Nên hàn trực tiếp dây nguồn hay xài AC inlet

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by audioinear, 4/10/21.

  1. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.164
    Likes Received:
    453
    Đọc đến đây bỗng giật mình vì nghĩ đến mấy Xếp thợ điện lực kéo điện từ cái bình điện ngoài cột đèn vào tới nhà qua bao nhiêu mối nối toàn vặn vặn siết siết xoắn xoắn ko!... vậy giờ sao đây ta?
     
    audioinear likes this.
  2. audioinear

    audioinear Advanced Member

    Joined:
    4/8/19
    Messages:
    295
    Likes Received:
    530
    2 vấn đề này em nghĩ khác nhau bác.
    Tiếp xúc điện chỉ cần đủ tốt để ko phát nhiệt, tổn thất. Chỉ cần vặn chặt là đủ, tiện cho việc thay thế và xư lý sự cố, thao tác thuận lợi với các dụng cụ tai hiện trường.
     
  3. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    653
    Location:
    BTA - TPHCM
    Hờ, hờ, em muốn cho chắc ăn với lại để khỏi bị phản biện chứ hồi giờ chỉ làm đến mức vặn xoắn rồi băng keo là xong

    P/S: Ờ mà ngoài trời thì làm mà hàn được nhở, dây điện thường làm bằng nhôm thì hàn hơi bị khó với lại người ta dùng thêm ốc xiết khi cần ăn chắc mặc bền.
     
    Last edited: 7/10/21
  4. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    653
    Location:
    BTA - TPHCM
    Còn nếu mà còn bị chê là phương pháp hàn như vầy không được tốt hơn xiết ốc thì em sẽ xúi thay vì hàn chì thì hàn hoá nhiệt là bao tiếp xúc tốt và bền chắc có lẽ là vĩnh cửu luôn
     
  5. tran minh phuong

    tran minh phuong Advanced Member

    Joined:
    18/1/14
    Messages:
    2.011
    Likes Received:
    790
    Vườn tiếp địa công trình điện thì bắt buộc hàn hóa nhiệt. Nhà máy khí hóa than thì các mối nối dây được nhúng thiếc - chắc sợ tia lửa điện. Còn nhà dùng thì xoắn quấn keo cách điện sau 15 năm mở ra vẫn vàng ươm ( quê em độ ẩm cao nhất VN) Thiết nghĩ chẳng cần phải lo xa.
     
  6. dgnguyen

    dgnguyen Advanced Member

    Joined:
    17/7/11
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    763
    Có vẻ như các bác đi lạc vấn đề khá xa ??????? Vì thực tế nếu xài ACinlet thì ta phải thêm nhiều điểm tiếp xúc(hàn hoặc vặn vít.....) chứ đâu phải xài ACinlet thì không phải hàn.Nếu xài ACinlet có khi ta phải hàn 3 mối(Biến áp,ACinlet,Jack nguồn)trong khi nếu xài trực tiếp chỉ cần 1 mối hàn ở biến áp thôi.
     
  7. audioinear

    audioinear Advanced Member

    Joined:
    4/8/19
    Messages:
    295
    Likes Received:
    530
    Nếu xài AC inlet thì hoàn toàn ko hàn nhé bác
     
    Vinhoankiem likes this.
  8. gamut

    gamut Advanced Member

    Joined:
    9/9/12
    Messages:
    338
    Likes Received:
    811
    Location:
    Saigon
    Tùy loại ac inlet thôi bác, có loại hàn ( thường dùng cho dây nhỏ) và loại dây lớn thường siết ốc
     
  9. audioinear

    audioinear Advanced Member

    Joined:
    4/8/19
    Messages:
    295
    Likes Received:
    530
    Hiện em đang có AC inlet Furutech loại xiết ốc
     
  10. gamut

    gamut Advanced Member

    Joined:
    9/9/12
    Messages:
    338
    Likes Received:
    811
    Location:
    Saigon
    Vậy chắc là fi -06 , loại nhỏ có thể hàn hoặc cắm bằng coss dẹp
     
  11. dgnguyen

    dgnguyen Advanced Member

    Joined:
    17/7/11
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    763
    Nếu có sẵn thì bác cứ để lỗ tai của mình quyết định,nếu lỗ tai mình không quyết định được thì cứ gắn vào là xong,lăn tăn làm gì?
     
    quocdat likes this.
  12. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    653
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bác ấy lăn tăn ở chỗ hiệu quả của 2 phương pháp hàn và dùng ac inlet + jack thì phương pháp nào có hiệu quả tốt hơn để chọn.

    Theo em, thì bác ấy đang nghiêng về phương pháp hàn để tiết kiệm cái ac inlet & jack cái mà vẫn cho hiệu quả tốt.

    Còn như em thì cứ hàn sau khi xoắn chắc dây cho ngon, bổ, rẻ vì tiết kiệm mà lại đạt hiệu quả cao hơn phương pháp siết ốc. Hôm nào muốn tiện dụng thì lại xả ra gắn ac inlet vào. Đồ trong tay, muốn chiến kiểu nào chả được.
     
    Last edited: 7/10/21
  13. nhs

    nhs Advanced Member

    Joined:
    27/3/10
    Messages:
    74
    Likes Received:
    42
    Hàn hay siết ốc mà bác nào đó thật sự nghe ra được sự khác biệt rõ thì e xin chúc mừng bác đó có đôi tai khá tốt, nên làm trong lãnh vực tham âm.
     
  14. freeman1

    freeman1 Advanced Member

    Joined:
    10/9/09
    Messages:
    1.709
    Likes Received:
    226
    Location:
    Hà Nội
    Em xin đưa ra ý kiến và kinh nghiệm cá nhân như sau.
    Việc dùng cầu chì bảo vệ trong máy và công tắc tắt bật thì em ko có ý kiến gì, vì cái này thì nên có để đảm bảo an toàn.
    Hai phương án đi dây nguồn cho thiết bị mà các bác đang thắc mắc sẽ được em môt tả lại như sau.
    1, Nếu dùng Inlet và jack đực thì sẽ có ít nhất 3 chỗ tiếp xúc
    Dây nguồn với Jack đực >< Jack đực với Inlet>< Inlet với dây dẫn trong máy
    2, Dùng direct vào máy thì có một phần tiếp xúc đối với hàn hoặc hai điểm tiếp xúc khi bắt cầu đấu.

    Theo kinh nghiệm của em thì phần dây nguồn hay dây tín hiệu nên là một đường đồng nhất về chất liệu và giảm tất cả những chỗ tiếp xúc không cần thiết. Chính vì vậy em cũng đã bỏ hết jack inlet mà đấu thẳng vào trong máy, tuy có hơi khó chịu lúc thay đổi cắm rút nhưng bù lại sẽ yên tâm vì ko phải lăn tăn ở những chỗ tiếp xúc ko cần thiết kia.
    Việc hàn dây sẽ có hiệu quả hơn so với việc dùng qua cầu đấu vì các bác tưởng tượng khi dây nguồn qua đoạn đồng cầu đấu xong rồi lại từ cầu đấu đi vào dây trong máy theo thứ tự Dây nguồn> cầu đấu> dây trong máy. Việc làm như vậy vô tình làm sai tiếng do sự không đồng nhất về kim loại giữa dây dẫn, cầu đấu, dây trong máy.
    Phương án hàn ntn cho tốt cũng là một vấn đề mà bản thân em cũng phải tháo, cắt nhìu và đi đến kết luận như sau. Nên đưa hai đầu dây vào cốt đồng (đối với dây dẫn chất liệu là đồng), chọn cốt cho vừa vỡi kích thước dây dẫn để tránh khoảng trống khi ép, dùng kìm cốt ép lại sao cho hai dây được tiếp xúc nhau tốt nhất, phần còn lại sẽ là dùng thiếc để hàn ngấu phần đầu cuối của ruột dẫn. Ko nên dùng quá nhiều thiếc vì nó dễ khiến sai tiếng, nhựa thông cũng hạn chế vì nó gây ra bẩn mối hàn. Sau khi hàn có thể dùng dùng dịch rửa mạch rửa qua chỗ hàn cho sạch, sau đó máy sấy sấy khô và co nhiệt lại.
    Chúc các bác vui.
     
    audioinear likes this.
  15. audioinear

    audioinear Advanced Member

    Joined:
    4/8/19
    Messages:
    295
    Likes Received:
    530
    em cũng đã từng nghĩ đế việc dùng cốt này. Chắc em phải kiếm thêm mấy cái cos và thực hiện
     
    freeman1 likes this.
  16. freeman1

    freeman1 Advanced Member

    Joined:
    10/9/09
    Messages:
    1.709
    Likes Received:
    226
    Location:
    Hà Nội
    Em xin đưa ảnh cho các bác tham khảo hai loại cos em đã dùng ah.

    1, Cos ống WBT
    2, Cos ống Hifi Tunrning
    3, Kìm ép cos
     

    Attached Files:

    Last edited: 8/10/21
  17. quocdat

    quocdat Advanced Member

    Joined:
    4/6/06
    Messages:
    1.615
    Likes Received:
    983
    Dùng cos cũng chính là kẹp dây. Nói chung là không nên dùng thiếc hàn, còn đối với đồ của em thì tuyệt đối không dùng thiếc hàn. Chỉ đối với các thiết bị không quá quan trọng thì mới hàn để tiết kiệm (IEC inlet và đầu IEC Plug) thì phải tuân theo 2 điều: size dây to nhất là 15 awg + mối hàn phải cực chuẩn.
    Size dây to thì mối hàn không thể chuẩn dù cho hàn kiểu gì.
    Mối hàn chuẩn không phải là hàn cho thật thấm chì, mà mối hàn chuẩn phải là hàn tối thiểu, dính tối đa, chỉ dính chỗ cần dính, đều và ngấu. Để thỏa mãn các yêu cầu này không dễ tí nào, cho dù là dùng dây có size nhỏ. Nếu mối hàn thấm quá nhiều vào dây sẽ làm âm thanh bị sai tiếng không sửa được.
    Nói thêm, khi dùng cos mà 2 dây cùng vật liệu (cùng dây đồng, tốt nhất là cùng hãng luôn) thì bấm 2 dây đối đầu hay hai dây song song cũng OK. Nhưng nếu 1 dây đồng, một dây đồng mạ bạc thì tốt nhất nên bấm với hai dây nằm song song nhau, bấm cos kẹp 2 dây khác vật liệu đối đầu cũng làm sai âm thanh.
     
  18. freeman1

    freeman1 Advanced Member

    Joined:
    10/9/09
    Messages:
    1.709
    Likes Received:
    226
    Location:
    Hà Nội
    Bác dùng cos như em nói thì hai dây nó tiếp xúc với nhau chứ ko như dùng kẹp bác ah. Vì dùng kẹp bắt vít thì dòng electron sẽ đi từ dây nguồn qua kẹp xong rồi mí vào dây trong máy. Dùng cos chụp chỉ đễ cố định hai dây đc ép chặt lại với nhau lúc đó dòng electron sẽ từ dây nguồn đi sang dây trong máy.
     
  19. audioinear

    audioinear Advanced Member

    Joined:
    4/8/19
    Messages:
    295
    Likes Received:
    530
    Kiến thức các bác thật tuyệt
     
  20. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    653
    Location:
    BTA - TPHCM
    Cho em hỏi là chì hàn và đồng là hai vật liệu rắn mà làm sao mà khi hàn với nhiệt độ chỉ làm cho chì chảy nhưng đồng chưa chảy thì làm chì thấm được vào được trong dây đồng?
     
  21. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    653
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bác chơi cầu kỳ quá nhưng e rằng giữa hai dây (nhất là các dây 1 lõi) vẫn có những chỗ không được tiếp xúc hoàn toàn với nhau cũng như toàn bộ diện tích tiếp xúc giữa hai dây cũng không được nhiều như xoắn dây dù cho xoắn dây nhìn không được đẹp như dùng cos.
     
  22. freeman1

    freeman1 Advanced Member

    Joined:
    10/9/09
    Messages:
    1.709
    Likes Received:
    226
    Location:
    Hà Nội
    Em nghĩ vấn đề về hàn thì như em nói là hàn ngấu thiếc nhưng ko lạm dụng thiếc mà bác ơi. Còn hàn như nào thì em xin ko múa rìu qua mắt thợ ah.
    Trong trường hợp dây một lõi thì nên ưu tiên xoắn xơ qua rồi ép cốt kết hợp hàn, ko nên xoắn kỹ nó xẽ làm gãy các liên kết phân tử của kim loại, lúc đó lợi bất cập hại.
     
  23. quocdat

    quocdat Advanced Member

    Joined:
    4/6/06
    Messages:
    1.615
    Likes Received:
    983
    Bác chơi chữ quá! Ý của em là nói chì nó ngấm vào lõi dây (dây có nhiều tao dây) thôi, em kiến thức ít chỉ dùng từ bình dân nên không chính xác như khoa học được.
     
  24. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    653
    Location:
    BTA - TPHCM
    Vâng, thì cứ xoắn tít mù để còn kiểm xoát tốt việc tiếp xúc giữa hai dây kim loại. Dây nhiều sợi thì em nghĩ cũng nên làm thế dù có cá sấu một tí nhưng luôn bảo đảm về mặt tiếp xúc, lại bền và rẻ hơn dùng cos. Bác cứ xem thợ điện người ta nối dây điện thì biết. Chỉ có dân audio nhất là dân kinh doanh audio mới nghĩ ra nhiều cách làm phức tạp thêm, nhìn có vẻ hay nhưng không đảm bảo về mặt kỹ thuật lắm.
     
    Last edited: 9/10/21
  25. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    653
    Location:
    BTA - TPHCM
    À, em lại bắt bẻ tí làm sao mà chì ngấm được vào lõi dây đồng đây nếu hai kim loại này hông tan chảy vào nhau?!. Bác viết, em dịch lại chứ có chơi chữ gì đâu??!

    Nói vui thui, mình cứ gọi là dùng chì hàn chèn vào chỗ trống giữa 2 dây theo kiểu dân gian cho nó dễ hỉu.
     
    Last edited: 9/10/21

Share This Page

Loading...