:shock: Sao lại không có khái niệm chập vài vòng hả bác, em gặp rồi đấy :wink: Chập một vài vòng thì điện áp ra giảm đi (do các vòng chập bị nối tắt), tuy nhiên không đáng kể, bác vẫn có thể đo được 300VAC. Còn chập mấy vòng mà chả đi luôn :lol:
Trước hết bác lấy 2 cái bóng đèn tròn (dây tóc ) 220V/60W nối tiếp với nhau chí vào 2 đầu ra của cuộn 300V đó xem có sáng ko ạ , và nếu sáng ko chập chờn thì bác đo thử xem có gần đủ 300V ko ? nếu ok bác cho 2 đầu dây đó vào AC của 1 cầu diode và lọc bằng 1 tụ 100mF/500V ( có thể nối tiếp 2 tụ 250V trở lên ) nhớ đấu đúng cực tính , và lại "chí" 2 bóng đó vào (bóng sẽ sáng hơn ) và bác đo xem có gần đủ 400V DC ko , nếu OK có thể do mạch nắn lọc , hoặc như bác gì ở trên nói chân bias có vấn đề mất điện áp âm bias dòng qua đèn lớn quá gây "tụt" , còn mọi cái vẫn ok mà vẫn "tụt" có thể cuộn cao áp có dò dỉ hay chạm vào cuộn nào đó , khi đó bác đo ohm với các cuộn khác xem ợ . hì
hối đó em có 1 cục biến thế xài ampli bán dẫn cũng đo không tải thì đủ volt nhưng có tải là sụt áp ...cũng thử thay diode và tụ lọc cũng thế ..sau cùng ông anh em tháo ra thì thấy lớp vécni bọc dây dồng một số chỗ chắc nóng quá nên bị nám có chỗ rộp lên.... nên khi có tải thì ăn dòng lớn nên gây chạm giữa các vòng......em nghĩ biến thế của bác chắc bị tình trạng này
lúc trước có đọc được ở đâu mạch phát hiện vòng dây biến thế bị chạm........giờ tìm không thấy .....không biết có bác nào biết mạch này không.
Bác Blue chưa cần thay gì cả ạ. VAC = 300V khg có tụ thì VDC = 2 x 1,4142 x VAC / 3,14 = 270 là đúng bác ạ chỉ khi có tụ lọc thì VDC = VAC x 1,4142 = 420V Bác thử nối tụ lọc xem sao chắc là khg vấn de gì dau
lấy nguồn cao áp khác test thử xem tầng nắn có vấn đề gì không , em có sẵn nguồn cao áp đúng 300v của Đức , bác cần thì em vác qua cho bác test .
Các bác yên tâm các công thức trên là đúng vì mình dạy chúng hằng ngày. VDC dồng hồ đo được là điện áp trung bình đấy các bác ạ. Giá trị bằng tích phân điện áp trên một chu kỳ/chu kỳ. Các bác có thể tham khảo thêm ở Giáo trình điện tử 1 ở ngay chương 1 của Thấy Nguyễn Tiến Thường (ĐHBK TPHCM)
VDC dồng hồ đo được là điện áp trung bình đấy bác cho em hỏi chỗ này chút...giả sử VDC dồng hồ đo được là điện áp trung bình...thế còn diện áp đỉnh và RMS ..tính làm sao vậy
Cái này cũng kỳ kỳ làm sao ấy? Đã "no load" lại còn IL và LOAD là sao? @newpower: sau cầu nắn không có tải thì sao lại có vụ đồng hồ VDC lại chỉ thị điện áp trung bình được (không có mắc tụ lọc chắc). Khó hiểu quá?
Công thức của bác là đúng rồi Thời nhỏ học điện em chỉ nhớ như thế này: - Nếu nắn bán kỳ và ko có tụ lọc thì áp VDC =0,45VAC - Còn nắn toàn kỳ thì VDC = 0,9VAC
Topic này có cao áp nè bác http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php? ... 94&start=0 Trích: 1/Đối với nắn toàn kì ,phần lọc chỉ có tụ (hình Full Wave ) Vac = Vdc x 1.41 Iac = Idc Pac = Pdc x 1.41 2/Đối với nắn dùng cầu diod cầu phần lọc chỉ có tụ ,còn gọi là Bridge (hình Bridge) Vac = Vdc x 0.71 Iac = Idc x 1.61 Pac = Pdc x 1.14 3/Đ/V nắn điện toàn kì phần lọc dùng choke và tụ thừơng dùng trong ampli đèn (hình fullwavechoke) Vac = Vdc x 2.22 Iac = Idc x 0.65 Pac = Pdc x 1.44 4/Đ/V nắn toàn ki dùng cầu diod , phần lọc cũng là choke và tụ (hình Bridgechoke) Vac = Vdc x 1.11 Iac = Idc x 1.06 Pac = Pdc x 1.18 Khi dùng mạch cấp nguồn nắn điện nào thì phải tính đúng V ; I ; P cho các mạch đó đó nhe (tài liệu: SOWTER Transformer )
cái no load nó để trong ngoặc là để nó tính vo lúc không tải....còn mấy cái i thì đương nhiên nó phải mắc thêm r vào rồi mới tính được chứ... to bác minhtriet: mấy em tube ra tới Huế chưa bác...bác test có vừa ý không .
Hình như là tài liệu: Hammond transformer chứ :mrgreen: Em vừa đọc lại thì thấy đúng là bác Bluestar đo điện áp sau diode khi chưa gắn tụ, vậy bác newpower cũng có lý đó ạ.
Em không biết mục 1 và 2 của bác nó khác nhau cái gì mà công thức tính lại khác nhau? chưa kể là bác gõ nhầm vị trí giữa Vac và Vdc Thân.
Nắn fullwave thường (2 diode) và fullwave bridge (4 diode) em thấy khác nhau đấy ạ Công thức cũng gõ đúng
Mình chỉ biết là nắn toàn kỳ 2 hay 4 diode đều như nhau cả. Bác có thể chứng minh sự khác nhau này ko?
em nghỉ mục 1 là cuộn thứ quấn có diểm giữa nên chỉ cần 2 diode nắn...còn mục kia thì nắn bằng diode cầu.
Công thức thì ở đâu cũng phải giống nhau chứ http://www.sowter.co.uk/rectifier-trans ... lation.htm Các công thức trên với mạch nắn điện có dùng tụ trong trường hợp không tải hoặc nếu có tải thì tụ có trị số đủ lớn( tùy theo tải
Em học dốt nên chắc không giải thích cụ thể định lượng cho bác được, đành diễn nôm một cách định tính thế này: So sánh 2 mạch chỉnh lưu sẽ thấy, đối với mạch fullwave thường, thực ra là gồm 2 mạch chỉnh lưu halfwave ghép lại, mỗi mạch sử dụng 1 nửa cuộn thứ cấp và 1 diode. Do bản chất là mạch halfwave nên thực tế với mỗi nửa chu kỳ của dòng điện chỉ có 1 nửa cuộn thứ cấp hoạt động, nửa kia nghỉ. Còn đối với mạch bridge, dễ thấy cuộn dây hoạt động fulltime. Ngoài ra bác hỏi lại cô giáo thì sẽ thấy hiệu suất mạch chỉnh lưu halfwave nhỏ hơn hiệu suất của mạch bridge, điều này giải thích tại sao công suất DC do mạch fullwave loại thường (2diode) lại thấp hơn so với mạch bridge. Về Vac và Vdc như bác minhtriet thắc mắc thì bác cần chú í, Vac trong mạch fullwave 2 diode là điện áp tổng trên cả 2 nửa cuộn thứ cấp, hay nói cách khác để thu được cùng 1 giá trị Vdc thì Vac đối với mạch fullwave 2 diode phải lớn gấp đôi Vac đối với mạch bridge. Thân