Em định thay tụ decoupling của TDA1541 từ Wima MKP10 sang M-cap MKP (loại màu trắng) thì có nên không các bác? Thanks all.
Đã mod thành công theo chỉ dẫn của bác khuehn, không xảy ra cháy nổ gì cả. Sau khi mod xong nghe thấy là lạ
Bạn nên kiếm cái chân cắm IC loại tốt lắp vào sau đó căm rút IC vô tư, kiếm con OPamp TL072 hoặc TL082 thử (ngon bổ rẻ) còn nhiều con khác thì mọi người nhắc đến nhiều rồi ... tùy tiền mà mua, có mới mua được , bây giờ nên nghĩ đến việc mod clock là vừa: Kiểm tra thạch anh tần số bao nhiêu kiếm board clock cùng tần số thay vào...
opam tl072 và tl082 em sẽ tháo ra thử nhưng mà nó là opam đơn hay kép anh em còn mấy dự án nửa muốn mod anh chỉ em nha DAT pioneer d-50 và con denon dcd1700 mod lock thì chác em phải nhờ đến bác phi nam cho nó lẹ em ở bh-dn
2 con opamp tl072 và tl082 là op amp kép, low noise đó chỉ số slew rate khá cao so với con NE5532, thay vào cũng rất khá hay trên tầm tiền
chào cả nhà em đả thay opam TL082 và thay clock xo rồi ạ[/quote] đây là hình sau khi mod ạ có gì các bác hướng dẩn em thêm ạ
chào các bác. em có cái cd cũ yamaha cd 550, mắt đọc đĩa mới thì ok. nhưng đĩa cũ thì kém quá, nhảy bài linh tinh, đang chạy đầu bài thì nhảy đến cuối bài. em định mod lại, nhưng ko biết nhẩy bài lung tung do phần mắt hay phần linh kiện. em thaosmays ra thì toàn là tụ rubicon và toshiba. dac 54hp thank.
Chúc mừng bạn đã thành công trong vụ mod CDP , vậy bạn cho nhận xét âm thanh cải thiện từng bước như thế nào sau khi thay OPamp, và sau khi mod clock :?: đây là hình sau khi mod ạ có gì các bác hướng dẩn em thêm ạ[/quote]
bác dùng tl072-082 tiếng nghe ỉu sìu mềm oặt dùng cho karaoke thì được.còn về clock bác làm vậy giải cao nghe như có sạn.
Sẳn mượn topic này các bác cho hỏi và xử lý giúp mình với: Mình gắn tầng khuyết đại đèn vào cho đầu dĩa CD 750 sonny xử dụng TDA 1541, khi hoạt động thì nghe tiếng ù nền, tưởng là do đèn ù, không ngờ khi tháo bỏ tầng KĐ đèn ra trở lại nguyên bản, máy khi hoạt động vẫn bị ù các bác ạ, nghe rõ nhất là khi qua bài. Mình đã thay khá nhiều tụ (cùng trị số) cho các phần mạch lọc thì vẫn vậy. Các bác đọc qua hướng dẫn mình xử lý. Cám ơn các Bác!
dạ chào cả nhà cái đầu z531 của em trước khi mod :âm thanh chậm rãi hợp với các loại nhạc khò khè sau khi mod: âm thanh dầy hơn và em thấy trong hơn và chi tiết hơn tóm lại theo em nghỉ nếu mod clock thì âm thanh chỉ sạch hơn chứ kg có thay đổi gì về chất âm lổ tai trâu em cảm nhận vậy có gì sai các bác bỏ qua.......nếu đồ của mình mình mở ra mình quậy cho dù nó dở đi hay là méo đi thì mình vẩn thấy hay vì công sức mình bỏ vào đó ===> đã mod thì dở củng thấy hay hehehe :lol: :lol: [/quote]
em đang có dự án mod denon dcd-1700 em thấy DAC của nó giống dcd-3300 quá xin các bác tiếp tay cho em ạem se up ảnh của em nó len ạ
Khả năng trong khi mod bạn có thể làm chập dính hoặc đứt mạch in, cũng có thể có linh kiện bj hở chân do để lâu nay chạm vào thì long ra, để khắc phục lỗi này Bạn cố gắng đưa máy về nguyên bản kiểm tra lại mạch nguồn cũng như mạch phần analogue chắc sẽ hết bệnh
Hình như chú này có rơle ở đầu ra vậy thì không cần lo đến transitor mute nữa , Lại thay OPamp, mod clock... lần này nên kiếm con OPamp gấu hơn chút như con 2132 chẳng hạn, mod clock cũng đem lại hiệu quả về âm thanh cao
đầu này có 6 con opam vậy thay hết 6 con luôn hả anh opam củ là ne5532 còn chỗ hai cái tụ trống thì có cần gắn vô thêm kg anh em định gắn thêm một cái nguồn nuôi DA riêng đầu này xài hai con pcm56p-k
Mình nhìn thấy có 5 con opam thôi (chỉ quan tâm phần analogue thôi, opam ở phần điều khiển cơ thì để vậy), nếu cũ opam là ne5532 của hãng JRC thì nên thay vì sẽ cải thiện chất âm nhiều, việc gắn thêm một cái nguồn nuôi DA là rất hay nên làm, CDP này xài hai con pcm56p-k thì chất âm sẽ hay (nhiều ý kiến đồng ý về chất lượng chú DAC này) nếu mod thêm nữa sẽ hay hơn nhiều, về tụ thì kiếm tụ hay gắn thêm hoặc thay cả tụ cũ luôn
em đọc được trang này hay nên up sang đây cho các bác tham khảo ah. Có một số suy nghĩ cho rằng việc mắt đọc laser bị "tèo" không bao giờ xảy ra. Và một số cho rằng có. “ Ê Này, cậu có biết có thể mua mắt đọc laser mới ở đâu cho đầu CD của tớ? Nó vừa bị tèo.” Tớ đã nghe điều này rất nhiều lần và quyết định viết điều gì đó về đầu đọc laser, những hư hỏng và một số cách sửa chữa đơn giản. Tớ đã xem bên trong trên 100 đầu máy CD không còn đọc được đĩa và chỉ có một (đúng cả theo hệ thập phân và hệ nhị phân là chỉ 1) trong số chúng là đã hư mắt đọc laser. Và mắt đọc đã hư là do sự ngớ ngẩn của chính tớ. Nhưng điều này (lỗi ngớ ngẩn của tớ) không phải là việc mà tớ muốn bàn ở đây mà chính là sự ngớ ngẩn của kẻ khác. Vậy thì, điều gì đã xảy ra khi có khoảng 20 nguyên nhân tại sao đầu đọc CD không chịu đọc đĩa, và ai nấy đều hùng hồn phán: tất cả hư hỏng này là do “hư hỏng mắt đọc laser” Đây chính là ”tội hình sự” vì những người không biết sẽ chỉ đơn giản là đi mua máy mới do việc mắt đọc cũ không còn được sản xuất, lo không còn mắt đọc, nguồn dự trữ từ việc làm thịt phụ tùng các máy không còn. Theo “kinh nghiệm chiến trường của tớ”, thì 10 nguyên nhân chính tại sao đĩa CD không được đọc là: 1. Do đã có một đĩa CD bên trong máy bị kẹt lại ở khu vực nào đó trong máy. Đĩa này đã rơi ra khỏi máng đĩa của máy và cản bộ cơ. Khi người nghe đưa đĩa thứ hai vào thì đầu đọc báo ‘Lỗi”. Chữa Trị: cách chữa trị đầu tiên mà tớ nghĩ ra là : Mở đầu CD, lấy đĩa bị kẹt ra. 2. Dây curoa khởi động khay đĩa sau 20 năm xử dụng đã bị trượt, hoặc đứt. Sau khi đóng khay đĩa, CD sẽ không được đặt đúng vị trí trục quay. Chữa trị: thay dây curoa. 3. Đầu CD đã được sử dụng trong môi trường bụi bẩn và bụi hoặc ám khói thuốc lá đã đóng vào cụm thấu kiếng mắt đọc laser. Bụi dẫn đến tia laser bị phân tán. Mắt đọc không tập trung được vào điểm cần đọc. Chữa trị: Mở đầu đọc và làm sạch bề mặt của mắt đọc laser với tăm bông. Đầu tiên là với tăm bông nhúng ướt dung dịch lau kính, sau đó là lau sạch lại với tăm bông khô. Nếu chưa đủ thì lau mắt đọc laser bên trong phần đọc. Cái này thì cần phải có tay nghề. Tốt nhất là đưa cho mấy lão sửa đồng hồ. Xem một số hình ( mở và lau mắt đọc KSS-151A của Sony và CDM của Phillip ở trang web đường dẫn đính kèm–chú thích của người dịch). 4. Mạch điện cấp nguồn cho mắt đọc bị lỗi: hoặc là hiệu điện thế quá thấp, hoặc là bị nhiễu, hoặc từ nguồn lọc hoặc do hiệu chỉnh kém. Nguyên nhân là có thể do các tụ hóa lâu ngày bị khô. Chữa trị: thay thế tất cả các tụ hóa trong mạch digital, hoặc tốt hơn thay thế tất cả các tụ. 5. Có một mối hàn lỏng trong mạch điều khiển mắt đọc. Thực tế là có thể có những mối hàn đã bị hỏng và không còn chặt. Với những đầu CD tốt nhất đã 20 năm tuổi, điều này có thể xảy ra. Mối hàn tại chân của các bộ điều chỉnh, hoặc các diểm nắn dòng, hoặc bộ điều khiển nguồn mắt đọc, do nhiệt lâu ngày đã làm lão hóa (oxi hóa, chảy dịch hàn, hoặc thiếc hàn bốc hơi). Cách chữa: Xem xét tất cả các mối hàn, đặc biệt là xung quanh các mối nối dây mắt đọc, xung quanh các bộ điều chỉnh, xung quanh các vị trí có dấu hiệu nâu, cháy… và hàn mới lại các điểm này. 6. Dây cáp nối bị gẫy sau hàng triệu lần uốn tới uốn lui. Kiểm tra độ đàn hồi của các cáp dẫn đến đầu đọc, khay đĩa, mô tơ hoặc bộ phận nhận bài (tracking) 7. Bộ phận cơ tracking của máy đã bị đóng dơ, do tóc, bụi trên bộ phận có bôi mỡ và việc nhận và bộ phận tracking không thể đến được điểm trung tâm – vị trí khởi động. Với mỗi lần di chuyển nhận bài, bụi bẩn được đẩy ra xa và tạo thành “lớp đệm” nằm tại mỗi bên của rãnh. Cách chữa: Làm sạch các rãnh, trục quay và thanh trượt tại những điểm cuối. 8. Mô Tơ chính đã không còn quay đúng tốc độ. Hiện tượng dường như là mắt đọc không thể đọc được bài nhưng đơn giản chỉ là do tốc độ quay của Mô tơ không đúng. Có thể do đĩa đã trượt khỏi trục quay, hoặc lỗi mô tơ, hoặc cản trở việc đọc đĩa CD của mắt đọc như hiện tượng đĩa ma sát vào khay đĩa. Ví dụ: trục quay có thể bị mòn phần đáy làm toàn bộ CD sẽ thấp hơn khoảng 1/10mm. Mắt laser sẽ không hiệu chỉnh được và phần chặn phía trên đĩa sẽ không áp sát đủ. Cách chữa: Nếu Mô Tơ chỉ là loại Mabuchi giá 5 $, hãy thay nó. Nếu nó là loại CD hoặc khe từ KSS thì chỉ cần chỉnh lại độ cao của trục quay. 9. Có sợi tóc hoặc vật gì đó bên trong bộ phận hiệu chỉnh mắt laser. Mắt laser không thể di chuyển lên xuống bình thường. Do CD tích điện mạnh nên nó sẽ hút tóc, bụi bẩn. Trong quá trình hoạt động những vật bẩn này sẽ kẹt vào dưới hệ thống treo mắt đọc. Cách chũa: Lấy vật cản ra. 10. Đĩa CD không xoay: Sau khi khay đĩa đóng, không thấy đầu đĩa có hoạt động gì và đầu hiển thị lỗi. Đây có thể là do đĩa không quay. Hoạt động của đĩa cần phải được quan sát, do vậy cần mở phía trên đầu CD ra. Chẩn bệnh CD laser – hướng dẫn nhanh: Mắt đọc CD dó thật sự tèo chưa? Nếu không có các thiết bị chuyên dùng, chúng ta có thể chẩn đoán một số bệnh nhỏ và tiết kiệm được khối tiền cho dịch vụ sửa chữa hoặc phải mua mắt đọc laser mới hoặc mua đầu đĩa mới. 1. Mở khay đĩa. 2. Bỏ đĩa gốc chính hãng (có mặt đĩa sạch) vào đầu CD rồi nhấn nút close đóng khay đĩa. 3. Khay đĩa có đóng vào sát không? 4. Nếu 3 có, thì đĩa có xoay chút nào không? 5. Nếu 4 có thì nó có xoay trong khoảng 2-3 giây hoặc hơn 10 giây không? Đĩa có xoay rất nhanh như điên hay có vẻ như không được kiểm soát? 6. Nếu câu 5 là : có kiểm soát và xoay trong khoảng 2-3 giây thì mắt laser còn “sống” và nó có thể nhận tia phản xạ từ bề mặt bạc của đĩa. Mách nhỏ: Nếu mắt laser “tèo”, CD sẽ không xoay chút nào cả. Mô Tơ của đầu CD chỉ có thể nhận được tín hiệu xoay đĩa khi mắt laser báo “đã nhận tín hiệu phản xạ bề mặt đĩa với vị trí mà đĩa CD cần phải tại vị ” Tuy nhiên một số Bác đã đúng khi chỉ ra rằng một số bộ chế động (servo mechanism) sẽ xoay đĩa mà không cần mắt đọc kiểm tra đĩa có ở đúng vị trí hay không. Và như vậy, các Bác này cho rằng việc xoay đĩa trong thời gian ngắn ban đầu không nói lên việc mắt đọc có hư hày không. 7. Sau khi đĩa quay 2-3 giây, màn hiển thị trên đầu đọc có báo đúng số track và thời gian của đĩa hay không? Nếu đĩa đã xoay nhưng không thể hiện thời gian của đĩa – có nghĩa là nó không thể đọc được TOC – Nội dung tổng quát của đĩa. Như vậy mắt đọc laser có thể thấy được bề mặt đĩa nhưng không thể đọc được dòng đầu tiên của dữ liệu. Dòng đầu tiên này được ghi sát vị trí của trung tâm của đĩa, như vậy để nhận bài mắt đọc laser phải ở vị trí “gần trung tâm nhất”. Vì vậy, nếu chúng ta có vấn đề về việc tracking (bộ cơ di chuyển mắt đọc)– mắt đọc không thể di chuyển đến vị trí trung tâm và nội dung tổng quát của đĩa (TOC) không thể đọc được. 8. Nếu nội dung tổng quát của đĩa đã được thể hiện nhưng không thể chạy được, điều này có nghĩa là: a. Mắt laser OK. b. Bộ phận nhận bài không thể di chuyển mắt laser từ vị trí rãnh đầu tiên của đĩa đến rãnh kế tiếp. Như vậy, hãy xem xuống phần về vấn đề nhận bài (tracking). 9. Đĩa CD đã được đọc nhưng “nhảy cóc": Hãy quan sát xem nhảy tới hay nhảy lui. Nếu có vấn đề về cơ khí (việc tracking tới bị cản trở), việc nhảy bài sẽ là nhảy về phía sau. Nếu bộ kiểm soát nhận bài quá nhạy thì sẽ bị hiện tượng nhảy về trước. Hãy hiệu chỉnh độ cân bằng của máy, và hiệu chỉnh độ nhạy của tracking (tracking gain). Xin xem bên dưới. 10. Đầu CD phát tốt đĩa gốc nhưng không phát được đĩa chép. Hội tụ tia laser của đĩa chép khác với đĩa gốc. Phản xạ của lỗ đĩa (pit) khác nhau giữa hai loại đĩa này. Số lượng phim nhựa phủ bảo vê mặt kim loại ở đĩa gốc và đĩa chép rất khác nhau. Thông thường, đầu CD luôn dễ đọc đĩa gốc hơn đĩa chép cho dù chất lượng phôi đĩa chép tốt như thế nào và được chép chậm ra sao đi nữa. Ở đây Tớ không đề cập đến loại phôi đĩa không tên tuổi và được ghi với tốc độ 24x. Vì vậy, nếu một đĩa CD gốc được phát tốt và đọc đĩa chép thì bị lỗi (nhiễu, nhảy bài, đọc chậm hoặc không chịu đọc) thì vấn đề sẽ vẫn tồn tại. Một hệ thống đã quá yếu sẽ khó đọc đĩa chép nhưng vẫn có khả năng đọc được các đxx CD gốc. Lỗi thường gặp này có thể là do các nguyên nhân đã được liệt kê trên đây : mắt đọc dơ, hiệu chỉnh kém, trục xoay mòn, đĩa trượt khỏi khay, dây curoa, và các nguyên nhân khác. BAO GỒM mắt đọc đã tèo – lẽ đương nhiên! Những hiện tượng hỏng hóc sẽ thể hiện đầu tiên ở các đĩa chép, và hiện tượng tương tự sẽ xảy ra với đĩa gốc vài tháng sau đó. Vấn đề số 9 và 10 thường sẽ càng trở nên tệ hơn khi mắt đọc di chuyển xa khỏi khu vực trung tâm của đĩa (có nghĩa là ở những bài có số thứ tự lớn). Nếu đầu đọc đã bắt đầu nhảy ở track 4 thì sẽ có khả năng nhảy nhiều hơn ở track 10 và sẽ không thể tiếp cận đến track 12. 11. Mắt laser bị tèo ở những đầu CD mới mua có 2 tuần từ Ebay: Nếu vì một lý do nào đó một đầu đọc đẹp, xuất sắc, có giá trị, và tình trạng như mới bắt đầu có vấn đề về mắt đọc với chủ cũ, hiển nhiên cái đầu này sẽ chạy đến tay của chuyên gia về mắt đọc, người sẽ chỉnh tăng dòng cho mắt đọc. Việc này sẽ giúp mắt laser đọc được tốt hơn MỘT CÁCH TẠM THỜI”. Người chuyên gia này sau đó sẽ trả lại đầu CD cho chủ khổ sở và phán là ” Này, Tớ đã giúp cậu rồi nhé! Giá là 200 Euro, nhưng hãy nghe lời khuyên chân thành của Tớ là hãy bắt đầu đi tìm một đầu phát mới đi. Cái đầu phát này sẽ không hoạt động lâu. Hãy bán nó thật nhanh khi nó vẫn còn hoạt động”. Khổ chủ về nhà và lầm bầm “Tiên Sư, nếu mà chỉ có hiệu chỉnh mắt mà mình đã mất đến 200 Euro thì lần tới bị nặng hơn sẽ tốn bao nhiêu? Vậy là hắn ta đưa nó lên Ebay với một câu chuyện về một người chú qua đời và người cháu trong khi dọn dẹp ngôi nhà phát hiện ra cái đầu CD này (Quái lạ, sao ngôi nhà này lại không được dọn bởi các bà vợ hay những đưa con mà phải là cháu). Và rằng cái đầu này luôn được chăm sóc cẩn thận vì người chú rất yêu nhạc! Và rằng Ông ta ít khi nghe, chỉ một đĩa opera vào mỗi Chủ Nhật sau khi đi nhà thờ! Và rằng nó sẽ được bán đúng hiện trạng, không bảo hành, vì người cháu bận quá không thể kiểm tra được. Đấy là lý do những người săn đồ sưu tầm đã trở thành chủ nhân hạnh phúc của một đầu CD sẽ bị tèo trong vòng 2 tuần. Nếu câu chuyện này có quen thuộc với các Cậu, thì mắt đọc laser đã chết hẳn rồi. Một mắt đọc laser bị chỉnh tăng dòng sẽ chết rất nhanh! viewtopic.php?f=21&t=36107
Bài này không hoàn toàn chính xác, thực chất mắt laser tèo không ít, ví dụ mình rất hay nghịch đầu CDP nhất là mấy cái bộ cơ trong dàn mini có loại dùng mắt laser KSS240A mình có đến 4 cái mắt loại này của Nhật thì khi thay vào bộ cơ (Vẫn chạy ngon lành) thì 2 cái tèo hẳn (lau mắt, chỉnh các kiểu k được) 1 cái chạy ngon, 1 cái chạy thì báo "no disk" nhưng để 1 lúc bấm ra vào ổ đĩa lại nhận và chạy bình thường, của sony thì vậy nhưng của Philips sẽ nồi đồng cối đá hơn nó chỉ già dần (rất lâu) chứ không tèo ngay !
Em xin bổ xung 1 tý về việc lau mắt đọc là ở mục 3 là : Khi lau với dung dịch lau kính, ta chỉ lau đúng 1 vòng rồi thay tăm bông khác, không lau qua lau lại ... các bác nhé !