Re: em ráp ampli Single end p.20 bác do thực tế tổng dòng dòng cho toàn ampli là bao nhiêu ? bằng cách lấy điện áp 2 đầu choke chia cho trở thuần của choke. ví dụ áp tại choke là 250V và 240V, trở thuần choke là 100 ohms. tổng dòng là 10V/ 100 ohms = 100 mA. với nguồn 180mA CT, lọc choke, thì tổng dòng chịu được 250-270 mA ngoong lành ngày xưa, có lần em test điện áp sau nắn thấy bị sụt so với tính toán tới mấy chục volt. em tìm mãi thì biết được nguyên nhân 1 cái tụ dầu cổ bị rò điện. bác nên thay tất cả tụ mới vào mạch nguồn này xem sao. bác biết cách đo tụ thế nào là tốt ? ps: bóng 30p1s bác không cần dùng trở nối đốt tim xuống mass. bác biết công dụng trở này ? tại sao phải gắn chúng ? bản thân em ráp bóng này mạch parallel, đo áp nhiễu AC cọc loa chỉ 1mV mà không có trở đốt tim. nếu thích trở đốt tim, bác cần dùng trở 1K
@tungbc: Em tính thế này cho dòng cao áp ạ: - Tầng công suất, mỗi bóng 30P1S em chạy căng nhất cũng 60mA, như vậy song song 2 bóng/kênh max là 120mA. Tầng công suất max 120*2 = 240mA. - Tầng Pre thì 20mA em nghĩ là thoải mái. Như vậy cao áp cần dòng khoảng 260mA. - Do em tính vậy nên biến áp em quấn cao áp dây 0.3mm, cho dòng 180mA, em quấn có CT, nắn dòng bằng đèn 5U3C, nắn toàn kỳ, em nghĩ cuộn cao áp cho dòng AC là 180mA thì qua nắn, cao áp DC cũng sẽ đạt dòng = 180 * 1.54 = 277 mA. Như vậy chắc là ổn chứ bác? Em nghĩ 5U3C có thể kham được vụ này! @datjbl: " - Cao áp đo tại biến áp khi không tải: 250V-0-250V; Cái này vẫn là áp Vac đúng ko ?" Dạ, cái này là áp theo như tính toán trong bảng excel, vì sau khi quấn xong biến áp, em chỉ đo không tải mấy cuộn đốt tim, rồi đo điểm 180V-0-180V (vì ban đầu em quấn cuộn này để dùng cho mạch, sau đó nó sụt xuống, B+ còn 140V, em mới mắc vào 250V-0-250V) và đo điểm 320V-0-320V (điểm max của đầu ra), chứ em ko đo điểm 250V-0-250V, nhưng em nghĩ là cũng ok vì các cuộn khác em thấy áp ko tải gần như là đúng với số liệu trong bảng excell em tính (em quấn có dự phòng Fe kém, nên quấn dư số vòng 5%, khi đo thì vừa đẹp, ví dụ mốc áp 180V trong thiết kế, quấn xong đo không tải nó đạt 185V) " + Áp AC tại biến áp: 220V-0-220V; Sau khi tháo B+ ra rồi mà Vac tại biến áp lại sụt mất 30Vac vậy ? WHY ? " Khi đó vẫn còn tầng Pre, mạch nguồn. Mà em thấy tháo OPT ra khỏi B+ rồi mà loa vẫn có tín hiệu, ghé tai sát để ý kỹ vẫn có tiềng ù ù, xè xè rất nhỏ! Em ko hiểu lắm, cuộn sơ cấp ko có dòng điện mà :roll: Em chưa hiểu sao lại sụt áp như vậy, hồi dùng điểm 180V-0-180V (đo ko tải 185V-0-185V) thì nắn ra B+ còn 140V. Hic Nếu tại biến áp nguồn thì em sẽ quấn lại, chơi luôn dòng 250mA có CT. Em chỉ lo tại bóng, tại mạch, tại OPT (em tự quấn) thôi!
Re: em ráp ampli Single end p.20 - Em đã tháo mấy con trở 100ohm/10W đó ra, cũng ko có ù xì ghê lắm, tiếng ù rất nhỏ, ghé tai sát loa thì cũng chỉ cảm thấy nhỏ - Vậy em sẽ tháo bỏ 4 con trở sứ này. - Tối về em sẽ nối lại B+ vào OPT và đo dòng của toàn mạch bằng cách đo tại choke như bác đã chỉ dẫn. Choke của em cũng tự quấn, Fe lấy từ Fe rã máy biến áp giàn mini Nhật bãi, lưỡi 25mm, dày 4cm (em đang tính mua con đồng hồ đo Henry về để đo mấy quả choke, opt tự quấn). Dây 0.28mm (dòng 160mA) - hay tại cái chỗ này ko đủ dòng nên nó mới sụt áp? Nếu vậy em quấn 1 cục y xì phốc thế này, 2 kênh 2 cục, mỗi cục chịu dòng 160mA thì quá thoải mái! - Mấy quả Tụ này em hôm trước lắp nơi EL34PP, áp 400V mà nó nắn cho em lên đến 450V. Không lẽ tháo từ chỗ này sang chỗ kia nó đã rò? Để chắc ăn, em về sẽ thay toàn bộ tụ của phần nguồn. Nhưng mà bác ơi, nếu tụ mà rò thì em nghĩ rằng khi tháo B+ ra khỏi OPT thì nó vẫn sụt áp chứ, vì khi đó vẫn còn tầng Pre hoạt động bình thường mà, nhưng 250V nó nắn cho lên đến 280V???
Re: em ráp ampli Single end p.20 bác chạy dòng cao mà choke quấn dây 0.3 thì hơi bé. choke bị quá tải thì nó sẽ nóng và rung. bác sờ vào thấy ngay. bác lưu ý tụ dầu ngay sau choke hay bị rò điện. có hoặc không có tụ này cũng ảnh hưởng đến áp ra. bác thử cắm bóng nắn khác vào xem thế nào, các bóng có thể thay là 5AR4 hoặc GZ34. 1 số bóng cũ, hoặc bóng cổ như 5R4 sụt áp nhiêu hơn các bóng khác.
Bác kiểm tra theo mấy bước sau , em có up cái hình vẽ biến áp theo bài viết của bác , bác xem có giống như bác dệt ko rồi kiểm tra như sau : - Nhổ hết các bóng : Nắn , pre , công suất ( nhổ hết ) : Cắm biến áp vào nguồn đo kiểm tra CT với các cuộn , vẽ lại sơ đồ biến áp , ghi chú lại . -Kiểm tra điện áp nung tim khi đã nhổ hết bóng -> ghi lại . - Cắm bóng nắn vào đầu tiên , đo điện áp Vac trước khi nắn . Ghi lại . Đo điện áp Vdc sau nắn , sau lọc , đo đến tận B+ cấp OPT , các tầng . Đo Vac nung tim đèn nắn . Lưu ý : cuộn nung tim này rất quan trọng nên khi dệt phải chú ý . Ghi lại . - Tiếp tục cắm dần bóng các tầng , đo áp nung tim rồi so sánh với khi không có bóng , đo áp B+ trước và sau khi cắm . Cứ cắm dần như thế và đo đạc cho đến khi cắm bóng công suất . Mỗi lần cắm đều đo thử trước và sau khi cắm , ghi lại , so sánh => Từ đó tìm ra nguyên nhân sai lệch , vì khi tự ta thiết kế mạch nên ta biết mỗi tầng ăn dòng bao nhiêu , áp cấp như thế nào , trên cơ sở đo đạc trước và sau cắm sẽ tìm ra nguyên nhân . Chúc bác thành công !
Em đã làm như các bác tư vấn. em có kết quả đây, post lên nhờ các bác xem hộ và bắt mạch cho con ampli của em với! lần trước em cắm nguồn vào AC in qua con Lioa 1K, áp vào là 220V, giờ em cho bạn mượn rồi nên cắm trực tiếp từ ổ cắm, áp vào AC in chỉ được 210V thôi ạ, Hic
theo mình thì bác quấn nguồn lại là vừa. dây 0.35(ko men) chịu dòng 267mA. niếu Bác tính nguồn đúng và nắn bằng đèn vavle thì khi full load AC gần bằng DC .
điện áp sau nắn không tải tốt--> tụ lọc không rò. em vẫn chưa hiểu tại sao áp biến áp từ 300V tụt còn 225V khi mới chỉ cắm bóng nắn... biến áp có vấn đề gì chăng ? có khả năng --> biến áp nguồn không đủ công suất có thể do dây cuộn thứ cấp nhỏ, dây cuộn sơ cấp nhỏ, Fe nhỏ, Fe dỏm.... bác nên quấn lại, hoặc mượn ai đó cục biến áp to gấp 2 xem thế nào.
với áp 300V CT, dòng khoảng 250mA, nắn kiểu capacitor input thì theo data bóng 5U3C, áp ra khoảng 310V.
Em quấn các dây chắc ổn, vì các cuộn em đều tính cỡ dây phù hợp và có tính 20%hao hụt cho cuộn sơ cấp, tính số vòng dây dự trữ thêm cho các cuộn thứ cấp khoảng 5%. Ví dụ cần 300V thì quấn 660 vòng, em tính thêm 5% nữa là quấn thực tế 693 vòng, vậy mà cắm vào vẫn ko đủ số volt thiết kế trên excell chứ đừng nói đến chuyện dôi ra volt nào. Fe em quấn là Fe lưỡi 4cm, Fe to nhất mà ở chỗ em nó bán cho mấy ông thợ quấn nạp ắc quy và quấn kích cá. Em đoán em lấy hệ số từ thẩm sai, vì Fe này dày cộp, trắng sữa và rất mau rỉ sét. Em mang về nhà, nếu quên ngâm dầu hỏa là chỉ cần 1 tuần sau moi ra nó rỉ òm cả khối! Fe quấn nguồn thì em có lẽ phải dùng Fe này thôi, Fe tốt hơn tý như Fe trong UPS ngoại, em dành để quấn OPT. Theo các bác thì với loại Fe này nên lấy hệ số từ thẩm bao nhiêu, em đang lấy là 48, chắc phải lấy tầm khoảng 52 - 54 mất!
Fe vậy là dư dả cho 1 cái biến áp ampli đèn bác ạ. hiệu suất của 1 biến áp nguồn liên quan đến chất lượng Fe lắm bác ơi. trong SG, tụi em thường dùng Fe biến áp Nhật quấn nguồn và thấy chất lượng rất tốt. thay vì ngồi đây các bác khác và em đoán già đoán non nguyên nhân sụt áp, bác có thể mượn ai đó cái biến áp khác như em đề nghị trang trước thử xem thế nào. hoặc bác có thể thay Fe tốt hơn cho cái biến áp hiện tại. em đã từng thay 1 biến áp không đủ dòng cấp thử xem thế nào. âm thanh nghe không nổi luôn, nghe nhạc cứ như con mèo hen rên... ậm ự... :lol:
Quan Mồng phán cũng phải ... Đó là lý do em luôn tìm cách thiết mạch sao cho dùng sẵn biến thế cách ly bán sẵn ở chợ vừa tốt và vừa đỡ tốn thời gian và "ngoong bổ gẻ" ... Và em cũng luôn khuyến khích anh em sao đó luôn tận dụng mấy cái biến thế cách ly này ... Và đương nhiên là nếu đã dùng được các biến thế cách ly này được là có cơ sử dụng thẳng điện lưới nhà luôn cho khỏe và lúc này tha hồ mà ... mạnh !!! :lol:
Vâng. Cám ơn bác nhiều ạ! Ở chỗ em, em cũng có quen mấy bác chơi ampli đèn, nhưng mà mấy bác đó toàn ampli hãng, Nguồn, OPT nguyên hãng kèm ampli. Giờ tháo cục nguồn của các bác ấy ra xin mượn thì em ... ngại lắm ! Để em lân la dò hỏi thêm xem sao. Hy vọng sẽ có bác nào đó chơi quả nguồn rời, em xin mượn. Giờ chắc là em tập trung ráp lại mạch theo schema như của bác, thay E180CC bằng 12AU7, vừa tìm nguồn xem sao! Mà bác ơi. Em có tìm thấy có cục nguồn của ampli Technic Nhật bãi, Fe lưỡi 32mm, dày 4cm. Bác cho em hỏi là các bác trong đó nếu hay dùng Fe Nhật quấn nguồn thì các bác lấy độ từ thẩm của Fe là bao nhiêu để tính và quấn nguồn ạ? Bác cho em biết với, để em nhẩm tính xem có dùng được cục Fe này hay ko, để em ra múc về rã ra lấy Fe quấn cục nguồn dùng cho dự án này! Cám ơn bác!
cách em hay dùng là phang cái biến áp cách ly 220V - output 210- 220V, nắn đấp bồ vôn tịch là có ngay áp đâu đó 500V, dư sức chơi cho phần lớn các ampli đèn trên đời. còn riêng 30p1s, em phang cục 110V, nắn áp nhân hưa là có 250V... quá đã. áp này cũng gất thích hợp cho các bóng nho nhỏ như 2A3 với phích bi át :wink: kế đó, mua cục biến áp xuyến ngoài chợ loại tự ngẫu, quấn vài chục vòng là có ngay 1 cuộn đốt tim. phẻ re biến áp 30V nắn cho 30p1s thì ngoài chợ có bán luôn. nếu lười, bác phang cục biến áp 110V cho 4 cây mắc nối tiếp. xong.
Em chào bác! Ý bác là kiếm mấy cục đổi điện bán sẵn ngoài chợ, ví dụ như cục đổi điện có thứ cấp ra 110V, P=60W của Điện cơ 91 Bộ Quốc Phòng, hoặc là quả LIOA đổi điện?
nhẩm chi cho mệt bác ạ. quấn biến áp CT chi cho cực. bác cứ làm theo cái dòng màu đỏ em ghi phía trên là gọn nhứt. nắn diode cho nhanh. chất âm nắn đèn hả ? bác lựa con diode nào có soft recovery, nắn lọc CLCLC, dùng tụ nguồn là tụ dầu thì đảm bảo với bác âm thanh rề rà và ướt nhẹp ngay trong khi nguồn amp mát rượi
vâng, chắc là để em ngâm thêm đoạn này, vì em ... chưa hiểu lắm. Em có cục đổi điện vào 220V, nắn ra 2 ngõ, 1 ngõ 110V và 1 ngõ 100V. Nhưng mà khi rã nó ra xem thì thấy nó dùng lõi hình trụ, mà các cuộn sơ cấp và thứ cấp nó chẳng "cách ly" tý nào cả. 1 đầu dây sơ cấp 220V nó nối thẳng với 1 đầu cuộn thứ cấp (110V), đầu dây kia của cuộn sơ cấp lại đi vào quấn quanh cái lõi trụ, rồi có 1 dây từ cái lõi này đi vào đầu còn lại của cuộn thứ cấp! Sao lạ vậy ta?
đây là biến áp tự ngẫu, không dùng làm biến áp nguồn cho ampli đèn được. nó chỉ có tác dụng đổi điện, dùng cho các máy amplin nội địa. bác ra chợ hỏi biến áp cách ly loại vào 220, ra 220 và 110.
Mình dùng fe này toàn tính hệ số 58 ,ko cần trừ hao phần trăm gì hết nên cục nào cũng 6kg fe hết .Fe 44 x6 = 6kg vậy mà cũng ko mát lắm và ac 400v thì nắn lọc xong cũng chỉ chừng 400vdc khi có tải thôi .Chỗ mình fe nguồn cũng khó khăn lắm ,giờ có lẽ sẽ dùng xuyến nhưng xuyến thì hơi khó bố trí trên máy hơn .
Vậy để chiều mai hết giờ làm, em lượn ra chợ 1 vòng. Bác cho em hỏi thêm tý nữa, mấy cục biến áp cách ly đó chắc là của hãng nào đó phải ko ạ? Bác chỉ giúp em luôn đc ko ạ? Nếu mà nó là tự quấn thì chắc cũng dùng ... Fe như em quấn cũng nên, vì hôm trước em đi mua Fe, thấy có mấy cục nguồn đã quấn sẵn ở nơi đó, cũng dùng Fe như em mua chỗ đó.
Hic. Em mới dùng đến Fe lưỡi 40mm x 6 mà quấn xong thấy cục nguồn nó to bự lắm rồi, bác dùng đến Fe 44mm thì trông thật hầm hố và nặng khủng luôn
Xem bảng Exel và bảng so sánh em hỏi lại chút này : - Bác lấy điểm 250V-0-250V cho vào nắn và sụt áp 25 V còn lại 225V-0-225V hay là bác lấy điểm 300V-0-300V nó sụt đi vậy ? -Bác dùng tải giả để kiểm tra dòng của cuộn cao áp : ví dụ như 225-0-225 thì dùng bóng điện tròn 220V-100W => dòng qua bóng này là 450mA , lấy 2 bóng nha :lol: sau đó bật lên và đo sụt áp => Có phải tại biến áp dệt ko đủ dòng hay ko ? -Trường hợp 225V-0-225V sụt áp quá lớn thì dùng tap 300-0-300 mà phang vào . Em vào Nghệ An từ sáng qua , Nghệ An nhà bác nóng quá , em không dám ra khỏi phòng làm việc máy lạnh . - Em chủ quan đánh giá : Tổng dòng máy của bác xơi hết 249 mA , bác dùng 5U3C em e nó ko chịu nổi . Em ko mang USB datasheet tube nhưng em nhớ mang máng thằng này nó chỉ chịu có 250mA cho qua nó . -Biện pháp cực kỳ đơn giản và hữu hiệu là bác dùng 2 con diode và phần nắn lọc phía sau vưỡn giữ nguyên , nhớ mắc cho đúng nha , lấy điểm 225V-0225V trước đó nha , vụ này phải củ từ , Fe chợ bác lấy 48 ko đến nỗi sụt áp ghê vậy .
Em lấy cao áp từ cuộn 250V-0-250V. Tại thời điểm em đo, thì AC-in chỉ được 210V thôi, mà em thiết kế quấn AC-in những 230V lận. Nên lúc đo không tải thì nó chỉ đạt 225V-0-225V. Như vậy em lấy cao áp từ cuộn 250V-0-250V (thực tế lúc đó đo được 225V-0-225V). Sau đó mắc bóng nắn vào, đo tại biến thế nguồn thì nó vẫn 225V-0-225V. Mắc thêm 2 bóng 6H8C vào, nó còn 220V-0-220V. Mắc thêm 4 bóng 30P1S nữa vào, đo nơi biến áp còn 215V-0-215V. Em tra da ta xít thì thấy giá trị dòng điện mà 5U3C cho qua lúc nắn ở điều kiện bình thường là 230mA thì phải bác à. p/s: Mà bác đang công tác ở Nghệ An à? Bác đang ở đâu đấy? rảnh em mời bác ly cà phê!
-Bác thử tải như cách em viết ở trên là biết được biến áp của miềng ra răng :lol: -Bác dùng 2 con diode nắn thay cho cái tube , em đoán bác biết cách này , nếu cần em có thể vẽ phần đó , thực ra rất dễ , bác tưởng tượng cái tube nó như 2 con diode có nung tim, bây giờ cho 2 con diode vào thì bỏ nung tim nắn . Kathode 2 con diode solid đấu chung , anode vào 2 dây , điểm CT vẫn giữ bình thường . bỏ nung tim nắn tube coi như nhẹ tải cho biến áp , lúc đó bác lấy dần từ điểm 180-0-180 rồi đo sau nắn , phải tăng từ từ vì nắn diode thì Vdc= Vac x 1.4 -Em cảm ơn bác vì lời mời nhưng hôm nay và ngày mai em kín lịch làm việc mất rồi . :roll:
cái vụ mắc 2 con diot thì em hiểu rồi ạ! Chỉ còn cái vụ mắc 2 bóng 220V/100W là em chưa thấu đáo lắm. Mắc 2 bóng đó vào và đo kiểm tra như thế nào để biết biến áp dệt có đủ dòng hay ko? Mà kiểm tra đủ dòng này là dòng cao áp thứ cấp hay dòng cuộn vào sơ cấp ạ? Em cứ vẽ đại mô phỏng. bác chỉ thêm cho em cách mắc và cách kiểm tra nhé!