Mod CDP thú vui & niềm dam mê

Discussion in 'Thiết bị số' started by nhatminh, 24/2/14.

  1. paul

    paul Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    1.688
    Likes Received:
    32
    Location:
    TP HOCHIMINH
    Cái này chưa chắc còn tuỳ vào gu nghe của mỗi người.Ko nên luôn cho rằng mình đúng.Cuộc chơi audio còn dài và nhất là con đường mod DIY còn dài hơn nữa :(
     
  2. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Sở thích của mình lại là các dòng máy Châu Âu , ngoài việc mod phần DAC của máy mình còn thích lọ mọ vào phần xử lý tín hiệu số trước DAC nữa . Do vậy tham vọng là muốn tham khảo thêm các bác đặc điểm phần này để tăng thêm hiệu quả :mrgreen: :mrgreen:
     
  3. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Phần cơ là cách nói ngắn gọn để chỉ cái Transport nói chung hay phần transport của CDP , phần này kéo dài từ cái đầu quang ( Lazer pickup ) đến cái chip DSP ( Digital signal processing) của máy
    Như đã trình bày phần cơ ảnh hưởng nhiều đến chất tiếng nên việc xem xét nó để quyết định việc ra tay chọt vào đây cũng có khối cái để nói
    Trước hết bàn về cái cụm đầu quang có ảnh hưởng đến chất tiếng hay không ? hình như cũng đã có nhiều bài viết nói về chất tiếng của đầu quang rồi ,em cũng nghĩ là có nhưng định lượng bi nhiêu cái % trong tổng thể thì chịu :mrgreen:
    Đầu quang của Châu Âu hay Nhật nói riêng cho CDP thì em đều thích như nhau , tuy nhiên chỉ bàn 2 loại điển hình của 2 bác tiên phong là Phillps và Sony
    Cách gọi cụm đầu quang để chỉ chung phần quang học ( thu phát tia Lazer ) và phần cơ khí bao gồm các moto phục vụ cho việc đọc dữ liệu
    Theo lịch sử cụm quang học đầu tiên của Phillip là CDM0 , CDM1 ,CDM4 ...Các thế hệ này đã ngừng sản xuất , trong đó nổi tiếng nhất là CDM1 vậy nó nổi tiếng vì cái gì ?
    Em lọ mọ khảo sát thì Tây nó đánh giá như sau
    Về độ bền bỉ , đời đầu là vô địch , các tài liệu đều nói rằng sở dĩ các thế hệ này làm được như vậy bởi họ chỉ cần công suất phát thấp ( Như CDM1chỉ khoảng 0,08mw ) các đời sau đều cần công suất phát mạnh hơn nhiều
    Hệ thống đầu quang thời kỳ đầu có nhiều chi tiết đều làm từ kim loại đảm bảo độ chắc chắn ,giảm rung chấn , tất nhiên giá cũng đội lên , các thế hệ sau đó đều nhựa hóa dần
    Các thế hệ đầu tiên đều sử dụng Moto không chổi than sử dụng để dịch chuyển đầu quang và moto quay đĩa nên cũng ít bị dính nhiễu . Cái này riêng em đánh giá là cao nhất , tuy nhiên chắc chắn giá thành lại cũng sẽ cao bởi vì quả thực sau đó các đời sau đều dùng phổ cập động cơ thường vừa gọn vừa rẻ
    Thế hệ CDM4/xx bắt đầu có sự phân biệt về việc cải tạo chủ yếu ở 2 nội dung sau , còn cụm quang học lắp lẫn cho nhau ( CDM4) đều được , ví dụ CDM4/36 và CDM4/27 đều sử dụng động cơ quay đĩa không chổi than nhưng chassi một cái là kim loại , một cái bằng nhựa . Các đời CDM4 /xx khác đều khung nhựa và động cơ thông thường
    Thực ra trước khi thế hệ CDM4 ra đời vẫn có CDM2 và CDM3 nhưng không được phổ cập vì có nhiều nhược điểm như hay bị nổ rách cáp , tuổi thọ không ổn định…vv… nên chúng ta cũng khá ít gặp ở các CDP trên thị trường
    Hình như có một nhược điểm chung của các CDM thế hệ cũ là đọc CD-R không tốt lắm nên Phillip cải tiến đầu quang và sản phẩm bắt đầu cho việc thay đổi này là thế hệ CDM 9/xx và CDM12/xx
    Đời CDM9 /xx vẫn sử dụng cơ cấu dịch chuyển đầu quang “ Móng lừa “ đong đưa , moto quay đĩa loại thường nhưng cụm quang học gọn gàng hơn
    Các đời CDM12/xx đều sử dụng moto thường cho cả quay đĩa do việc dịch chuyển đầu quang theo kiểu thanh răng hay ” xe trượt tuyết “
    Cùng chung đặc điểm đó Nhật bản có Sony thế hệ đầu cũng có dòng mắt BU1 , KSS151 ……trượt từ và động cơ quay đĩa cũng là loại không chổi than rồi sau đó phát triển các dòng thanh răng với moto thông thường là KSS123 , KSS150 ….KSS 152 …..vv
    Vậy với dân nghe nhạc thì việc tìm về các dòng mắt cũ cũng là có lý do của riêng họ đấy chứ :mrgreen:
     
  4. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Dữ liệu đọc được từ đĩa sẽ được chuyển tới cụm servo
    Gọi chung là vậy nhưng trong dữ liệu đọc ra có mấy món cần xử lý , đó là thông tin chính về dữ liệu cần xử lý và thông tin để đầu quang có bám sát và đọc chính xác dữ liệu của đĩa CD
    Thiết kế thông thường của cả Phillip và Sony đều thấy có 3 loại IC thực hiện việc này
    IC RF (hay HF ) trực tiếp kết nối với đầu quang ,nhiệm vụ chính để khuếch đại tín hiệu thu được
    IC servo nhận dữ liệu từ RF và trực tiếp điều khiển các mạch Focus, track , travel ….để đầu quang đọc dữ liệu trên đĩa
    IC DSP đã nói ở trên nhận tín hiệu từ RF và thực hiện giải mã , chuyển đổi dữ liệu này thành dạng I2S , có thể xuất luôn S/PDIF ( Loại có loại không ) IC này còn thực hiện mạch điều khiển tốc độ quay của đĩa
    Điều khiển chung cả 3 bác này có ic vi xử lý
    Theo thời gian hãng Phillip cho ra các ic thực hiện việc này là TDA5708 , TDA5709 , SAA7210
    Tiếp theo có cặp TDA8808 , TDA8809 , SAA7310
    Còn vài cặp khác nhưng 2 cặp trên xuất hiện nhiều nhất
    Các IC DSP thì thay đổi nhiều hơn , sau này chúng ta có thể gặp SAA 73xx đi với cặp TDA8808 /09 ở các dòng máy khác nhau
    Hãng Sony cũng không chịu thua kém , họ cũng có các cặp theo thời gian như sau
    CXA20109 , CXA20108 , CXD 23035
    CXA1081 , CXA1082 , CXD 1125
    Tương tự họ CXD11xx cũng có mấy loại kết nối với cặp CXA1081/82 . Các DSP của Sony đều có khả năng xuất S/PDIF luôn
    Rất nhiều hãng Châu Âu mua chip Philip và rất nhiều hãng Nhật bản mua chíp của Sony để xài . Tuy vậy theo quan sát em thấy cặp của Phillip xuất hiện từ CDP cỏ đến loại rất gấu của Châu Âu giống như TDA1541 vậy . Có thể dẫn chứng nhận định trên như sau
    Cặp TDA 5708/09 và SAA7210 trên các CDP Studer /Revox như Studer A727 , Revox B226 . Cặp Tiếp theo có cặp TDA8808 , TDA8809 , SAA7310 có trong Studer A730 /D730/731…vv
    Mình lấy ví dụ trên vì dòng máy này được coi là âm thanh chính xác và là thiết bị trong Studio một thời . Studer A730/731 đến nay vẫn là thiết bị khá tiền :(
    Đương nhiên các thiết bị của Châu Âu khác cũng xài dòng này :mrgreen:
    Chỉ là thống kê theo hiểu biết cá nhân , các bác bổ sung nếu có gì đó chưa chuẩn
     
  5. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Bộ 3 IC này theo em là ảnh hưởng nhất :D , quyết định nhất đến chất âm của phần cơ và nó lại là thứ mà chúng ta không thể tác động vào được :(
    Nguồn nuôi
    Đa số các máy đều thiết kế nguồn nuôi cho phần cơ bằng cuộn dây riêng tuy vẫn trong cùng một biến thế nguồn, một số máy thể hiện sự cẩn thận còn thiết kế tách biệt hẳn một biến áp gọi là nguồn Digital để phân biệt với biến áp nuôi phần DAC
    Phần cơ đều dùng nguồn đối xứng , sau khi qua nắn lọc thì cấp cho các moto phục vụ đọc đĩa , phần qua ổn áp +/- 5v nuôi các IC , đầu quang đã liệt kê bên trên
    Các IC ổn áp thường thấy là họ 7805 /7905 hay LM317/337 Xoang hơn thấy dùng các loại nhiễu thấp họ LTxx …., dân chơi thì có thể độ theo sở thích không thể thống kê được :mrgreen:
    Tụ lọc nguồn phần này thì thiết kế rất phong phú ,nhiều hãng tham gia , tuy nhiên có một đặc trưng thường gặp là tụ lọc phần nguồn dương thường lớn hơn phần nguồn âm bởi do đặc tính hoạt động phần nguồn dương cần tiêu thụ dòng lớn hơn . Xưa máy Châu âu hay dùng tụ Châu âu ( Phillps, ROE, Franco , Elko )…..máy Nhật xài tụ Nhật ( Rubycon, Nichicon,Elna., Sanyo…..)Sau đó thấy các máy Châu Âu cũng khoái mua tụ Nhật để xài nhiều nhất là Nichicon bởi dòng này âm thanh cũng tốt mà độ bền thì rất bền …
    Phần nguồn có ảnh hưởng đến chất âm , điều này ai cũng biết nhưng cũng không định lượng được chính xác bao nhiêu % , mỗi người sẽ tự đánh giá riêng cho mình ,còn riêng em thì cảm nhận nó ảnh hưởng nhiều hơn so với mắt đọc :roll:
     
  6. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Cái Clock :)
    Đồng hồ được thiết kế ngay cạnh chip DSP hoặc chip Digital Filter là cái không thể thiếu trong CDP.Tầm quan trọng của nó quá rõ rồi , ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh cũng ghê gớm nên có nhiều dự án của dân DIY làm về cái clock này
    Chuẩn CD có tần số lấy mẫu 44,1 khz ,tài liệu kỹ thuật trong sách Tây hay quy nó về đơn vị là fs , đồng hồ thiết kế trong CDP thường lấy là bội số nguyên của tần số lấy mẫu . Châu Âu hay dùng giá trị 256fs tức là 11,2896 Mhz , Các nhà sản xuất Nhật bản lại thích sử dụng thạch anh 16,9344 Mhz tức là 384 fs . Hay dở thế nào không rõ lắm vì đấy là chuyện của các nhà chiên môn ( Em có đọc đâu đó một vài nhà phê bình bàn chuyện nhân chia tần số của đồng hồ thế nào cho tối ưu nhất nhưng lúc đó cũng không quan tâm lắm ), Dân DIY hay quan tâm xem cái clock nằm trong máy có sai số bi nhiêu , Jitter bản than nó thế nào …bởi về mặt kỹ thuật số thì cứ đảm bảo data, Jitter giống nhau thì âm thanh của các phần cơ rất khoát phải như nhau …nhưng khổ cái nhiễu loạn trong miền thời gian này ( Jitter ) là thứ gần như không thể triệt tiêu hoàn toàn . Ngay cả bản thân cái clock nó đã có Jitter , sai số của đồng hồ là một thông số kỹ thuật , jitter là một thông số khác mà món này nhà sản xuất thường lại rất ngại đưa ra con số cụ thể
    Đồng hồ trong CDP đều dùng TCXO (Temperature Compensated X'tal Oscillator) Việc thay Clock trong máy tựu chung là tìm một cái Clock tốt , xử lý nguồn nuôi tốt chắc chắn sẽ làm phần cơ tốt hơn …Ảnh hưởng của clock là khá lớn , tuy không định lượng được bi nhiêu % nhưng theo em còn lớn hơn cả phần mắt đọc và nguồn cộng lại :mrgreen:
     
  7. nhatminh

    nhatminh Advanced Member

    Joined:
    29/11/07
    Messages:
    309
    Likes Received:
    8
    Location:
    TP.HCM
    Đọc xong các bài viết của bác nxhung quả thật rất ngữơng mộ những kiến thức về mặt kt của bác .
    Em hoàn toàn đồng ý với bác trong việc upgrade thì ngoài phần DAC thì phần cơ,digital ko thể bỏ qua và trong quá trình upgrade em cũng có nâng cấp linh kiện cho phần digital và phần nguồn thì nhận thấy hiệu quả ko ít chút nào. Vì bản thân Cdp là 1 thiết bị digital .Theo em nhận thấy thì nhiều bộ cơ và Dac đỉnh cao của 1 số hảng . Thuờng thì cơ sẽ đắt hơn DAC .
    Riêng về xclock thì em chưa đụng đến vì chưa tìm đc xclock ưng ý và nhất là xclock có chất lượng cao . Em thấy nhiều clock xịn giá 200-300$ . trên thị trường clock tcxo tàu giá khoảng 300k thì chất lượng thế nào thì em rất phân vân .
     
  8. UTC_Western

    UTC_Western Advanced Member

    Joined:
    26/1/13
    Messages:
    220
    Likes Received:
    4
    Các bác cho em hỏi chút em đang dùng cdp marantz 94 nhưng tiếng nghe đục giờ phải nâng cấp kiểu gì ạ. em nghe chủ yếu nhạc vàng
    thank các bác
     
  9. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Cảm ơn các bác đã theo dõi và động viên, chúc các bác một năm mới tấn tài ,tấn lộc , vui vẻ và sức khỏe để tiếp tục theo đuổi niểm đam mê này :)
    Vậy chúng ta có thể tác động vào phần cơ được đến đâu và như thế nào để cải thiện thêm âm thanh cho máy :roll:
    Trước hết khi thực hiện mod phần này thì cần cố định phần DAC phía sau hoặc như nếu cảm thấy phần DAC của máy chuối quá hãy dùng đường S/PDIF cắm ra DAC ngoài để dễ đánh giá được sự thay đổi . Đây là nguyên tắc mà dân mod gọi là “nguyên tắc vàng” tức là không thay đổi 2 hay nhiều yếu tố cùng lúc sẽ mất phướng hướng hoặc đánh giá sai lạc vấn đề
    Phần cơ theo quan điểm của em nên cố gắng “đúng” hơn là “điêu “ mà về món này cá nhân em thấy sản phẩm Revox/Studer là bậc thầy và các dòng máy của họ cũng không quá xa lạ với dân chơi nhạc . Cấu hình của Revox/Studer lại chỉ sử dụng chip Phillips ( Các cặp TDA5708/09 hay TDA8808/09 đi với SAA73xx …vv như đã trình bày ở trên ) ,như thế em đã thiên vị cấu hình Châu Âu :wink: ., các bác khác sẽ lực chọn cấu hình khác tùy theo sở thích của mình , cấu hình này sẽ quyết định mắt đọc , trị số của thạch anh dao động ...đến cái " Tông " của chất âm là những cái mà sau đó chúng ta không thể tác động gì vào được nữa
    Phần nguồn : Đây là nơi có thể tác động đầu tiên với 2 nội dung cơ bản là cấu trúc ổn áp nguồn và tụ lọc
    Ổn áp nguồn thường thấy là họ LM78xx/79/xx tuyệt đại đa số máy Nhật sử dụng trong khi các máy Châu Âu thời kỳ đầu hay sử dụng LM317/337 , nhưng rồi các đời sau đó họ cũng dần thay bằng 78xx/79xx ,lác đác có một số đời máy dùng tranzitor rời ghim áp bằng điot ổn áp hoặc như huyền thoại Studer A730 chiến cả L242 ,một IC ổn áp thường thấy trong các máy công nghiệp …vv như thế đủ thấy sự phong phú trong cách sử dụng của các hãng . Vì đã chọn cấu hình Châu Âu già cỗi nên mình cũng thích luôn LM317/337
    Một đặc điểm được chú ý nữa mà có khi lại quan trọng hơn cả trong phần này là nếu thấy trên máy càng có nhiều mạch ổn áp thì càng chứng tỏ máy được thiết kế kỹ vì có sự cách ly các phần với nhau vì như mọi người đã biết phần cơ bên cạnh các IC chức năng như đã thống kê thì còn có các mạch hiển thị , mạch vi xử lý điều khiển hoạt động …vv Việc này cũng khá quan trọng vì thực tế quan sát một số huyền thoại thì thấy là như vậy trong khi có thể họ vẫn chỉ dùng chung một biến áp nguồn
    Phần tụ lọc nguồn , chúng ta cũng ít gặp đời máy nào mà chỉ phủ sóng mỗi một loại tụ hóa cho phần lọc nguồn .Đó có thể là do yếu tố giá thành nhưng theo em quan trọng hơn hãng có cân nhắc đến yếu tố chất âm vì ảnh hưởng của nó khá nhiều . càng nhiều loại tụ hóa trên mạch càng thấy thêm sự quan tâm và cân nhắc của nhà sản xuất đến sản phẩm của mình . Tụ hóa có tuổi thọ khá hạn chế , ngoài việc ảnh hưởng đến âm thanh , sự suy giảm về chất lượng của nó ở phần cơ này có thể ảnh hưởng cả đến khả năng đọc dữ liệu của đầu quang , một số máy già yếu tụ hóa có thể hư nhanh hơn mắt đọc cho nên cần thay mới phần tụ của phần cơ trước khi nghĩ đến việc thay mắt đọc , em có nhận xét là tụ hóa của Nhật bản bền hơn tụ của Châu Âu . Sử dụng tụ là một nghệ thuật , mỗi loại tụ có âm thanh khác nhau ,sự pha trộn các loại tụ có khả năng bổ sung ưu khuyết điểm cho nhau và là sự tương hợp với cấu hình cả hệ thống .Các bác có thể tìm hiểu thêm về cách dùng tụ trong CDP yêu quý của mình
    Đồng hồ dao động
    Về trị số ,có 2 loại đồng hồ sử dụng trong CDP là 11,2896 Mhz ( Máy Châu Âu ) và 16,9344 Mhz ( Máy Nhật bản ), một số ít dòng máy khác có thể dùng thạch anh bội số của các tần số trên
    Thay thế đồng hồ cho CDP không quá khó và đã có rất nhiều dự án cung cấp mạch , cách làm rồi , có lẽ không cần nói thêm nữa , chất âm chắc chắn thay đổi không nhiều thì ít …vv Cái khó nhất là chúng ta không biết được sau khi thay xong có “tốt hơn “ cũ hay không thậm chí có thể xấu hơn mà không biết … vì đơn giản không đo được Jitter . Mọi người thường khen sau khi thay xong thấy dải cao liền mạch ,rõ nét , dải dưới gọn gàng ….sau đó phải bận tâm đến việc phân biệt không gian tốt hơn , một số trường hợp thấy đĩa đọc dữ liệu vững hơn …vv... :mrgreen:
     
  10. vmc_ct

    vmc_ct Advanced Member

    Joined:
    22/3/12
    Messages:
    312
    Likes Received:
    22
    bài viết hay quá, tiếp tục bác nhé
     
  11. eng.tuananh

    eng.tuananh Advanced Member

    Joined:
    26/11/08
    Messages:
    2.219
    Likes Received:
    487
    Location:
    Ha Noi
    Cám ơn bác nxhung rất nhiều, thông tin bác cung cấp rất có ý nghĩa và cũng làm bao nhiêu DIY-er phải loay hoay. Khó nhất trong việc nâng cấp là đo kiểm trước và sau khi nâng (cũng có thể là hạ) cấp.
    "Trước hết khi thực hiện mod phần này thì cần cố định phần DAC phía sau hoặc như nếu cảm thấy phần DAC của máy chuối quá hãy dùng đường S/PDIF cắm ra DAC ngoài để dễ đánh giá được sự thay đổi . Đây là nguyên tắc mà dân mod gọi là “nguyên tắc vàng” tức là không thay đổi 2 hay nhiều yếu tố cùng lúc sẽ mất phướng hướng hoặc đánh giá sai lạc vấn đề". Vấn đề này a e DIY rất hay bị mắc phải, còn một yếu tố nữa là các linh kiện thay thế thường là mới, chưa có thời gian chạy rà nên đánh giá khi vừa mới thay linh kiện vẫn còn rất chủ quan.
    Em ngồi ngóng bác tiếp!
     
  12. startburn

    startburn Advanced Member

    Joined:
    20/6/07
    Messages:
    508
    Likes Received:
    12
    RẤT HAY, CÁM ƠN BÁC NXHUNG...EM NGÓNG TIẾP...
     
  13. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Chính sự khó khăn và mơ hồ trong việc xác định jitter của đồng hồ nên một số người ngại ngùng trong việc thay thế đồng hồ mới cho CDP, điều đó tạo ra tâm lý nếu có thay thì cần săn lùng loại đắt tiền để hy vọng nó chắc chắn phải “tốt” hơn . Em cũng có ngờ ngợ rằng bản thân đồng hồ trong một seri máy nào đó mà nhà sản xuất trang bị cũng góp phần tạo ra đặc trưng âm thanh riêng do phổ Jitter của Clock dòng máy đó :roll: , nên phương án lành hơn cả là tháo ngay cái clock trong CDP mà minh trót yêu quý để lắp cho nó một mạch mới để nhiều hy vọng sẽ “tốt” hơn cái vốn có
    Mạch clock trên mạng có nhiều , nhưng em hay để ý 2 dạng mạch
    - Mạch Pierre clock
    Mạch sử dụng ic số tốc độ cao kết hợp nguồn nuôi xử lý tốt
    -Mạch Kwak clock
    Mạch này sử dụng thuật toán tốc độ cao kết hợp nguồn nuôi xử lý tốt
    Cả 2 mạch này chúng ta có thể vẫn tái sử dụng clock cũ trong máy , thực nghiêm cho thấy mạch của Kwak clock rất tốt và may mắn thay nó được tác giả công bố rộng rãi trên diễn đàn DIY :mrgreen:
    Như đã nói , mạch clock không phải là giải pháp để thay đổi "tông" âm thanh của một CDP nhưng nó cải tạo ra âm thanh tốt , không gian tốt hơn kể cả cho dù vẫn chỉ sử dụng lại clock của máy ,đơn cử so sánh các máy Studer và Revox ta sẽ thấy trong phần xử lý tín hiệu số ,dòng Studer A727 xử lý clock cầu kỳ hơn trong khi Revox B226 chỉ sử dụng mạch như các máy thông thường , điều này tạo ra sự khác biệt giữa 2 dòng máy trên mặc dù các cấu hình khác cơ bản giống nhau
     
  14. Alexandre Ciskob

    Alexandre Ciskob Approved Member

    Joined:
    10/3/11
    Messages:
    46
    Likes Received:
    0
    Hay, em đánh dấu đọc tiếp :d
    Đọc xong tính mod con ss cùi :lol:
     
  15. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Chả thấy ai tham gia nên em quyết định chọt thêm bài nữa :mrgreen:
    Nếu chỉ dừng lại ở chức năng của CDP thì cơ bản việc mod phần cơ đến đây đã xong :D , Nhưng nếu sử dụng chức năng Transport thì còn một món nữa ,đó là tín hiệu S/PDIF
    Lan man một chút ở khu vực này là hiện nay việc chơi Transport + DAC đã rất phổ biến . Mọi người thường nói cái CDP chẳng qua là chơi Trans + DAC nhưng chung một vỏ , nói như thế cũng được nhưng không thật đúng hẳn . Cái khác nhau về bản chất của 2 kiểu chơi này chính là cái định dạng S/PDIF và từ đây một số vấn đề bắt đầu phát sinh
    Chơi CDP thì không hề cần đến S/PDIF và định dạng I2S từ chip DSP vốn là cái mà D/A cần được kết nối thẳng vào chip D/A . Cách đi này làm cho CDP phụ thuộc chất âm nhiều hơn vào phần cơ , cái mà diễn đàn tranh luận khá nhiều bởi vì nguyên vẹn cái vụ Jitter của phần cơ vốn nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất âm được trút thẳng vào D/A , chip D/A không có khả năng xử lý Jitter và như thế việc tranh luận phần cơ là Sếp tức là ảnh hưởng của nó nhiều hơn hoàn toàn có lý
    Nếu sử dụng Transport + DAC thì do I2S không thể truyền dẫn đi xa được nên cách chơi này buộc phải dùng đến định dạng S/PDIF và phía bên DAC người ta dùng chip Receiver để chuyển đổi định dạng này trở lại I2S cho D/A . Nhiều kỹ thuật xử lý xung quanh việc chuyển đổi này có khả năng tăng thêm jitter nhưng cũng có thể làm giảm Jitter có từ Transport và việc tranh cãi lại xuất hiện . Biểu hiện thực tế của nó là có thể phân nhóm các loại DAC rất nhạy cảm , nhạy cảm hoặc ít nhạy cảm với Transport . Tuy nhiên trong vụ này phần thắng có vẻ vẫn nghiêng về Transport vì các DAC có khả năng xử lý tốt Jitter đến từ Transport chiếm số ít và chúng đều đắt :wink:
    Như đã nói , một số chip DSP trong phần cơ có tích hợp chức năng xuất S/PDIF ( Chân Digital Out viết tắt là DO ) một số DSP không tích hợp chức năng này thì người ta dùng IC chuyển đổi bên ngoài để xuất ra DO có thể ở dạng Coaxial hoặc Optical .Diễn đàn hình như cũng có Topic nói về cải tạo phần này rồi nên ở đây cũng không trình bày thêm nữa :mrgreen:
     
  16. dunghd

    dunghd Advanced Member

    Joined:
    15/8/14
    Messages:
    749
    Likes Received:
    66
    Thấy các bác mod vui quá em cũng định lôi ra mod sơi dây nguồn mà cũng run tay.
     
  17. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Dây nguồn , cầu chì , phích cắm ,lọc điện ... Là những món rất cơ bản của dân chơi cho các thiết bị điện . Muốn thoát khỏi nó chỉ còn mỗi cách chạy nguồn ắc quy cách ly điện lưới :( :mrgreen:
     
  18. huy_navy

    huy_navy Advanced Member

    Joined:
    11/8/10
    Messages:
    578
    Likes Received:
    15
    Location:
    Saigon not HCMC
    Topic này rất hay! Cho e đánh dấu rảnh rỗi ngâm cú!!! :mrgreen:
     
  19. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Hôm rồi , mình được tặng cái đầu Philips CD610
    Cấu hình rất cơ bản , vẫn cặp SAA8809/08 , SAA7310 máy này dùng lọc số TDA7220 và chip TDA1543 , tổng thể máy lèo tèo một dúm linh kiện . Gia chủ trước đã mod cấy TDA1541 vào
    Mình không quan tâm đến phần D/A máy này , chỉ lấy đường DO của TDA7220 đưa ra , biến nó thành Transport , thay thêm vài con tụ lọc nguồn
    Mắt mũi em nó vẫn còn được , chất âm rất có nhạc tính , Vocal ,nhạc vàng phê phê
    Em dành để nghe hót thể loại này :mrgreen:
     
  20. PSman

    PSman Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    1.326
    Likes Received:
    14
    Bác nxhung cho e hỏi i2s đi tối ưu thì nên dưới bao nhiêu cm ?
     
  21. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Bác hỏi khó rồi
    Ngày xưa em câu nghịch dây I2S , biểu hiện là càng dài tiếng càng chói gắt , hoay hoay bọc giáp các kiểu sau chán rồi bỏ . quên không đo bi nhiêu là vừa
    Tây lông thì bẩu không nên kéo dài quá 12-15cm gì đó (mình quy từ inch ra) , nhưng em không dám chắc :mrgreen:
     
  22. PSman

    PSman Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    1.326
    Likes Received:
    14
    Em hỏi vậy vì có làm 2 mạch,
    1 là dual mono pcm179x, em tự layout 2 bo, bo receiver dùng 8805, bơm i2s qua đám 74xx để tách kênh, sau nhảy dây i2s qua bo dac tầm 10cm, nó bị xì nền. Làm dây ngắn lại cũng bị.

    2 là câu i2s từ con AE N gen 1 ra, dây chỉ tầm 5cm, nhưng có vẻ như nó cũng kém ổn định hơn so với nguyên bản tí (mất tín hiệu).

    Em nghĩ dưới 10cm chắc k đến nỗi, vì nhiều cdp layout bo khá rộng, tín hiệu chạy lòng vòng mới đến dac mà vẫn k sao.
     
  23. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Em nghĩ cả 2 trường hợp bác đang gặp phải không thuộc về độ dài của dây I2S :mrgreen:
    Trường hợp thứ nhất , bác thiết kế PCM17xx ở chế độ mono , ở chế độ này phải làm trễ tín hiệu (data) đến một mức độ hợp lý để đồng bộ kênh trái và phải .Rất có thể vấn đề bác đang gặp nằm ở đây nên theo em hãy tập trung xử lý trước hết ở điểm này
    Trường hợp thứ 2 bác hãy hỏi thêm các chiên gia AE vì theo em biết bọn này cũng không ổn định nếu không biết cách chọt vào nó đặc biệt các dòng về sau :mrgreen:
    Rất tiếc cả món bác hỏi em đều chưa trải nghiệm nên không có thể trả lời rõ hơn ,hy vọng bác sẽ gỡ được rối
     
  24. vuminhxdhp

    vuminhxdhp Advanced Member

    Joined:
    27/7/10
    Messages:
    258
    Likes Received:
    546
    E đang muốn mod cd Philips 104. Mong các bác xem giúp và chỉ giáo giúp e cần mod cái gì, linh kiện thay thế loại nào phù hợp và mua ở đâu. Nếu có bác nào đã làm rồi cho e xin ít hình thực tế. Sở trường của e nhạc vàng, trữ tình và jazz. Cảm ơn các bác.
     
  25. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Bản thân philips CD104 đã có tố chất tốt , nó phù hợp với các dòng nhạc jazz , vocal ...vì vậy nhạc vàng nghe cũng rất ổn
    Mod đồ theo gu nghe , với sở thích khổ chủ thì theo em không cần thay Opamp vì nếu nhớ không nhầm máy này dùng 5532 , dòng này hàng Châu âu cũ rất hay
    Còn tụ lọc nguồn , máy dùng Nichicon , theo thời gian bác có thể thay mới và bác tham khảo thêm loại tụ Panasonic SU , hoặc đời tân thời có FC ,loại tụ này có tiếng trầm sâu , khá mềm ... :mrgreen:
     

Share This Page

Loading...