anh em vẫn đang chờ mạch của bác tralipton Mà vãn chưa thấy đâu... Bác xem worldcup xong nhớ nghiên cứu nốt cái mạch nạp cho anh em nhé.
em đã mang loa đến bác Cường 29 Thái Phiên để nạp lại từ và đã ok .mang về nghe tiếng trung trầm hay hơn hẳn.bass gọn và chắc hơn.
nếu cùng cực vậy khi mình dua lại gần nó dầy nhau sao dán keo nỗi mấy bác ? em củng tính thêm từ cho loa nhà em nè !
Loa của em bây giờ nam châm lực bắt đầu yếu, ở Saigon thì đến nơi nào sạc lại vậy các Bác (củ JBL LE 15)
Các bác cho anh em địa chỉ chính xác của chỗ nạp từ đi để anh em chuột ạ. Bác Nòa nạp từ ở 29 Thái Phiên là chỗ nào ạ? Thành phố nào?
em thì không thấy ai nói nạp từ cho loa bao giờ, vì em nghe nói gọi là nam châm vĩnh cửu thì giảm từ tính thì chỉ có vứt. chính cái cuộn coil loa khi hôạt động nó đã sinh ra từ nạp rồi
Con xin gửi mọi người mạch nạp từ cho nam châm NdFeB. Con lắp 2 máy theo mạch này hoạt động được mấy năm vẫn bình thường, hiệu quả. Có thắc mặc liên hệ với con theo số 0916.168.498. https://namchamdaiviet.vn/
Bình luận này chuẩn 100%. Khi nạp, ta phải biết đo mật độ từ thông của nam châm. Nếu không thì quá cao hoặc chưa đủ hoặc hai cái khác nhau.
Đưa vô đạp con cóc cuộn dây rùng lên phát là xong bác ạ. Đo sao được trong cái khe hẹp lại có cuộn dây nữa. Từ dư phụ thuộc vào chất liệu nam châm và khi nạp em nghĩ đều đạt đỉnh rồi chứ ko định lượng được. Còn mạnh yếu cũng chỉ là một thông số thôi chứ không hẳn là chất lượng âm thanh.
Tất nhiên là định lượng được. Bạn nghĩ khi ta thiết kế nam châm cho loa thì không lẽ ta đoán mò sao? Lực từ của Nam châm phải phù hợp với thiết kế để cho ra những thông số đã được thiết kế. Không có chuyện may rủi. Mạnh yếu của lực từ liên quan trực tiếp đến chất lượng âm thanh, khi lực từ đúng thì màng loa sẽ được kéo/đẩy đúng theo thiết kế, từ đó tạo ra sự rung của màng loa, âm thanh. Nói cách khác, nếu màng di chuyển không được đúng theo thiết kế bởi vì lực từ yếu thì kết quả có thể là âm lượng thấp và dải tần số hẹp.
2 bác nói đều đúng. Nhưng mà “ông nói gà bà nói vịt”: - Tất nhiên người thiết kế loa thiết kế cả nam châm nhưng họ thiết kế kích thước cái nam châm theo từ lực nhà sản xuất nam châm đã nạp cao nhất vào nam châm. Không ai thừa vật liệu dùng cái nam châm to đùng song chỉ nạp 1/n.x (x sức từ lưu được của nam châm). - Khi nạp thì đúng như @tran minh phuong viết: người ta phải dùng lực từ lớn hơn để nam châm ấy đạt sức từ vật liệu giữ được. Vậy theo mình đi nạp thì cứ máy khoẻ mà nạp tính toán làm gì cho đau đầu, Vấn đề ở đây là khi nào cần nạp thì không biết hỏi ai
Năm kia em cũng tâm lý nghĩ từ yếu nhờ đi nạp xong về vẫn thế , nên cá nhân em thấy phần lớn từ đủ dùng chả cần nạp , tất nhiên bác nào kỹ tính quá thì kiếm trỗ nạp cho đỡ lăn tăn
Ngày còn khó khăn SG nhiều xe máy cổ lửa yếu phải đem wa lăng ( bánh đà) đi sạc ê măng ( nạp từ )nhưng có chỗ nạp chỉ được mấy tháng là lại yếu có chỗ dùng zĩnh cửu lun. Nên em nghĩ phải nạp max nó mới giữ được lâu. Còn giải thích theo nguyên lý sờ pin véc tơ gì đó thì em ko dám vì ko chuyên nhưng thực tế thì nó như rứa. Khi nào cần phải nạp từ cho loa thì mấy bác làm sự kiện rành nhất. Loa xuống từ đánh dễ cháy tiếng ko được “khôn” trống đánh như đập thúng. Nạp xong tiếng trong hơn căng hơn “xíu” nên nếu thuận tiện thì đem đi bấm nút phát xong tốn vài ly cafe. Giải quyết được vấn đề tâm lý nữa.
Thứ nhất chúng ta phải phân biệt, nam châm lớn, và nam châm có lực từ trường lớn. Hai thứ này khác nhau. Nam châm Ferrites, AlNiCo, Samarium Cobalt, hoặc là Neodymium, mỗi cái sẽ đưa ra lực từ trường khác nhau, mặc dù kích thước giống nhau. Thứ nhì có một nam châm lớn hơn trên cơ của loa có thể cải thiện hiệu quả/độ nhạy nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Yếu tố quan tâm được gọi là giá trị của BL. B là từ thông (mật độ) và L là số đo độ tự cảm của cuộn dây âm thanh liên quan đến số vòng dây, đường kính của cuộn dây âm thanh, v.v. Khi ta giảm B, độ nhạy cũng sẽ giảm. Tuy nhiên, có những giới hạn thực tế về số lượng B có thể tăng. Chẳng hạn như kích thước và lượng từ thông có thể để 'vừa khít' với khe hở từ tính của cơ loa. Độ nhạy rất cao (lực từ cao) cũng có xu hướng liên quan đến việc giảm băng thông, dải tần mà loa có thể tái tạo một cách hữu ích. Nói cách khác nam châm quá mạnh sẽ làm màng loa rung quá nhanh khiến việc tái tạo âm bị méo mó. Cho nên, nam châm được thiết kế để có lực từ vừa đúng chứ không phải nạp cho hết ga rồi hy vọng cái loa sẽ hay. Các phương trình thiết kế loa hơi phức tạp cho nên tôi tạm dừng ở đây.
Không hiểu mục đích gì mà họ làm củ loa hai người khiêng này. Chắc nó cũng ko rẻ và cũng ko sợ nam châm quá mạnh.
Theo thiết kế thì tất nhiên loa có công xuất mạnh sẽ cần nam châm mạnh. Nhưng nếu loa thiết kế chỉ cần 0.01T từ trường mà mại bơm cho 1.5T thì cái đó không còn là cái loa nữa. Hy vọng không quá khó để hiểu.
Thứ nhất thì rõ rồi, (cùng kích thước khác vật liệu lực từ trường khác nhau) Cho hỏi cái thứ nhì thôi: Cùng vật liệu, cùng điều kiện gia công cơ khí (khe từ). Cái nam châm to có lực từ lớn hay nam châm nhỏ từ lực lớn. Thanks!
Người ta làm nó to và nặng để anh em nào bụng bự thỉnh thoảng sài tập thể dục không tốn tiền mua máy tập thôi bác
Em cũng chưa được nghe nên ko dám chém nhưng có lẽ nào mấy bác tây lại làm to vậy để doạ ma nhỉ. Bác là lão làng cho mấy lời bình luận cho anh em khai tâm đi bác.
Em và Bác không phải là người sản xuất hay có trình độ làm ra cái " LOA " Chém dù có cao thấp thì đọc lâu lâu là nó lòi cái đuôi là mình còn dốt lắm bác Bác coi sơ qua thông số của Altec 416A và 515b rồi tự bác luận là ra https://greatplainsaudio.com/wp-content/uploads/2016/06/416A_LF_Speakers.pdf