm2. -Sức bền uốn tĩnh :92N/mm2. -Modun đàn hồi trên 13000N/mm2. -Độ cứng: trên 5000N/mm2. Ngoài ra gụ còn có 5 đặc tính quý báu: - 1/ Tỷ lệ co rút trung bình từ gỗ tươi đến 15% là thấp. Có bảng nhưng tôi không nhớ. Tính chất này thể hiện gụ là loại gỗ ít bị nứt nẻ, cong vênh. 2/ Có tính gia công cao(dễ cắt gọt, chạm khắc). 3/ Ít xuống màu trong quá trình gia công và sử dụng. 4/ Thớ rất mịn và màu sắc trong tự nhiên là nâu nhạt, rất gần gũi với con người, dễ phối ghép với các đồ vật khác( xin đừng nhầm lẫn với sập gụ, tủ chè có màu đen do nhuộm). 5/ Khi tiếp xúc với nó, con người có cảm giác thư thái, dễ chịu và nó không có tác hại xấu đến sức khỏe Điều này tưởng như viển vông nhưng thế giới họ đã nghiên cứu nghiêm túc chứ tôi không phán bừa. Để dễ hiểu tôi xin diễn nôm : Ngày xưa các cụ chưa biết đến khoa học, nhưng từ thực tiễn gia công một số loài gỗ các cụ đã biết lim có tác động xấu đến sức khỏe, nhất là khi cưa đục hay bào gỗ sến thì các cụ thấy tức ngực, khó thở , đêm về, các cụ bà mà còn trẻ thì chỉ biết ôm gối khóc vì cụ ông chẳng còn sức lực gì.Vì vậy lim rất ít được dùng làm đồ gỗ trong gia đình, còn sến thì tuyệt nhiên không. Nhưng gụ thì khác,nếu được nằm sập gụ thì địa chủ ông sẽ đẻ ra địa chủ con rồi quan Lớn sẽ đẻ ra quan Bé. Nhưng điều quan trọng nhất là dù có nhiều đặc tính quý như trên nhưng giá gụ so với trắc, mun hay pơmu rẻ hơn nhiều, chưa đến mức phải mua bằng cân như gỗ Mỹ. Còn tiếp.
Em thấy Gỗ Gụ cũng bị co ngót nhiều ( co rút theo thớ dọc) Gỗ mà ít co ngót em thấy gỗ Nu (là một dạng tương tự như Giáng hương. phần gốc thì phải) Gỗ Lát loại nhiều xoáy trên vùng núi phía Bắc Vn ( dân gian gọi là Lát khét) có cơ lý tính vào loại tốt, giá tại VN bây giờ cũng không mắc lắm, gia công tuy hơi khó nhưng khi bề mặt hoàn thiện thì tương đối tốt ( gần giống với loại Birdeye của ngoại)
Về cái đồng hồ Ôđô làm bằng gụ tiếng không hay bằng gỗ tạp thì tôi xin có ý kiến thế này: Gỗ nguyên bản của đồng hồ không thể là gỗ tạp vì gỗ tạp là thuộc nhóm 7 đến 8, không có giá trị sử dụng cao, dễ mối mọt vv, mà chiếc đồng hồ đó không rẻ thì chắc chắn họ không dùng gỗ tạp. Có chăng bác thấy nó nhẹ thì lầm tưởng thôi. Tỷ trọng gỗ là yếu tố quan trọng nhưng nó phải đi kèm các tính chất khác chứ chỉ nặng với nhẹ thì chưa nói lên điều gì. Ví du gỗ nhóm 1 như dáng hương; du sam Cao bằng;hoàng đàn; thông tre, thông ré, hay loại nhiều người biết như pơmu không nặng. Ngược lại xét táu chẳng hạn thì dù cùng chi táu nhưng táu mật nhóm 2 trong khi táu muối ở nhóm 7 vì tuy nặng nhưng táu muối vừa xấu vừa bị mọt nước nên chỉ làm côp pha thôi. Tôi nói theo tài liệu cũ của bộ Lâm nghiệp ban hành khoảng năm1977 còn trong vòng gần 30 năm trở lại đây do gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm nên nghe nói bảng phân nhóm đã thay đổi theo chiều hướng đôn lên cho đủ quân số. Ví dụ: de; giổi; chò chỉ từ nhóm 4 nay là nhóm 3,gụ thì từ 2 đã lên 1, không biết táu muối có lên được nhóm 6 hay không .Nhiều người nghe táu muối vẫn tưởng trong nhóm tứ thiết . Việc dùng gụ làm vỏ thay thế vỏ nguyên bản của đồng hồ là sai. Nhưng gỗ gụ không sai mà sai ở người thợ. Trường hợp này làm tôi nhớ lại năm 1970, tôi có ông bác họ là ông Thảo làm phó giám đốc xưởng nhạc cụ Việt nam ( ở ngay cạnh nhạc viện) mua hộ cây đàn guitar. Tôi cùng ông thày vào chọn mãi trong đống đàn kĩ có giá 90VNĐ. Gọi là kĩ vì gỗ chọn kĩ, thợ bậc cao, phím đàn, khóa đàn đều nhập ngoại, nhưng chẳng được cây nào ưng ý. Cuối cùng tôi chọn trong đống đàn làm đại trà có giá 45 VNĐ thì lại vớ được cây nghe được. Phải cái khóa và phím nội nên được vài bữa đưa ra cụ Nhạc Sơn ( thợ ngoài) thay cho. Tôi có chót dại phán bừa: các bác toàn thợ mộc giỏi, chứ không phải thợ đóng đàn. Báo hại tôi bị các cụ ấy đuổi chạy mất dép đến tận bây giờ vẫn đi chân đất. Thời điểm đó cả nền sản xuất nhạc cụ miền Bắc không ai có nổi cái bằng học nghề mới ra nông nỗi. Vấn đề ở chỗ cái đồng hồ đó phải coi là nhạc cụ chứ không phải loa và càng không phải đồ gỗ gia dụng mà muốn đóng thế nào thì đóng. Chọn gỗ làm loa đã khó, chọn gỗ làm nhạc cụ khó hơn .Chúng ta đều biết nhạc cụ là thứ tự nó phát ra âm thanh để phục vụ cho mục đích âm nhạc và mỗi loại có âm sắc khác nhau để chúng ta nghe nhận biết được đang nghe đàn gì. Còn loa thì chỉ tái tạo lại âm thanh mà thôi. Âm sắc của đa số các loại nhạc cụ quyết định bởi hộp công hưởng bằng gỗ của nó. Nhiều nhạc cụ dân tộc sử dụng dây cước giống nhau làm dây đàn nhưng khác nhau ở kiểu dáng, kích thước và gỗ sử dụng nên cho âm sắc hoàn toàn khác nhau. Các bác ở Nam bộ thử so sánh các loại đàn như: nguyệt( kìm), tứ, tỳ bà chẳng hạn: cùng mặt gỗ ngô đồng và dây cước nhưng hình dáng , kích thước khác thì cho tiếng khác. Còn đàn tam có mặt bằng da thì tiếng lại càng khác nữa. Đối với loa thì âm sắc phụ thuộc vào nguồn âm gốc, chứ vào gỗ là ít thôi. Các bác có nhét loa vào thùng nào thì tiếng đàn kìm vẫn là đàn kìm, đàn tam vẫn là đàn tam chứ không thể giống nhau được. Giá như bác thợ hiểu về tính cộng hưởng của các loại gỗ thì đâu đến nỗi. trong trường hợp này nếu vỏ nó quá cũ thì tôi sẽ dán ván lạng lên cho đẹp chứ không dại gì làm vỏ mới, chúng ta chưa giỏi hơn hãng đâu.Bác nào biết ai có Ôđô làm vỏ bằng gụ chán mà bán rẻ tôi xin mua hết về mông lại bán để đỡ phải đi làm phu hồ thì tốt quá.
Chất liệu và độ dày của gỗ (ván) làm nên thùng loa ảnh hưởng rất nhiều đến chất âm của Loa cụ thể là ở dải Bass và Mid low. Cùng 1 cặp Driver gắn vào 2 cặp thùng có kích thước và độ dày của ván đóng thùng như nhau, chỉ khác nhau về chất liệu gỗ > sẽ cho ra 2 chất âm khác nhau. Chính vì chất liệu làm nên vỏ thùng loa tác động vào chất âm tổng thể của loa. Do vậy mới có việc Wilson Audio dùng vật liệu X và Y (đã đăng ký độc quyền) để sản xuất thùng loa, Dyn Audio dùng MDF Maple và Walnut, Tannoy thì dùng Okal và MDF Fly Birch (Bulo), Sonus Faber dùng Walnut và Maple lạng mỏng và dán nhiều lớp chồng lên nhau, các đời JBL và Altec Lansing đặc biệt là dòng Studio Monitor đều dùng hỗn hợp Okal thông dầu và Walnut để làm vỏ thùng loa. Vài thông tin Em bổ sung thêm, mời các Bác tiếp tục theo chủ đề của Topic ạ Thân,
Tôi đang luyện ngoại ngữ với Tây Balô, nhưng tiếng Tây chưa thấy giỏi mà tiếng Ta đã "rốt" đi nên viết lách lủng củng, làm bác Thành hiểu lầm, tôi thành thật xin lỗi và xin phép được nói cho rõ ý: 1/ Tôi so sánh ảnh hưởng giữa NGUỒN ÂM VÀ GỖ đối với âm sắc, và tôi cho rằng nguồn âm đóng vai trò quyết định, còn gỗ thì ít thôi. Xin bác đừng hiểu là tôi khẳng định gỗ không đóng vai trò gì, vì ít thì có nghĩa là vẫn “có”, khác hẳn với “không”. Và tôi cũng ví dụ cụ thể khi nguồn âm là đàn nào thì vỏ loa bằng bất cứ gỗ gì, kể cả bằng thủy tinh hay thép, kể cả loa không có vỏ cũng vẫn phải cho ra tiếng của đàn ấy. Tôi chưa có ý định đề cập tới ảnh hưởng của gỗ đối với chất lượng dải thấp. 2/ Chúng ta cũng chưa có tiếng nói chung trong cách hiểu thuật ngữ “ÂM SẮC” và “CHẤT LƯỢNG ÂM THANH”. Theo hiểu biết của tôi thì âm sắc là một phần của chất lượng âm thanh. Cũng như ánh sáng thì âm thanh cũng có sắc màu (khác với sắc thái) hay còn gọi là màu sắc của âm thanh, gọi chung là âm sắc. Nó góp phần quan trọng giúp chúng ta nhận biết được tiếng của cây đàn piano hay violon, tiếng của vợ hay bồ (nhầm cái này thì nguy lắm đấy). Từ lâu người ta đã đo và thể hiện được bằng sơ đồ, âm sắc của âm thanh và chỉ ra rằng trong các loại âm thanh tai người nghe được thì giọng nói hay hát của con người và 1 số loài chim có nhiều bồi âm và phong phú nhất. Về nhạc cụ thì phải kể đến violon, kèn cla, rồi mới đến piano hay guitar (thế mạnh của piano là khả năng thể hiện tốc độ và các hợp âm chứ không phải âm sắc). Điều này giải thích tại sao chúng ta vẫn thích Tây hay Tàu hát, mặc dù chẳng hiểu gì cả (xin lỗi các bác biết tiếng Tây và tiếng Tàu). Còn về chất lượng âm thanh thì chúng ta ai cũng hiểu nên tôi không dám múa rìu qua mắt thợ. Nhân đây tôi cũng thành thật xin lỗi anh em về 2 điều tôi viết sai, đó là: 1/ Bài đầu tiên trong topic này, trong lúc say khướt tôi có nói gỗ gụ giống với teac và bulô là viết nhầm. Tôi xin cải chính là giống với Mahagon. 2/ Cách phân loại nhóm gỗ mà tôi đã sử dụng là tài liệu có trước năm 1977, còn tài liệu năm 1977của bộ Lâm nghiệp ban hành thì de, giổi và chò chỉ đã được đặc cách phong lên nhóm 3. Trước vụ phong Phó tiến sĩ lên tiến sĩ nhiều. Nay kính báo.
:lol: Bác cũng hiểu nhầm ý Em rồi :lol: Topic này Em mở ra để những Bác DIY thùng loa trao đổi nhằm mục đích sử dụng vật liệu nào đóng thùng để cho ra kết quả tối ưu nhất trong điều kiện hiện có của Việt Nam thôi Bác ạ :lol: Các thông tin của Bác rất có ích nhưng cô đọng lại một chút nữa thì nó tuyệt hơn Bác ạ Em mời Bác tiếp tục nhé :lol: Thân,
Bác VNS ơi có người nghe đôi loa của E bảo: Loại gỗ này đóng chưa phát huy được hết chất horm của đôi loa, Theo Bác có nên duyệt Dự án cặp thùng mới không? hay ta nâng cấp cho đỡ tốn kém. hihi,
Em có ý kiến như thế này bác ạ! Nu là để chỉ phần gỗ bị bệnh hoạn hay dị tật gì đó,nó phù lên và vặn xoắn,phần gỗ đó rất cứng và hiếm,dân miền Nam đặc biệt chuộng Nu Gõ và Nu Xá xị(thơm) đôi khi có vết như chân mèo(?).Đắt và cực đắt...nhưng đẹp lắm,cầm tiền trong tay không yên...
Cụ lấy Gỗ Lim mà làm cho cái Horn nó phát huy hết tác dụng :lol: đóng gỗ Lim thì nó mới chơi nhạc Techno được :lol: còn gỗ đó thì chỉ Jazz, Sax, Vocal, Guitare, Blues thôi Cụ ạ :lol: :lol:
Nhạc techno là nhạc gì ạ?? Không biết dàn máy nhà E có chơi hợp không? Mà đôi loa của E khung loa đã đóng bằng Lim rồi mà, sợ nhiều lim quá nó lỳ tiếng.
Chào các bác, Em cảm giác là các bác đang đi vào mê hồn trận của các chủng loại gỗ (wood species). Em nhớ là có lần em đã post về gỗ Hương nu (làm turrntable plinth). Nu là cách gọi một dạng gỗ Giáng Hương. Loại Giáng Hương này mọc ở khu vực cằn cỗi nên giác hầu như không có (hoặc rất ít), trên thân gỗ có nhiều gai và những gai này tạo nên những vân xoắn rất đặc biệt. Hương nu hầu như không có nhựa như Hương mật nên mầu sắc không bị sẫm như các lại theo thời gian hoặc xuống màu rất ít. Sở gỗ cũng mịn và cứng hơn. Tóm lại Hương nu là vô đich trong các loại Hương. Gỗ Xá xị mà bác saphire_phantom nói là chủng loại gỗ có tên là Re hương. Re là chủng loại gỗ tạp nhóm 5, nhưng loại này có hương là mùi xá xị như chúng ta biết và là Re hương, Cách đây 20 năm em và Bố cũng đã từng cặm cụi chưng cất Re hương (đặc biệt là rễ) để lấy tinh dầu Xá-xị làm nước ngọt. Vài thông tin để các bác tham khảo thêm. Cảm ơn. Lonelywolf
Đề nghị Nick audio5_06 không đi lệch chủ đề chính của Topic bằng các bài Spam nhé. :idea: @ sapphire_phantom, Bây giờ đã là tháng 7 năm 2008. Cơn lốc giá và lạm phát vẫn đang đeo đuổi Việt Nam Bác ạ. Giá 1 khối gỗ Xoan Đào đặc tại thời điểm hiện tại là 16,000.000/1m3, mua về bào đi và loại bỏ phần giác, sâu, chọn phần gỗ đồng màu để làm thùng loa thì giá nó lên xắp xỉ 20,000.000/1m3. Giá của tất cả các loại nguyên vật liệu hiện nay lên xuống như các phiên giao dịch chứng khoán. Do vậy không thể nói trước và khẳng định được là 1 mét khối gỗ giá bao nhiêu đâu Bác ạ :lol: :lol: Thân,
Xưởng của Sonus Faber sành điệu quá!Em không thích nhưng nơi làm việc sạch bóng không một hạt bụi!Quả là danh bất hư truyền!Thanks bác VNS đã cung cấp vài hình ảnh!
:lol: Em có buôn gỗ đâu mà thơm hở Bác :lol: Bác có Choòng khoan, Mũi khoan loại Tungsten Carbite thì PM cho Em gấp vì cái này Em đang rất cần và giá thì thơm nức mũi :lol: Bác mà cung cấp được cái này cho Em thì đảm bảo là mấy Bác chuyên kinh doanh thiết bị Hi-End cứ phải gọi là la làng vì không có đồ Hi-End để cho Bác mua :lol: Thân,
Hay,hay lắm!nhưng mà em không quan tâm cái món bác cần(rẻ như cho).Em làm ngành đá mà!Em cũng không dám gọi cái gì là hi-end trừ các cô gái dễ thương .Cảm ơn bác đã mở lời!
Nước ta có hơn 300 loại gỗ tự nhiên, cùng 1 loại gỗ nhưng mỗi vùng, miền lại có cách gọi khác nhau nên từ ông thợ mộc lành nghề đến người làm kĩ thuật,không ai có thể nhớ hết và gọi tên chính xác. Vì vậy khi viết về loại gỗ thường phải chua thêm tên khoa học (Latinh) để tránh nhầm lẫn. Tôi có thói quen này khi viết từ lâu chứ tôi sợ tiếng Tây lắm. Theo tôi thì giá trị 1 đôi loa có thể nằm ở phần đóng thùng tới 50%. Ví dụ 1 đôi loa có giá xuất xưởng 5000U$ thì thùng loa chiếm tới hơn 2000U$. Vì vậy nếu không có đủ điều kiên tài chính thì việc mua củ và phân tần về đóng thùng trong nước hoặc tư đóng lấy là rất khả quan vì: - Giá nhân công trong nước là rất rẻ so với mặt bằng thế giới. - Việc đóng thùng loa tuy khó, nhưng so với chế tạo củ loa thì dễ hơn. - Với sự trợ giúp của máy tính và mạng thì việc tìm ra thiết kế thùng cho củ loa có nhãn mác là điều nhiều bác làm được. - Tuy nhiên việc lựa chọn gỗ trong nước là rất khó vì ngành đóng loa của chúng ta chưa phát triển, chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, trình độ công nghệ còn thấp nên cũng như việc nhập tôn cho quấn biến thế thì việc các thương nhân nhập đúng chủng loại gỗ nhân tạo để làm loa là điều khó. - Nói về bàn tay tài hoa của thợ thủ công Việt nam thì ai cũng biết chúng ta không kém. Cá nhân tôi thấy nếu chúng ta đóng thủ công như người Ý chẳng hạn mà sử dụng được gỗ thịt sắn có trong nước (có 1 số loại Tây họ mơ cũng không thấy) là hướng đi đáng khích lệ. Tuy gần đây gỗ tự nhiên khan hiếm, nhưng chúng ta có nguồn nhập từ Lào, Căm pu chia… nên việc kiếm gỗ để đóng với số lượng nhỏ là không quá khó. Khó khăn của chúng ta là chưa nghiên cứu chuyên sâu về gỗ tự nhiên dùng để đóng loa nên cơ sở lý thuyết coi như chưa có và việc xử lí, biến tính gỗ còn quá khiêm tốn. Chúng ta mới biết đến việc sấy gỗ, các lò sấy xuất hiện gần đây dùng hơi nước đã là văn minh lắm rồi. Còn luộc,, hấp gỗ thì trừ các cơ sỏ có vốn nước ngoài tôi không biết, còn các cở sở trong nước, kể cả làm mộc xuất khẩu ở phía Bắc cũng chưa có nơi nào làm cho đàng hoàng. - Tôi nhờ diễn đàn này học hỏi được nhiều điều nên cũng muốn: biết đâu nói đấy, với mong muốn đóng góp một phần rất nhỏ chút kiến thức cũ cho diễn đàn, nhưng xem ra lực bất tòng tâm vì gỗ để đóng loa thì tôi lại không biết. - Thấy một số bác chưa hiểu về gỗ nhân tạo, tôi cũng muốn giới thiệu qua về công nghệ sản xuất mấy loại ván này nhưng thời gian có hạn và cũng xét thấy không cần thiết nên tôi chỉ xin phép giới thiệu qua một số thuật ngữ tiếng Anh về ván nhân tạo nhằm giúp anh em tránh nhầm lẫn trong việc mua gỗ làm loa. (Tài liệu của bộ thương mại, người dịch có lẽ không có chuyên môn nên hơi khó hiểu): - 1/Plywood. Ván dán: - General plyood; ván dán thông dụng (ván dán chung các loại). - Multy-Player-Plywoood: Ván dán nhiều lớp. - LVL:Laminatel Veneer Lamper: Ván dán đặc biệt.( Tôi nghĩ là ván đã trang trí bề mặt) - 2/ Particle board: Ván dăm: - Single-Layer-Particle board: Ván dăm một lớp. - Three-Layer……………….: Ván dăm 3 lớp. - Extrusted ………………….:Ván dăm ép đùn (Okal). - Orientid Stranda Board (OSB): Ván dăm định hướng. - Cement Fibre board: Ván dăm xi măng. - Các loại gỗ này nếu có thêm chữ PB (Particle Board) là ván dăm có dán ván lạng. - Còn tiếp -
3/ Fibre: Ván sợi. -Hard board- HDF: Ván sợi có khối lượng thể tích (tỷ trọng) lớn. -Medium density Fibre board -MDF: Ván sợi có khối lượng thể tích trung bình. -Soft board: Ván sợi có thể tích khối lượng nhỏ. 4/ Ván ghép thanh. - Block board hoặc Lamin board: Ván ghép thanh có phủ mặt. -FingerJoint Sawntimber: Ván thanh có mối ghép dạng ngón. -Glue laminated Timber/ Glulam:Ván ghép thanh dạng khối. -Veneer Spaced Lumber: Ván ghép thanh dạng khung rỗng. -5/ Theo loại keo sử dụng. - Interior/INT: Ván sử dụng trong nhà (Dùng keo không chịu ẩm). -Weather boiling/WB: Ván chịu ẩm nhiệt( Nhiệt đới hóa). -Moisture Resistant/MR: Ván chịu ẩm. -Weather boiling Proof/WBP: Ván sử dụng ngoài trời. 6/ Gỗ lạng. -Sliced Veneer: Ván lạng là loại ván được sản xuất bằng cách lạng từ gỗ xúc ra các tấm mỏng có chiều dày khoảng từ 0,5 đến 0,8mm, hoặc có thể dày tới 3mm. Nguyên lí cơ bản là: Dao lạng tịnh tiến và khứ hồi, gỗ tịnh tiến theo chiều dày ván lạng. -Rotary cut veneer: Ván lạng theo nguyên lý gỗ quay tròn, dao tịnh tiến theo chiều dày ván lạng. -Edged banding: loại ván lạng đựoc cắt nhỏ thành băng rộng khoảng 2 đến 3 cm dùng để dán cạnh. HẾT. Tôi cố gắng giữ nguyên bản gốc, chỉ sửa một số từ hoặc cách trình bày khi tôi thấy thật cần thiết. Riêng Rotary cut thì trong chuyên môn đã có từ "BÓC" chứ không gọi là 'LẠNG". Phương pháp này dùng trong sản xuất gỗ dán. Bác nào biết qua về cơ khí thì tôi so sánh thế này sẽ hiểu ngay: Lạng giống nguyên lý máy bào, còn bóc giống với nguyên lý máy tiện. Còn về chiều dày ván lạng thì những máy lạng thế hệ mới cho phép lạng gỗ mỏng hơn nhiều. Chúc các bác đóng hoặc thuê đóng được đôi loa đẹp, hay và vừa túi tiền.
- Gặp đúng phải bác chuyên gia chặt đốn hạ rừng, khai thác chế biến ... gỗ chuyên nghiệp rùi đây. hic hic
Chào bác TuanCD, Bác quả là biết nhiều về gỗ và công nghệ chế biến gỗ. Tuy nhiên có vài chi tiết en xin hiệu chỉnh cho chính xác thêm: "... 3/ Fibre: Ván sợi. -Hard board- HDF: Ván sợi có khối lượng thể tích (tỷ trọng) lớn. HDF = High density fibre : Ván ép sợi mật độ cao/ tỷ trọng cao. -Medium density Fibre board -MDF: Ván sợi có khối lượng thể tích trung bình. MDF = Ván ép sợi có mật độ trung bình/ tỷ trọng trung bình.-Soft board: Ván sợi có thể tích khối lượng nhỏ. Khái niệm 'khối lượng thể tích' có vẻ không ổn bác ạ. 4/ Ván ghép thanh. - Block board hoặc Lamin board: Ván ghép thanh có phủ mặt. Lamin board = Laminated board = Ván ghép thanh -FingerJoint Sawntimber: Ván thanh có mối ghép dạng ngón. Finger-joint hoặc finger-joined : mối ghép dạng răng cưa. -Glue laminated Timber/ Glulam:Ván ghép thanh dạng khối. Glue laminated timber (hoặc Glue laminated board): ván ghép thanh sử dụng keo (để phân biệt với dạng finger-joint, dù rằng có loai sử dụng cả 2) ..." Cảm ơn bác. Lonelywolf
[/quote] Không phải chuyên gia đâu. Thợ phá rừng thôi. Mà rừng hết cây nên đi phu hồ 20 năm rồi đấy bác ạ.[/quote] Ô thế thì 20 năm trước về cơ bản nước ta đã hoàn thành công việc phá rừng rồi nhỉ. Em xin lỗi Spam tí